A+ A A- Kiểu đọc sách

Nỗi niềm cô giáo cắm bản

10:58 16/05/2017
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Thể thao & Văn hóa vừa nhận được bài viết của cô giáo Lê Thị Hòe, giáo viên trường tiểu học Trà Tập, Trà My, một huyện miền núi xa xôi và chủ yếu đồng bào dân tộc Ca Dong và Xê Đăng của tỉnh Quảng Nam.

Bài viết là những nỗi niềm sâu lắng của một cô giáo trẻ với núi rừng đại ngàn, với đồng bào và đặc biệt với những học sinh bé bỏng nhưng đầy ắp tình người.

1. Mới đó mà thời gian thấm thoắt hai năm trôi qua, kể từ ngày tôi được phân công về trường tiểu học Trà Tập mùa tự trường năm 2015. Cảm giác lần đầu đến nơi đây vẫn nhảy múa trước mắt. Tốt nghiệp trường Đại học Quảng Nam, tôi đi xin việc mãi mới được. Tuổi trẻ đầy năng lượng, tôi nghĩ lên núi thời gian chẳng có gì là thách thức nghiêm trọng.

Ba lô trên vai, tôi đi bộ leo núi gần 2 tiếng đồng hồ mới tới thôn 1, xã Trà Tập nơi điểm tôi sẽ dạy. Chân tứa máu, nhìn cảnh hiểm trở, hoang vắng tôi bậm môi khóc ngon lành, đã nghỉ đến chuyện bỏ về. Sao mình có thể sống được nơi đây, khi mọi chuyện ngoài sức tưởng tượng với hình dung.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh ngôi trường giáo viên cắm bản thật đẹp và thanh bình

Nhưng một hình ảnh chưa bao giờ xảy ra, khi ý định đó chớm nở thì tôi đầu làng, trên rẻo đất cao, một toán bà con dân làng đã ra đứng reo hò đón chào giáo viên lên cắm bản. Các em nhỏ thì vui mừng chạy ùa tới đón cô, líu ríu cùng đến trường. Ấn tượng ban đầu làm tôi xúc động mãnh liệt. Nhìn các đồng nghiệp đi trước vẫn kiên định với nghề, tự dưng tôi cảm thấy có lỗi khi có ý định bỏ cuộc.

Nhìn cảnh nơi bà con dân bản dân bản sống tôi thấy họ thật đặc biệt. Áo quần giống như đồ dưới xuôi họ bỏ đi. Trẻ em đứa nào đứa nấy mặt mày lấm lem bùn đất. Nhiều đưa bé mồ côi do cha mẹ túng quẫn mà ăn lá ngón tự tử.

2. Điểm trường tôi gồm 35 em, gồm mẫu giáo, lớp 1,2 và 3. Tôi cùng một đồng nghiệp nữ bắt đầu cuộc đời cắm bản ở điểm trường thôn 1 này.

Khi tôi mới lên các e cũng như người dân nơi đây ít người hiểu tiếng kinh. Họ nói giống như người nước ngoài bập bẹ nói tiếng Việt. Và những cuộc noi chuyện giữa tôi với học sinh cũng như ba con nơi đây giống như kiểu "ông nói gà, bà nói vịt". Không còn cách nào khác, tôi đã phải đi học tiếng Ca Dong của họ để dễ hơn trong việc dạy từng con chữ cho học sinh.

Những nỗ lực của chúng tôi đã dần dần thay đổi được sinh hoạt của học sinh nơi đây. Mỗi ngày các em phải được tắm rửa sạch sẽ để không còn mùi khắt nắng khó chịu nữa. Chúng tôi cắt tóc cho các em, các em mừng lắm, tranh nhau để được cắt. Chúng tôi  hân hoan trước kết qủa học tập các em tiến bộ.

Đạp xe qua 63 tỉnh vì trẻ em vùng cao

Đạp xe qua 63 tỉnh vì trẻ em vùng cao

Sinh năm 1991, mới chỉ đi làm được vài năm, anh chàng Trần Việt Anh tạm gác lại mọi công việc để thực hiện ước mơ mà không nhiều người trẻ dám thực hiện. Đó là đạp xe xuyên Việt.

Đêm về, chỉ có hai giáo viên ngủ lại trong ngôi trường vắng, ban đầu chúng tôi rất sợ. Nhưng rồi cũng phải quen dần. Và tôi thật sự đã yêu nơi bởi sự yên bình thoải mái của cảnh sắc, sự chân chân thật của bà con dân bản.

Những đêm trăng sáng, cả núi rừng như phát quang đẹp đến nao lòng.

Mỗi sớm mai thức dậy, tôi thường ngắm mặt trời mọc. Những đám mây sà xuống ngang lưng chừng chân núi bốn mùa đều đẹp. Tiếng chim kêu trên rừng, đần trâu gặm cỏ trong sướng sớm. Tiếng học trò gọi nhau đi học. Đặc biệt là mỗi sáng sớm thường nghe tiếng chày gĩa gạo của bà con. Không hề có tiếng xe cộ, tiếng còi inh ỏi,  những cái gọi là bon chen của cuộc sống dưới thành phố. Cuộc sống đầy bình dị và đầy ắp tình thương yêu.

***

Có những lúc chiều tà, tôi thường hay ngôi nhìn mây trời và suy nghỉ vu vơ về cuộc sống,  về tương lai, về hiện tại. Tôi đã 24 tuổi, không phải là cái tuổi còn trẻ để mơ mộng, nhưng cũng chưa phải là già. Mà là cái tuổi lưng chừng nhưng tôi đã nhận ra được nhiều thứ thật ý nghĩa ở cái tuổi này. Tôi nhớ có lần tôi ngôi lướt facebook, thấy bạn bè đăng hình những thành phố lớn, tôi đã chạnh lòng và suy nghĩ lại về mình.

Nhưng rồi, nhìn lại trang giáo án đang dang dở bên ngọn đèn hiu hắt giữa núi rừng xung quanh chỉ nghe được tiếng ếch nhái gọi nhau trên các nương đồi, và tôi nhớ về gương mặt của học sinh tôi, những nụ cười rang rỡ đầy hạnh phúc và tự hào khi đọc được, viết được cái chữ, làm được bài toán, đọc những bài thơ.... Tôi nhớ những người dân nơi đây, họ không có vật chất gì nhiều biếu giáo viên, cùng lắm chỉ lon gạo, bó rau rừng cho giáo viên làm quà.

Tôi còn nhớ ngày 20/11 năm đầu tiên, tôi đã nhận được những bông hoa dại mà các em học sinh hái được ngoài rừng giữa trưa, những củ sắn mì, những bó rau của phu huynh làm qùa chúc cô, mong cô cố gắng dạy dỗ các e cho biết cái chữ.

Đấy là những món quà đơn sơ nhưng chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm trong đó. Người dân nơi đây tuy ít học, nghèo nàn, nhưng họ sống bằng cả tấm lòng. Tình yên thương đối với con cái là vô bờ. Họ luôn mong con cái họ học hành thật tốt. Mối khi họp phụ huynh  họ đều hỏi con họ có đi học đều không, học tốt không? Từ đó, tôi suy nghĩ được rằng cuộc sống này cần phải cho đi nhiều hơn nữa để có những niềm vui và hạnh phúc thật sự.

Ngày trước tôi thường hay mơ mộng và mong ước đi khắp nơi để biết nhiều nơi. Nhưng khi lên đây, những mong ước đó được gói lại, cất giữ một nơi bí mật chỉ mình tôi biết. Tôi đã sống và gắn bó với nơi này đã 2 năm, lương chỉ hơn vài triệu đồng/ tháng, rất kham khổ vì còn giúp gia đình và nuôi em ăn học,  nhưng chứng kiến bao sự thay da đổi thịt nơi bản xa, tôi thấy cuộc đời tôi thật ý nghĩa.

Chỉ còn ít ngày nữa là hè rồi, gần 3 tháng nghỉ về xuôi, tôi nhớ núi rừng, nhớ các em biết bao. Tôi ước sao các học trò được một lần về thành phố, được tắm biển, được ngồi ô tô như mấy bạn trường bên được một tổ chức từ thiện giúp đỡ, nhưng ước mơ ấy sao vẫn xa xôi với cô trò chúng tôi.

Chú thích ảnh
24 tuổi, cô giáo Lê Thị Hòe đã xa phố thị để đeo nghiệp cắm bản bên các học sinh dân tộc thân yêu.
Chú thích ảnh
Những gương mặt ngây thơ lấm lem thật đáng thương.
Chú thích ảnh
Từ ngôi trường ngắm ra khung cảnh ngoài bìa rừng tuyệt đẹp.

Chú thích ảnhChú thích ảnhChú thích ảnhChú thích ảnhChú thích ảnhChú thích ảnh  

      Lê Thị Hòe

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...