Điều ít biết về 'Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế': Những 'kiệt tác' trong lòng 'kiệt tác'

Cùng với 'Mộc bản trường học Phúc Giang' (Hà Tĩnh), hệ thống 'Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế' đã được UNESCO vinh danh là 'Di sản Tư liệu Thế giới' hồi tháng 5.
03/07/2016 13:59

(Thethaovanhoa.vn) - Cùng với Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh), hệ thống Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO vinh danh là "Di sản Tư liệu Thế giới" hồi tháng 5. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết giá trị của những tác phẩm nghệ thuật trang trí cung đình này.

Hệ thống Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế thuộc loại hình nghệ thuật trang trí, không thấy xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới; với sự phong phú đa dạng về nội dung, thể hiện trên nhiều chất kiệu khác nhau như gỗ, đá, đồng, pháp lam, khảm sành sứ, sơn son thếp vàng…

Độc đáo từ phong cách trang trí "nhất thi nhất họa"

Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế độc đáo bởi phong cách trang trí "nhất thi nhất họa" hoặc "nhất tự nhất họa", mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, cả trong nội thất và ngoại thất, để ở vị trí nào người ta cũng có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức được.

Thơ thì phổ biến là thể ngũ ngôn, thất ngôn, câu đối…và không cố định số chữ. Thư pháp và cách thể hiện vô cùng phong phú, đủ cả 4 loại hình chân, thảo, triện, lệ…và được xếp ngang, đặt dọc, thậm chí có hai bài thơ trên điện Long An còn được bố trí theo hình bát quái rất kỳ ảo, để mỗi bài thơ tuy chỉ có 56 chữ nhưng lại có thể đọc thành 64 bài thơ hoàn chỉnh khác nhau.


Bài thơ “non nước trong mưa” trên điện Long An được bố trí theo hình bát quái

Điển hình đó là bài Vũ trung sơn thuỷ, tức (non nước trong mưa). Tạm dịch: Tròn vây gió nổi triều lan ngập/ Rộng thoáng mưa vờn nước biếc xanh/ Non kia đen trời mây cuốn gấp/ Sông dâng gieo ngọc tiếng vang quanh/ Tuôn theo suối thấm rêu dâm dấp/ Bóng dợn cồn vươn cỏ mướt xinh/ Buồn giải rỗi câu thuyền lướt khắp/ Động về chia dãy én bay nhanh.

Bài thơ tuy chỉ có 56 chữ nhưng lại có thể đọc thành 64 bài thơ hoàn chỉnh khác nhau, song vẫn chuẩn mực về nội dung và niêm luật.  

Thơ văn trên các công trình kiến trúc cung đình Huế tuy là thơ ngự chế của các vị hoàng đế, nhưng nội dung, chủ đề khá phong phú.

Ở khu vực từ Ngọ Môn, đến điện Thái Hòa, khu vực trung tâm và quan trọng nhất là khu vực hoàng cung, nơi tổ chức các nghi lễ triệu hồi, thơ văn đều theo mạch chủ để ca ngợi đất nước văn hiến, hùng cường, ca ngợi nôn sông gấm vóc, ca ngợi triều Nguyễn với công lao to lớn thống nhất giang sơn, mở rộng bờ cõi, ca ngợi triệu đại thịnh trị.

Tiêu biểu nhất là bài thơ ở gian chính trung, ô chính giữa trên điện Thái Hòa được xem như bản tuyên ngôn độc lập của triều Nguyễn: "Văn hiến thiên niên quốc/Xa thư vạn lý đồ/Hồng Bàng khai tịch hậu/Nam phục nhất Đường Ngu". Tạm dịch: "Nước ngàn năm văn hiến/Mở rộng quy mô xưa/ Từ Hồng Bàng mở cõi/ Phương Nam một Đường Ngu".

Đây đều là các trước tác được tuyển chọn trong vô số các tác phẩm đặc sắc của vua quan và hoàng tộc triều Nguyễn.

Tranh trên mỗi ô được trang trí kèm thơ cũng đa dạng không kém, chủ đề phổ biến là bát bảo (tám vật quý), tứ thời hay tứ quý (4 mùa). Ngoài ra còn có tranh phong cảnh, cổ đồ… Tùy vào chất liệu ( trên gỗ, đồng, đá, bê tông, vôi vữa…) những nghệ nhân xưa đã khéo léo lựa chọn màu sắc phù hợp cùng cách thể hiện (sơn, thếp, chạm, khảm, tráng men, đắp gắn…) để những áng thơ văn và các bức tranh đi kèm trở nên nổi bật, cái thì lung linh, chỗ lại mờ ảo hoặc trang nhã phù hợp với bối cảnh cụ thể và kiến trúc công trinh.

Quá trình tạo tác "di sản" trong "di sản"

Ngoài phong cách trang trí "nhất thi nhất họa" thì thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế còn có điểm đặc biệt nữa là "di sản" nằm trong "di sản".

Dưới triều Nguyễn, khi một công trình kiến trúc nào đó được lên kế hoạch xây dựng, tùy theo quy mô, tầm quan trọng, kiểu thức và công năng của công trình, các đại thần uyên bác bậc nhất của triều đình sẽ được lệnh tuyển chọn văn thơ trong phạm vi nào đó (thường là của Hoàng đế), hoặc sáng tác tức thời, rồi lập thành văn bản dâng lên cho Hoàng đế xem xét, hiệu chỉnh rồi phê duyệt.

Từ đây, căn cứ vào thiết kế, các nhà mỹ thuật hoạch định phong cách bài trí; rồi giao cho các nhà thư pháp bậc nhất trình bày; sau đó giao lại cho các nghệ nhân mộc tài hoa nhất của cung đình hoặc chạm khắc nổi, hoặc chạm khắc chìm (loại này thường được sơn son thếp vàng), hoặc cẩn xà cừ hay cẩn ngà voi... trên các tấm gỗ quý kích cỡ định sẵn, đợi lắp dựng vào công trình, mỗi ô thơ thường đi kèm với một ô họa tạo nên phong cách đặc trưng của mỹ thuật trang trí truyền thống Huế.

Ngọ Môn, cổng vào Hoàng thành Huế, đây không chỉ là một cổng đơn thuần. Tại lầu Ngũ Phụng trên cửa Ngọ Môn làm bằng gỗ 2 tầng với 9 bộ mái có tổng số 8 ô thơ trang trí trên pháp lam. Mỗi ô thơ xen kẽ ô họa với các đề tài hoa lá, bát bửu. Những áng thơ này không nặng về những triết lý cao siêu mà chỉ là những áng thơ tả cảnh thanh bình trong chốn cung đình.

Bảo tồn bằng sơn thếp truyền thống và sơn son vàng thật

Hiện tại, toàn bộ hệ thống tư liệu này đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế quay phim, chụp ảnh, số hóa để lưu trữ phòng tránh những tình huống đáng tiếc bất ngờ xảy đến với di tích, cũng như để hạn chế việc phải sử dụng tư liệu gốc.

Khó khăn nhất hiện nay của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là sự bảo tồn các công trình kiến trúc đang chứa đựng di sản tư liệu này.

Tuy mỗi ô thơ là một cổ vật, nhưng vì nằm trên những công trình cổ nên không thể áp dụng những phương pháp hiện đại như kho chuyên dụng để điều khiển nhiệt độ, độ ẩm. Hệ thống này vẫn đang chịu đựng thời gian, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm như 200 năm vừa qua chúng đã chịu đựng.

Tất nhiên, việc bảo tồn tính toàn vẹn của một mảng di sản nhân loại này luôn được đặt ra trong công tác trùng tu di tích. Nhiều cơ quan chuyên ngành bảo quản và bảo tồn đang nỗ lực nghiên cứu giữ gìn bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là sơn thếp bằng chất liệu truyền thống như vốn có của nó, hoặc sơn son thếp bằng vàng thật ở các công trình quan yếu, nhằm phát huy giá trị di tích, thu hút khách tham quan, nghiên cứu...

Có tới 2742 ô thơ

Ngoại trừ một số di tích quan trọng được trang trí rất nhiều thơ văn đã bị phá hủy trong chiến tranh (1947) như Thái Tổ Miếu, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Khôn Thái..., danh mục di tích có văn tự và số lượng ô văn tự hiện còn (chưa tính số ô hộc thơ khảm sành sứ ở lăng Khải Định) thì có tới 2742 ô thơ.


Ô thơ trên lầu Ngũ Phụng, Đại Nội, Huế

Điển hình ở Hoàng Thành: Điện Thái Hòa có 242 ô thơ, sơn son thếp vàng; Thế Miếu có 679 ô thơ, sơn son thếp vàng; Hưng Miếu có 110 ô thơ, sơn son thếp vàng; Triệu Miếu có 62 ô thơ, sơn son thếp vàng. Các lăng Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Quốc Tử Giám - Tân Thơ Viện... cũng được trang trí ô thơ, sơn son thếp vàng với số lượng lớn.

Đây là một di sản tư liệu chân xác hàm chứa một nội dung giá trị được lưu giữ bằng những tác phẩm nghệ thuật vô giá: những bức tranh, những bức thư pháp được các nghệ nhân tài hoa chạm khảm trên một loại gỗ quý và bền như sắt thép (lim: thiết mộc) để trang hoàng làm tôn vinh giá trị của các công trình kiến trúc cung đình Huế.

Bài và ảnh: Quốc Việt
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.