Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh

Kể từ khi xem "Hoa ban đỏ" ra mắt lần đầu nhân kỷ niệm 40 chiến thắng Điện Biên Phủ (cách đây 30 năm), lại xem tiếp bao lần trên truyền hình... tôi vẫn vẹn nguyên cảm xúc như buổi đầu tiên ấy.
07/05/2024 09:25
Nhà văn Lê Thị Bích Hồng

Kể từ khi xem Hoa ban đỏ ra mắt lần đầu nhân kỷ niệm 40 chiến thắng Điện Biên Phủ (cách đây 30 năm), lại xem tiếp bao lần trên truyền hình, rồi bây giờ xem lại, đồng thời giao lưu với NSND Trần Lực, NSND Thu Hà, NSND Trung Hiếu trong Lễ khai mạc Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Điện ảnh Quân đội nhân dân, tôi vẫn vẹn nguyên cảm xúc như buổi đầu tiên ấy. Thật cảm phục sự tài hoa của nữ đạo diễn Bạch Diệp, người đã tái hiện chiến dịch Điện Biện Phủ vừa giàu cảm hứng sử thi, hào hùng, bi tráng, lại vừa dào dạt chất trữ tình, lãng mạn, tinh tế như một bài thơ.

1. Phim Hoa ban đỏ được NSƯT Bạch Diệp đạo diễn từ kịch bản của nhà văn Hữu Mai, do Xưởng phim Quân đội nhân dân sản xuất năm 1993, ra mắt năm 1994 nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên (7/5/1954 - 7/5/1994). Bộ phim được đầu tư quy mô, bối cảnh được dàn dựng công phu, kỹ càng, chân thực. Sự đầu tư kỹ càng thể hiện trong cuộc ra quân rầm rộ với ê-kíp sáng tạo hùng hậu đảm nhận nhiều vị trí, nhiệm vụ khác nhau.

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 1.

Thu Hà (trái) và Trần Lực trong phim “Hoa ban đỏ”

Phim lấy bối cảnh những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị của tiểu đoàn trưởng Phương (diễn viên Trần Lực đóng) khi đó có nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm 206 - cứ điểm bảo vệ sân bay Mường Thanh. Anh bị thương, và ở quân y viện, tình cờ gặp Tấm (diễn viên Thu Hà đóng) - cô y tá cùng làng, vốn là láng giềng thân thiết. Tấm lo lắng, hết lòng chăm sóc và thầm yêu anh. Tấm giấu rồi cũng đành phải kể cho Phương nghe cái chết thương tâm của mẹ anh và dân làng khi bị địch phục kích bất ngờ.

Dù vết thương chưa được tháo băng, tiểu đoàn trưởng Phương nôn nóng mong trở lại đơn vị. Anh chia tay Tấm ở một cánh rừng bừng nở hoa ban đỏ. Ngày cứ điểm bị đập tan, Tấm đã chạy khắp cánh đồng Mường Thanh tìm Phương trong tiếng hát quân hành của bộ đội ta mừng chiến thắng...

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 2.

Đạo diễn Bạch Diệp (thứ 2 trái sang) cùng diễn viên tham gia phim Hoa ban đỏ

Từng là nữ văn công tham gia chiến trường năm xưa, đạo diễn Bạch Diệp đã gọi trở về miền ký ức chân thực nhất mà chính bà là người trong cuộc. Đạo diễn đã chọn một cách kể mới về đề tài chiến tranh ở Điện Biên. Thời điểm cuối cùng của cuộc chiến thật khốc liệt, có cảnh bộ đội ta đào hầm hào chiến đấu, có máy bay quần đảo, có xe tăng, đạn bom, có mất mát, đau thương không kể xiết, có sự sống cái chết trong gang tấc... Chiến tranh được nhìn, khai thác trong khoảng lặng của tình yêu nước, tình yêu cuộc sống, con người, tình yêu lứa đôi. Chính cách tìm tòi này đã khơi dậy sức sống Việt Nam đang tiềm ẩn trong huyết quản mỗi người dân yêu nước.

Chiến tranh được nhìn, khai thác trong khoảng lặng của tình yêu nước, tình yêu cuộc sống, con người, tình yêu lứa đôi.

2. Là đạo diễn có chính kiến, mạnh mẽ, quyết đoán, Bạch Diệp đã cộng hưởng được vào câu chuyện chiến tranh vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, tinh tế của phái đẹp. Người chiến sĩ ra trận mang theo tuổi trẻ đầy nhiệt huyết yêu nước và nét hồn nhiên, mơ mộng trong trẻo, lãng mạn. Chuyện tình yêu nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc thấm thía. Mỗi nhân vật trong phim đều thể hiện cao trách nhiệm công dân... Giữa phút nghỉ ngơi hiếm hoi, người lính vẫn vang lên tiếng hát... Sự lãng mạn, trữ tình, trong trẻo đã được đạo diễn thể hiện rất khéo léo.

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 4.

Một cảnh trong phim

Đạo diễn đầu tư, dàn dựng công phu cho đại cảnh hàng ngàn người, song cũng có những khoảng lặng xót đau của chiến tranh qua các phân cảnh độc đáo. Bà không quá tập trung những cảnh trận mạc mà quan tâm cuộc sống đời thường. Cảnh đoàn quân ra đi nguyên quân số, qua một đêm đã hy sinh gần hết. Cảnh chiến sĩ Đạt bị thương ở đầu, lúc thì gào thét xung phong, lúc thì lặng lẽ, ngơ ngác, ngoan như một đứa trẻ ngồi chơi bi với Tấm. Cảnh văn công ra chiến hào biểu diễn động viên tinh thần bộ đội. Cảnh bộ đội đào hầm lặng lẽ trong đêm xuyên đến lô cốt địch trong ngột ngạt. Cảnh Tấm mang ra chiến trường tất cả sự hồn hậu, trong trẻo với tình yêu thuần khiết và niềm tin vào ngày toàn thắng. Cảnh Tấm tìm kiếm, đợi chờ Phương trong đoàn quân đi xúc động đã lấy bao nước mắt của khán giả. Tấm vẹn nguyên hy vọng tìm thấy Phương trong đoàn quân chiến thắng: "Anh Phương ơi! Em sắp được gặp anh rồi. Em yêu anh. Anh có biết không". Một khoảng hẫng lớn hẫng hụt đầy cảm xúc gieo vào lòng khán giả.

Nữ đạo diễn đầu tiên của điện ảnh Việt Nam


NSND Bạch Diệp (1929 - 2013) tên thật Nguyễn Thanh Tâm, sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nhiếp ảnh. Từ ngày đầu tiên bước chân vào nghề, hơn nửa thế kỷ, bà đã đạo diễn thành công nhiều bộ phim mang phong cách riêng như: Trần Quốc Toản ra quân (1971), Người về đồng cói (1973), Ngày lễ thánh (1976), Câu chuyện làng Dừa (1977), Người chưa biết nói (1979), Ai giận ai thương (1982), Mảnh trời riêng (1983), Trừng phạt (1984), Y Hơ Nua (1985), Cuộc chia tay không hẹn trước (1986), Huyền thoại về người mẹ (1987), Ngõ hẹp (1988), Hoa ban đỏ (1994)...


Năm 1997, NSƯT Bạch Diệp được phong tặng NSND (đợt 4); là nữ đạo diễn đầu tiên của điện ảnh Việt Nam và là một trong số các nghệ sĩ Việt Nam có tên trong Bách khoa toàn thư Điện ảnh Liên Xô. Năm 2007, bà vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho 2 tác phẩm Ngày lễ thánh Huyền thoại về người mẹ.

3. Mỗi khi nhắc đến phim Hoa ban đỏ, NSND Thu Hà vẫn da diết xúc động: "Đây là bộ phim để lại trong tôi nhiều kỷ niệm và sự ám ảnh về tình yêu trong chiến tranh. Tôi cảm ơn cô Bạch Diệp đã cho tôi có cơ hội hóa thân vào một vai diễn nhiều cảm xúc của nữ chiến sĩ quân y. Trong vai trò nội tướng, cô Bạch Diệp rất mạnh mẽ, quyết đoán, khéo léo làm nên bản tình ca trong chiến tranh bi tráng, hào hùng mà vô cùng lãng mạn, tinh tế. Tôi may mắn, hãnh diện khi được cô tận tình chỉ dẫn để được góp mặt trong bộ phim lịch sử này".

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 6.

Nghệ sĩ Trần Lực đã nhận xét về bạn diễn của mình: "Vai Tấm trong Hoa ban đỏ đã làm cho bộ phim chiến tranh trở nên mềm mại và thơ mộng lãng mạn đầy sức sống giữa cảnh trận mạc ác liệt. Hình ảnh cô gái trong sáng đứng bên cây cầu, trong tiếng nhạc Giải phóng Điện Biên hào hùng mà cứ đôn đáo kiếm tìm. Tôi đã khóc cho 2 nhân vật Phương và Tấm. Niềm tin, tình yêu khiến cho 2 người cứ thao thiết tìm nhau ở kết phim đã làm giàu lên ý nghĩa của bộ phim. Chiến tranh thật tàn nhẫn, khủng khiếp...".

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 7.

Còn cô Tấm cũng dành cho bạn diễn của mình bao lời ngợi ca ngọt ngào: "Anh Trần Lực hóa thân quá đẹp từ hình ảnh đến diễn xuất. Chính vì thế, anh đã hóa thân tạo nên hình tượng tiểu đoàn trưởng đẹp, xúc động trong lòng khán giả. Anh đã chuyển tải được sự hồn hậu, phong thái thư sinh trong vai người lính và chính anh đã giúp tôi cộng hưởng vào vai Tấm đầy cảm xúc".

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 8.

Đoàn làm phim “Hoa ban đỏ” trên phim trường

4. Đã 30 năm trôi qua, Hoa ban đỏ được đánh giá là phim truyện nhựa thành công với cách thể hiện sáng tạo của NSND Bạch Diệp do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất khi tái hiện lịch sử một cách độc đáo, thuyết phục, hấp dẫn, nói về chiến tranh cách mạng, nhưng hoàn toàn khác biệt, vượt lên trên các bộ phim cùng thời. Đây là một bộ phim chiến tranh có nhiều khoảng lặng khiến khán giả cứ day dứt bởi cái nhìn sâu thẳm về thân phận con người.

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 10.

Đoàn làm phim “Hoa ban đỏ” giao lưu với khán giả Thủ đô tại Lễ khai mạc tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Điện ảnh quân đội nhân dân

Hoa ban đỏ là minh chứng cho lòng yêu nước nồng nàn được thể hiện trong vẻ đẹp giản dị, chân chất, hồn nhiên mà vô cùng quyết liệt. Cứ mỗi dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, công chúng lại nhắc nhớ phim Hoa ban đỏ và NSND Bạch Diệp tài hoa.

Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng bất tận: Phim 'Hoa ban đỏ' - khoảng lặng của chiến tranh - Ảnh 11.

Ê-kíp sáng tạo hùng hậu

Chỉ đạo nội dung Hoa ban đỏ do Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Đại tá Phạm Hoa và Thượng tá Đinh Xuân Dũng đảm nhận; Cố vấn quân sự (Trung tướng Vũ Cao); Giám đốc sản xuất (Đặng Xuân Hải); Phó giám đốc sản xuất (Phạm Tiến Đại, Lê Thi); Trợ lý giám đốc sản xuất (Lê Hợi, Hoàng Dũng Tuấn, Phạm Thọ); Thư ký, Trợ lý đạo diễn (Thanh Tùng, Lê Vinh Quốc, Nguyễn Thị Ngọc); Biên tập (Trần Thanh Hiệp); Âm nhạc (nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân); Âm thanh (Nguyễn Huy Căn, Trương Thị Trâm); Họa sĩ (Nguyễn Ngọc Tuân, Nguyễn Hải Nghiêm); Dựng cảnh (Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đức Tuynh, Lê Kỳ, Bùi Xuân Thiện); Kỹ thuật hình (Nguyễn Quốc Dũng); Phục trang (Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thu Hồng, Trần Đức Vinh); Dựng phim (Trần Minh Hải, Trần Lê Trang); Khói lửa (Nguyễn Văn Thắng); Tiếng động (Minh Tâm, Nguyễn Văn Bàn)...

Bộ phim có sự tham gia của dàn diễn viên trong và ngoài quân đội hóa thân xuất sắc vào các nhân vật: Trần Lực (Tiểu đoàn trưởng Phương), Thu Hà (vai Tấm), Trung Hiếu (Bảy - em trai Tấm), Trọng Trinh (Quán), Phạm Thu Hà (Thanh), Tiến Hợi (Trung đoàn trưởng Hồng), Mạnh Cường (Tư lệnh Đại đoàn), Hồng Sơn (Chính ủy Đại đoàn), Quốc Trị (Thiêm), Công Lý (Được), Thanh Tùng (Phú), Trung Anh (Hoan), Kim Oanh (Thao), Hán Văn Tình (lão Mùi - bố của Tấm)...

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.