Tuyển Anh và giấc mơ Wembley
(Thethaovanhoa.vn) - Trận chung kết EURO 2020 sẽ diễn ra trên sân nhà Wembley của đội tuyển Anh. Như mọi khi, họ đến giải đấu này với lực lượng được đánh giá cao với nhiều ngôi sao nhưng đoàn quân của HLV Gareth Southgate có chiều lòng khán giả nhà mà tới Wembley được hay không lại là một viễn cảnh có vẻ mong manh như chính số phận họ ở các kỳ EURO đã qua.
Xem trực tiếp trận khai mạc và lễ khai mạc EURO 2020-2021:
* 01h36 ngày 12/6: Lễ khai mạc EURO
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv3.htm
* 02h00 ngày 12/6, Thổ Nhĩ Kỳ vs Ý (bảng A, VTV3 trực tiếp)
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv3.htm
Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá vòng loại World Cup 2022:
* 23h45 ngày 11/6: Malaysia vs Việt Nam (VTV6, VTV5 trực tiếp)
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://www.youtube.com/watch?v=Ny4bH7bruVc
https://fptplay.vn/xem-truyen-hinh/su-kien-3
* 23h45 ngày 11/6: Indonesia vs UAE
Bóng đá ở Anh vốn nhiều tính giải trí hơn là tính thực dụng khi sân cỏ cũng có những góc nhìn như showbiz. Tinh thần người Anh cũng vậy, thế nên bao năm qua họ cũng đã chai lỳ với thói quen ngã ngựa của đội tuyển bóng đá ở các giải đấu lớn.
Áp lực và động lực
Tam Sư khoác lên mình hình ảnh của một tài phiệt giàu có, nổi tiếng khi năm nào cũng được xét vào dạng ứng cử viên rồi giỏi nhất cũng chỉ một lần duy nhất vào tới bán kết EURO. Báo chí Anh cũng lai rai nói về thất bại của đội tuyển đầy sao với một sự mỉa mai pha lẫn cảm thông. Tất cả coi việc thiếu ý chí ấy là một tính cách khó sửa và chấp nhận nó, không quá gay gắt chỉ trích mà thậm chí sớm quên đi để tiếp tục tô vẽ thêm tiềm năng, kỳ vọng ở những giải đấu sau. Kỳ vọng nhiều dần trở thành áp lực, nhưng lại là thứ áp lực nửa vời không giúp cải thiện tình hình bấy nhiêu.
Nhưng năm nay, bức tranh đã có nét vẽ khác. Hơn 4 triệu rưỡi người Anh đã nhiễm Covid, trong đó có hơn 120 ngàn người tử vong. Anh còn là nước ghi nhận tới 2 biến chủng virus (B1.1.7 và B1.2.5) với tốc độ lây lan nhanh hơn 50-70%. Hồi cuối tháng 12 năm ngoái, hơn 40 nước cấm người nhập cảnh từ Anh vì nguy cơ của virus chủng mới. Đến tận 2 ngày trước, Anh vẫn có thêm 7.500 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày. Thế nên, dù chỉ là một triệu người đăng ký lịch hẹn tiêm vaccine cũng đủ là chuyện để Bộ trưởng bộ Y tế Matt Hancock đăng Twitter cảm ơn dân chúng và bày tỏ niềm vui sướng. Tình hình kinh tế xã hội bị ảnh hưởng trầm trọng bởi đại dịch có khiến cho các cầu thủ Anh có một động lực thi đấu khác những năm trước?
Và chắc hẳn ở thời điểm này, người Anh cũng trông chờ vào bóng đá như liều thuốc cứu rỗi sau cả năm trời vật vã vì dịch bệnh. Lúc này, khi tình yêu đất nước, việc đại diện cho quốc gia ở sân chơi lớn không còn là áp lực mà trở thành động lực, kịch bản nào sẽ dành cho đội tuyển Anh?
Học gì từ quá khứ?
Với đội hình được cho là mạnh nhất của họ trong một thập kỷ qua và màn trình diễn ở World Cup 2018 khi lọt vào bán kết, Anh được đánh giá là một trong những ứng cử viên vô địch trước thềm EURO năm nay.
Trong quá khứ, họ đã liên tục sụp đổ dưới sức nặng của kỳ vọng tương tự. Họ dừng chân ở vòng bảng năm 2000 dù khi đó những David Beckham, Paul Scholes, Andy Cole, Gary Neville… vừa chinh phục Champions League chỉ một năm trước đó cùng Manchester United. Năm 2004, dù có trong tay đội hình siêu sao với Beckham, Steven Gerrard, Ashley Cole, John Terry, Frank Lampard, Wayne Rooney, Michael Owen… Anh cũng chỉ vào được tới tứ kết. Năm 2008, Anh thậm chí còn không được tham gia vòng chung kết. Ở hai kỳ EURO sau đó, họ vẫn tiếp tục lỡ hẹn với bán kết, chứ chưa bàn tới mơ về trận chung kết.
Nhưng có lẽ vì bản thân đã từng trải qua sự phù phiếm của kỳ vọng ấy khi còn mang nghiệp quần đùi áo số, nên HLV Gareth Southgate hướng tới lối dẫn dắt giảm bớt áp lực cho các học trò. Danny Welbeck hết lời khen ngợi ông thầy: "Một trong những điểm nổi bật nhất của Gareth là ông ấy muốn đảm bảo đội bóng duy trì văn hóa tốt. Ông ấy tạo ra một không khí thoải mái để tất cả có thể thư giãn và thể hiện bản thân. Bạn thi đấu vì đất nước mình nên sẽ có nhiều người dõi theo bạn, nhưng ông ấy muốn các học trò quên đi áp lực đó. Tất cả các cầu thủ đều trò chuyện, tương tác để hiểu nhau hơn”.
Sau World Cup 2018, đội bóng của Southgate đã được nhìn với ánh mắt khác. Bản thân từng nổi tiếng là người sút trượt luân lưu trong trận bán kết năm 1996 gặp Đức, Southgate đã đưa các học trò đến với chiến thắng từ chấm 11 mét sau khi hạ Colombia 3 năm trước. Trước đó, đội tuyển Anh chỉ thắng duy nhất 1 trong số 7 trận phải đi qua loạt luân lưu ở các giải đấu lớn.
Tinh thần mới, hoàn cảnh mới, cách tiếp cận bóng đá mới có giúp người Anh xóa dớp “tiềm năng” và nỗi đau ở những kỳ EURO trước hay sẽ vẫn chỉ là một con sư tử “to mồm” chịu khuất phục ở những trận chiến quan trọng nhất?
Yến Nhi (Từ châu Âu)