Điện Kính Thiên - Càng khai quật càng tăng 'độ khó hiểu'

Nhiều phát hiện thú vị - nhưng cũng làm tăng thêm độ phức tạp về tổng thể - đã được đưa ra trong buổi Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật điện Kính Thiên năm 2022, diễn ra tại Hà Nội sáng 22/11.
23/11/2022 18:28
Cúc Đường

Nhiều phát hiện thú vị - nhưng cũng làm tăng thêm độ phức tạp về tổng thể - đã được đưa ra trong buổi Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật điện Kính Thiên năm 2022, diễn ra tại Hà Nội sáng 22/11.

Đây là đợt khai quật do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành từ tháng 3 năm nay, diễn ra trên diện tích gần 1.000 mét vuông.

Tiếp tục lộ rõ sân Đan Trì và đường Ngự đạo

So với những đợt khai quật trước, khu vực lần này nằm ngay giữa trung tâm (tính từ phía Bắc Đoan Môn đến phía Nam) của chính điện Kính Thiên. Ngoài phía Bắc bị giới hạn bởi phần nền nhà Cục Tác chiến, cả 3 phía Tây, Nam, Đông của các hố thám sát đều liền kề với phần diện tích đã được khai quật trong các năm 2012, 2013 và 2015.

Cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đó, phần diện tích khai quật này tiếp tục phát lộ các lớp văn hóa nối tiếp nhau theo niên đại. Cụ thể, đó là các lớp văn hóa thời Nguyễn, Lê trung hưng, Lê sơ, Trần và Lý. Đặc biệt, các dấu tích về hệ thống sân Đan Trì (Đại Triều) và đường Ngự đạo qua từng thời kỳ tiếp tục được làm rõ.

Điện Kính Thiên - Càng khai quật càng tăng 'độ khó hiểu' - Ảnh 1.

Các chuyên gia thảo luận tại hiện trường vào sáng 22/11

Cụ thể, dấu tích sân Đan Trì thuộc thời Lê trung hưng cho thấy phần nền sân phân bố rộng rãi trong khắp hố khai quật. Dù bị đào phá rất mạnh trong thời Nguyễn và Pháp thuộc, vẫn có thể thấy phần sân này chạy theo hướng Bắc - Nam, trải dài từ thềm rồng điện Kính Thiên tới cổng Đoan Môn và phân rõ làm 2 khu vực phía Đông, phía Tây. Mặt sân được lát từ gạch vồ nhiều kích thước (phần lớn có niên đại Lê trung hưng) với kỹ thuật tương đối đồng nhất và được xây dốc dần về phía Tây, phía Đông để thoát nước với độ chênh lệch 10 - 15 cm.

Tương ứng với phần sân, đường Ngự đạo thời Lê trung hưng cũng kéo dài từ Đoan Môn tới thềm rồng, được tôn đắp trực tiếp trên nền Ngự đạo cũ thời Lê sơ và được chia thành 3 làn (làn giữa rộng 3,8m, 2 làn hai bên rộng mỗi làn 1,5m). Các phỏng đoán ban đầu cho thấy đường Ngự đạo được đắp bằng đá xanh hình chữ nhật, nhiều kích thước, với độ dày tương đối đồng nhất (dài 40 - 80cm, rộng 21,5 - 51cm, dày 9 - 16cm).

Trong khi đó, ở phần địa tầng thời Lê sơ, dấu tích sân Đan Trì chỉ còn được thể hiện ở phần nền móng, thông qua các lớp sét vàng tôn nền dày từ 10 - 38cm, bên trên phủ cát để tạo mặt phẳng lát gạch.

Điện Kính Thiên - Càng khai quật càng tăng 'độ khó hiểu' - Ảnh 2.

Nền sân Đan Trì thời Lê trung hưng

Dù vậy, đợt khai quật này lại lần đầu tiên tìm thấy đường Ngự đạo thời Lê sơ được lát bằng gạch vuông đỏ cỡ lớn, phía trên được phủ một lớp đá dăm dày - dấu hiệu của việc lớp lót Ngự đạo thời Lê trung hưng phủ lên trên. Ngoài ra, bên cạnh Ngự đạo có thêm một lối đi phụ ở phía Đông bằng gạch lát nghiêng. Lối đi này cũng trùng khớp vào cửa phụ phía Đông của cửa Đoan Môn.

Cần nhắc lại, theo các kết quả nghiên cứu tới thời điểm này, sân Đan Trì và trục Ngự đạo là những kiến trúc đặc biệt quan trọng gắn với không gian của điện Kính Thiên xưa. Trong đó, sân Đan Trì là nơi trăm quan dự lễ đại triều, tổ chức các hoạt động thi tiến sĩ và các nghi lễ quốc gia. Còn trục Ngự đạo bắt đầu từ thềm điện Kính Thiên dẫn ra cửa Nam để hoàng đế xuất hành đi tế lễ tại các Nam Giao, Xã Tắc, tuần du và xuất chinh vệ quốc.

Điện Kính Thiên - Càng khai quật càng tăng 'độ khó hiểu' - Ảnh 3.

Một số hiện vật tìm thấy khi khai quật

Mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới

Theo PGS-TS Tống Trung Tín - chuyên gia trực tiếp chỉ đạo khai quật - thì việc phát lộ đường Ngự đạo thời Lê sơ, cũng như phát hiện phần đá xanh lát mặt Ngự đạo thời Lê trung hưng là những thông tin quan trọng để góp phần "giải mã"  không gian điện Kính Thiên.

Đáng nói, cuộc khai quật còn ghi nhận sự chênh lệch độ cao của các khoảng sân Đan Trì (khoảng 70 cm), để từ đây đưa ra giả thuyết thú vị về 2 cấp nền trên 1 phần sân.

Ở lớp văn hóa thời Lý và thời Trần, nhiều dấu tích kiến trúc cũng tiếp tục được làm sáng tỏ hơn. Trong đó, nổi bật là dấu tích một bức tường lớn chạy theo chiều Đông Tây với nhiều lần cải tạo mở rộng.

Điện Kính Thiên - Càng khai quật càng tăng 'độ khó hiểu' - Ảnh 4.

Các giả thiết ban đầu cho rằng bức tường này có thể bao quanh khu vực lớn và có nhiều kiến trúc quan trọng. Cho nên người xưa đã mở nhiều cống nước đi qua chân tường để đổ vào đường nước lớn, đồng thời các đá phiến lát đáy cống được đục 2 lỗ vuông để cài song sắt chống đột nhập.

Ngoài ra, đợt khai quật cũng tìm thấy thêm dấu vết một kiến trúc độc đáo thời Trần. Đó là các "bồn hoa" hình chữ nhật hoặc vuông, được xây bằng gạch bìa đỏ, xếp thành các hàng với kỹ thuật xây dựng tương đối đồng nhất.

Riêng ở khu vực nửa phía Đông hố khai quật, có 7 dấu vết các bồn hoa được phát hiện. Cộng cùng 3 dấu vết bồn hoa đã xuất lộ trước đó trong cuộc khai quật 2015, có thể thấy, tại vị trí này từng tồn tại ít nhất 10 bồn hoa, xếp thành 3 hàng liền kề và cân xứng nhau, trong đó ô ở giữa to nhất.

Thêm nữa, mặt bằng thời Lý với sự xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc phía trong đường nước và tường bao đã làm tăng độ "khó hiểu" cho các di tích. Đặc biệt là trong bối cảnh hầu hết quy mô và cấu trúc kiến trúc thời Lý tại điện Kính Thiên đều chưa được làm rõ.

"Mặt bằng và các di tích thời Trần lại càng rắc rối và khó hiểu, nếu không nói là khó hiểu nhất ở khu vực này, cũng như trong tổng thể di sản, bởi nhiều lý do khách quan" - ông Tín nói thêm - "Tuy nhiên, câu chuyện về các di tích khảo cổ học xưa nay luôn là như vậy, vẫn luôn cần nghiên cứu từng bước".

Ở một góc độ khác, bên cạnh các phát hiện mới, cuộc khai quật này cũng cho thấy phía dưới lòng đất của trung tâm điện Kính Thiên còn rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong thời gian tới: Cấu trúc chi tiết và tổng thể của Đan Trì như thế nào? Các cấp nền Đan Trì cao thấp và quy mô phân cấp đến đâu? Các làn đường nhỏ trên sân Đan Trì đã phát hiện, dấu tích có còn ở hướng Bắc và hướng Nam không?

"Rõ ràng, cấu trúc Ngự đạo, Đan Trì phức tạp hơn nhận thức trước đây của chúng ta rất nhiều. Và như thế, cấu trúc tổng thể của Đan Trì và cấu trúc tổng thể của không gian rộng 35.000 mét vuông tại đây hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị hơn nữa mà ta chưa thể biết ngay được" - PGS Tống Trung Tín kết luận.  

Ông Tín nói thêm: "Nhưng chính việc giải mã những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta ngày càng hiểu sâu sắc hơn về cấu trúc và phạm vi của chính điện Kính Thiên thời Lê. Mặt khác, sự thay đổi, chồng xếp vô cùng phức tạp của các dấu tích qua các thời kỳ lịch sử lại mở ra nhiều gợi ý mới cho những nghiên cứu lâu dài, nhằm làm sáng rõ hơn các giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long".

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.