loading...
(Thethaovanhoa.vn) - “Có thể nói, trên nhiều bình diện hiện nay văn hoá nói chung và từng lĩnh vực văn hóa cụ thể nói riêng có nơi, có lúc bị xem là thứ yếu, là cái mà người ta hay nói: “phú quý mới sinh lễ nghĩa”. Nhưng thực ra trong thời đại bây giờ chính “lễ nghĩa” mới sinh “phú quý”.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã điều chỉnh một số nội dung tại dự thảo Tờ trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó đáng chú ý là việc thay đổi đề xuất về giờ làm việc trong cả nước (so với công bố trước đó). Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp khai mạc ngày 20/5.
Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi thẳng thắn với Văn Hóa xung quanh vấn đề “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế…” mà Nghị Quyết 33 đã đề ra.
Ông nói: Nếu chúng ta biết vận dụng và khai thác vốn văn hoá thì nó sẽ mang lại giá trị và lợi ích rất to lớn. Đây là nguyên lý cơ bản đòi hỏi chúng ta cần nhận thức đúng, đồng thời cần có sự thay đổi. Ngày xưa các cụ thường nói, cứ chờ khi nào “phú quý” mới bàn đến chuyện “lễ nghĩa”, nhưng nếu ý thức đầy đủ hơn vai trò của “lễ nghĩa” thì chính nó sẽ sản sinh ra “phú quý”. Theo nhiều người, nước ta còn nghèo và vì đang nghèo nên trước tiên mình phải cần “lễ nghĩa” theo hướng “giấy rách phải giữ lấy lề”. Bảo tồn, phát huy “lễ nghĩa” không có gì là tốn kém, hơn nữa nó có thể sản sinh ra giá trị rất to lớn khó có thể đong đếm được. Tôi đề cập câu chuyện này không phải là để nâng tầm ngành Văn hoá. Nhưng rõ ràng có một thực tế, nếu chúng ta không quan tâm đến văn hoá thì không thể phát triển bền vững được.
* Nhìn chung ai cũng có thể cảm nhận được điều ông vừa đề cập, nhưng cũng cần có những minh chứng để nó có sức thuyết phục hơn, thưa ông?
- Tôi cho rằng đây đang là thời kỳ của văn hoá, là cơ hội của văn hoá. Về lý thuyết văn hoá luôn được đề cao, nhưng trên thực tế lại chưa được coi trọng nhiều lắm. Đấy là cái khó của chúng ta. Không phải mình nghiên cứu về lịch sử, văn hoá mà nói văn hoá có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nếu chúng ta quan tâm, đầu tư cho văn hoá một cách xứng tầm thì đất nước sẽ phát triển ổn định và bền vững được. Đơn cử câu chuyện xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia chẳng hạn. Dự án này được đặt ra từ rất lâu nhưng đến bây giờ hình hài nó ra sao thì ai cũng biết. Người ta thấy con số 11 ngàn tỉ đồng để xây dựng thì sẽ nghĩ ngay có chuyện tiêu cực, lãng phí. Vấn đề ở đây là mình phải quản lý như thế nào để không xảy ra tiêu cực, lãng phí. Nhưng nếu coi xây dựng bảo tàng là một sự xa xỉ thì chính chúng ta đang tự hạ thấp giá trị của lịch sử, văn hoá và du lịch.
* Thưa ông, phải chăng xã hội đang nhìn nhận theo hướng, đầu tư cho văn hóa sẽ khó thấy hiệu quả tức thì nên mới chần chừ như vậy? Nói cách khác, số tiền ấy để dành làm việc khác sẽ hợp lý hơn.
- Điều đó thì cần phải thảo luận thêm vì bản thân chưa đủ chứng lý. Nhưng nhìn ở góc độ khác chắc phần nào cũng nói lên vấn đề ấy. Đó là mình thường tự hào có hàng triệu khách nước ngoài đến Việt Nam nhưng số du khách ấy đến bảo tàng được bao nhiêu? Tôi cho vẫn đang là con số âm. Không một du khách nào khi đến một quốc gia hay vùng đất nào đó mà không muốn đến bảo tàng tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người… Có một thực tế, du khách quốc tế đến bảo tàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay thì ấn tượng tốt chưa nhiều, do bảo tàng của chúng ta còn nghèo nàn, đơn điệu và ít được đầu tư. Con số 11 ngàn tỉ đồng để xây dựng công trình bảo tàng lịch sử quốc gia có thể là rất lớn đấy song nếu chúng ta có được một bảo tàng tương xứng với giá trị hàng ngàn năm văn hiến thì mỗi một khách nước ngoài đến tham quan, ta sẽ thêm một con số cộng.
Chúng ta đi lên với tư duy chuyên nghiệp thì càng nhanh chóng tiệm cận với những giá trị lớn, còn vẫn giữ suy nghĩ đầu tư cho văn hoá là đầu tư vào sự xa xỉ thì nguy hiểm lắm. Bởi văn hoá là cái có sau sự giàu có. Chính văn hoá làm cho sự giàu có trở nên sang trọng chứ không phải là anh “trọc phú”. Thực tế nhiều khách nước ngoài đến bảo tàng ở Việt Nam, sau ra về họ thường cảm thấy thất vọng với những nguyên nhân vừa đề cập ở trên. Nếu chúng ta không khắc phục được điểm yếu này sẽ là con số trừ về văn hóa. Vì sao có thể nói như vậy, bởi những du khách đó giống như một đại sứ để góp phần quảng bá giá trị hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Nếu họ không tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè khác thì rõ ràng chúng ta đã mất đi một kênh thông tin văn hóa quan trọng.
Trải qua thời gian chúng ta đã chứng kiến nhiều bài học về những vấn đề trên, bây giờ là thời kỳ phải quyết tâm làm cho thật tốt. Xây dựng một bảo tàng không nhất thiết phải là 11 ngàn tỉ đồng, nó có thể ít hơn hoặc nhiều hơn nhưng cái quan trọng là phải tương xứng với giá trị của di sản văn hóa dân tộc.
* Mấy năm nay bóng đá đã mang lại nguồn cảm hứng cho triệu triệu con dân đất Việt. Để có được điều đó, theo chúng tôi, cũng bắt đầu từ sự quan tâm về đầu tư, thưa ông?
- Tôi là người tham gia viết sơ thảo lịch sử bóng đá Việt Nam nên tôi biết rõ điều đó. Nếu ngay từ đầu chúng ta học hỏi và biết cách đầu tư thì sẽ có hiệu quả cao bây giờ. Trong khoảng hai, ba năm trở lại đây chúng ta đã đề cập nhiều khía cạnh, vai trò của ông Park đối với bóng đá Việt Nam. Nhưng thử hỏi, trước đó nếu như không có T&T, HAGL hay giờ là Viettel đầu tư cho đào tạo trẻ thì làm sao ông Park có quân tốt để triển khai chiến thuật, lối đá được? Người như ông Park là rất cần thiết bởi ông ấy đã biết đánh thức nhiều tiềm năng, song những tiềm năng ấy là do chính chúng ta đầu tư đấy chứ. Những bài học đó tôi cho là rất quan trọng, và Nhà nước cần ý thức được như thế thì sẽ tìm ra giá trị đích thực đối với việc quan tâm đầu tư cho văn hóa. Phát triển kinh tế chỉ mới là cấp số cộng, phát huy giá trị của văn hoá mới là cấp số nhân. Có ai làm nổi như bóng đá không khi hiệu triệu được lòng người cả nước?
* Là người nghiên cứu lịch sử và là đại biểu quốc hội của nhiều khóa liền, theo ông, đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ theo hướng, “lễ nghĩa” sinh ra “phú quý”?
- Đúng là như vậy! Ngành VHTTDL cần ý thức hơn nữa đối với vai trò, vị trí quan trọng của mình trong đời sống xã hội để chủ động hơn, để đòi hỏi quyết liệt hơn chỗ đứng tương xứng; đồng thời chứng minh sự tương xứng ấy bằng hành động, bằng những giá trị mang lại cho xã hội. Bộ và ngành VHTTDL cần thể hiện được vị thế quan trọng của mình. Sở dĩ nói như vậy là bởi tôi vẫn cảm thấy văn hoá đang bị lép vế so với nhiều ngành và lĩnh vực khác. Trên lý thuyết thì luôn đề cao vị trí, vai trò của văn hoá nhưng trên thực tiễn đời sống thì văn hoá vẫn đang bị ứng xử như ở thế yếu. Do vậy tôi vẫn luôn nhắc lại nguyên lý quan trọng của thời đại ngày nay là, “lễ nghĩa” sinh “phú quý” chứ không phải “phú quý” sinh “lễ nghĩa”.
* Xin cảm ơn ông!
Bộ và ngành VHTTDL cần thể hiện được vị thế quan trọng của mình. Sở dĩ nói như vậy là bởi tôi vẫn cảm thấy văn hoá đang bị lép vế so với nhiều ngành và lĩnh vực khác. Trên lý thuyết thì luôn đề cao vị trí, vai trò của văn hoá nhưng trên thực tiễn đời sống thì văn hoá vẫn đang bị ứng xử như ở thế yếu. Do vậy tôi vẫn luôn nhắc lại nguyên lý quan trọng của thời đại ngày nay là, “lễ nghĩa” sinh “phú quý” chứ không phải “phú quý” sinh “lễ nghĩa”.
|
Theo Báo Văn hóa
loading...