Dịch Covid-19 ngày 27/3: Hà Nội có thêm 9.600 ca, còn 1.717 F0 đang điều trị tại bệnh viện
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
(Tiếp tục cập nhật)
Hà Nội có thêm 9.600 ca Covid-19, còn 1.717 F0 đang điều trị tại bệnh viện
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 26-3 đến 18h ngày 27-3, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 9.600 ca Covid-19, giảm 23 ca so với hôm qua, cũng là ngày có số ca thấp nhất tính từ ngày 25-2 tới nay.
Cụ thể, 9.600 bệnh nhân ghi nhận trong 24 giờ qua được phân bố tại 453 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.272), Hoàng Mai (701), Long Biên (557), Thanh Trì (533), Ba Vì (425)...
Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 29-4-2021 đến nay) là 1.260.790 ca.
Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 26-3, Hà Nội còn gần 245.000 ca đang điều trị, theo dõi, giảm 7.700 ca so với ngày 25-3. Trong đó, Hà Nội hiện còn 1.717 Covid-19 điều trị tại các bệnh viện, giảm 25 ca so với ngày 25-3; 192 ca tại cơ sở thu dung của quận, huyện, thị xã. Số còn lại hơn 243.000 ca đang điều trị, theo dõi tại nhà.
Hôm qua (26-3), Hà Nội chỉ ghi nhận 1 ca Covid-19 tử vong, nâng tổng số người tử vong do Covid-19 (từ 29-4-2021 đến nay) là 1.319 người.
Về công tác tiêm chủng, theo báo cáo của trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, hiện 84,2% người từ 18 tuổi đã được tiêm mũi 3 nhắc lại, ngoài ra gần 100% người cần tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 bổ sung đã được tiêm.
Ngoài ra, hơn 125.800 mũi tiêm nhắc lại khác cũng được các bệnh viện trung ương trên địa bàn triển khai tiêm cho người dân. Như vậy, với tổng số hơn 4,7 triệu người cần tiêm mũi nhắc lại, Hà Nội đã có gần 87% người được tiêm.
Cả nước ghi nhận 91.916 ca mắc COVID-19 mới, còn gần 3.500 bệnh nhân nặng đang điều trị
Bộ Y tế cho biết, ngày 27/3, số ca mắc mới trong cả nước tiếp tục giảm mạnh hơn 11.000 ca.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 185.861 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 5.351.978 ca.
Hiện cả nước chỉ còn 3.447 bệnh nhân nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Tính từ 16 giờ ngày 26/3 đến 16 giờ ngày 27/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 91.916 ca mắc mới ghi nhận trong nước (giảm 11.208 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 62.043 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (10.252 ca), Bắc Giang (3.997 ca), Yên Bái (3.977 ca), Nghệ An (3.976 ca), Đắk Lắk (3.909 ca), Phú Thọ (3.638 ca), Lào Cai (3.430 ca), Lạng Sơn (3.121 ca), Thái Bình (2.798 ca), Vĩnh Phúc (2.768 ca), Quảng Ninh (2.553 ca), Hà Giang (2.518 ca), Quảng Bình (2.501 ca), Thái Nguyên (2.435 ca), Sơn La (2.206 ca), Tuyên Quang (2.092 ca), Cao Bằng (1.829 ca), Bắc Kạn (1.786 ca), Hải Dương (1.778 ca), Bình Định (1.705 ca), Cà Mau (1.660 ca), Hưng Yên (1.493 ca), Bình Dương (1.486 ca), Quảng Trị (1.478 ca), Hà Nam (1.432 ca), Bắc Ninh (1.416 ca), Lâm Đồng (1.370 ca), Điện Biên (1.248 ca), Lai Châu (1.231 ca), Hòa Bình (1.197 ca), Vĩnh Long (1.177 ca), Bến Tre (972 ca), Bình Phước (959 ca), Ninh Bình (917 ca), Tây Ninh (872 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (849 ca), Phú Yên (761 ca), Đắk Nông (754 ca), Kon Tum (750 ca), Đà Nẵng (743 ca), Thừa Thiên Huế (681 ca), Nam Định (655 ca), Trà Vinh (626 ca), Thanh Hóa (618 ca), Quảng Ngãi (591 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (583 ca), Khánh Hòa (403 ca), Hải Phòng (339 ca), Quảng Nam (320 ca), Bình Thuận (205 ca), Bạc Liêu (173 ca), Kiên Giang (148 ca), Long An (146 ca), An Giang (116 ca), Cần Thơ (90 ca), Đồng Nai (81 ca), Ninh Thuận (31 ca), Hậu Giang (27 ca), Đồng Tháp (20 ca), Sóc Trăng (15 ca), Tiền Giang (14 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (1.945 ca), Bắc Ninh (1.174 ca), Phú Thọ (1.041 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (629 ca), Đắk Lắk (466 ca), Bình Dương (257 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 116.330 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.011.473 ca mắc, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 91.225 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 9.003.762 ca, trong đó có 5.349.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.260.268 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (591.198 ca), Nghệ An (377.041 ca), Bình Dương (372.549 ca), Hải Dương (336.060 ca).
Trong ngày 27/3, ghi nhận 48 ca tử vong, trong đó tại Đồng Nai (6 ca), Đắk Lắk (5 ca), Quảng Ninh (4 ca), các địa phương khác từ 1-3 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 61 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.306 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 26/3 có 141.599 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 205.002.757 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.860.318 liều: Mũi 1 là 71.207.845 liều; Mũi 2 là 67.991.955 liều; Mũi 3 là 1.501.462 liều; Mũi bổ sung là 14.817.244 liều; Mũi nhắc lại là 32.341.812 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.142.439 liều: Mũi 1 là 8.789.313 liều; Mũi 2 là 8.353.126 liều.
Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào đầu tháng 4/2022
Ngày 27/3, thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho biết: Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccie Pfizer và Moderna để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022
Trước đó, ngày 22/3/2022, Bộ Y tế đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Theo đó, Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.
Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Australia để đưa vaccine về Việt Nam trong tuần tới.
Trong tháng 3/2022, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ tiến hành tập huấn chuyên môn triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi cho các địa phương trên toàn quốc và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.
Ngay sau khi vaccine về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn, vaccine sẽ được chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4/2022.
Cũng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, bên cạnh nguồn vaccine phòng COVID-19 hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vaccine khác từ các Tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và Chính phủ các nước,… để sớm có cam kết tài trợ khoảng 8-10 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5-11 tuổi của Việt Nam.
Trước đó, ngày 26/3, Bộ Y tế có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em do Australia viện trợ.
Tại báo cáo, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế và Đại sứ quán Australia đã có buổi làm việc vào ngày 22/3. Tại buổi làm việc này, phía Australia khẳng định có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vaccine, bao gồm: 0,7 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vaccine do Moderna sản xuất. Số vaccine này đều có hạn sử dụng đến tháng 7/2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4/2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.
Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4/2022.
Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vaccine để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.
Tại báo cáo, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Y tế tiếp nhận viện trợ 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do Chính phủ Australia viện trợ để triển khai tiêm từ đầu tháng 4/2022.
Ca Covid-19 nặng giảm, Hà Nội đã có hơn 1,25 triệu F0
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay số ca COVID-19 nặng đang điều trị ở nước ta là 3.353 ca, giảm gần 500 ca so với ngày trước đó; Số ca mắc mới giảm liên tục những ngày qua nhưng hiện tổng ca COVID-19 của Hà Nội là hơn 1,25 triệu F0, cao nhất cả nước.
Số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm mạnh
Ngày 26/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 103.126 ca mắc COVID-19 mới, giảm 5.833 ca so với ngày trước đó tại 63 tỉnh, thành phố (trong đó có 70.760 ca trong cộng đồng).
37/63 tỉnh, thành phố có số ca mắc từ 1.000- gần 10.000 ca/ngày; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 9.623 ca. Tuy nhiên nhìn trên tổng thể số ca mác mới ở nước ta liên tục giảm trong 10 ngày qua, đặc biệt tại Hà Nội lần đầu tiên trong khoảng 1 tháng qua, số mắc mới ở con số dưới 10.000 ca/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 123.363 ca/ngày
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.919.557 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 90.294 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.911.846 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.250.016), TP. Hồ Chí Minh (590.349), Nghệ An (373.065), Bình Dương (371.063), Hải Dương (334.282).
Hơn 5,16 triệu bệnh nhân COVID-19 đã khỏi
Tổng số bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi ở nước ta đến nay là 5.166.117 ca, trong đó riêng đợt dịch thứ 4 có 5.163.300 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh;
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.353 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.135 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 304 ca; Thở máy không xâm lấn: 75 ca; Thở máy xâm lấn: 282 ca; ECMO: 6 ca
- Cả nước có 108.979 ca mắc Covid-19 mới, số ca mới tại Hà Nội tiếp tục giảm
- Mũi vaccine Covid-19 tăng cường có hiệu quả gần 4 tháng đối với người cao tuổi
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 63 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.258 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 204.861.158 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.727.790 liều: Mũi 1 là 71.204.501 liều; Mũi 2 là 67.985.890 liều; Mũi 3 là 1.500.587 liều; Mũi bổ sung là 14.807.078 liều; Mũi nhắc lại là 32.229.734 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.133.368 liều: Mũi 1 là 8.785.986 liều; Mũi 2 là 8.347.382 liều.
Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các địa phương có số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị cao nhất gồm Hà Nội 244.944, Nghệ An 75.329, TP HCM 65.049, Tuyên Quang 63.668, Bắc Giang 56.451, Thái Bình 46.265, Phú Thọ 45.813, Thanh Hóa 44.417, Lạng Sơn 36.227, Sơn La 33.965.
TP HCM hiện đứng thứ 3 trong danh sách số ca đang điều trị, nhưng lại có số ca nặng cao nhất khi đang có 590 F0 chuyển nặng đang điều trị, kế đó là Bến Tre 434, Hà Nội 290, Quảng Ninh 143, Thái Nguyên 137, Tiền Giang 114, Long An 103, Bình Định 92, Cần Thơ 87, Thanh Hóa 80.
Thống kê của Bộ Y tế cho biết hiện cả nước đang điều trị hơn 3.350 nặng, giảm khoảng 20% so với cách đây 10 ngày, ngoài ra có khoảng gần 1 triệu F0 đang điều trị tại nhà.
Bộ Y tế cho biết tiếp tục cùng các địa phương nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.
Phân bổ đủ thuốc kháng virus để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19. Khuyến khích thành lập các mô hình đội tình nguyện; huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, tình nguyện viên… để tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; về cơ bản chuyển điều trị tại cộng đồng.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,2 triệu ca mắc COVID-19 và trên 2.800 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 480,8 triệu ca, trong đó trên 6,14 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (335.479 ca), Đức (151.665 ca) và Pháp (139.517 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (395 ca), Hàn Quốc (323 ca) và Mexico (202 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,6 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,8 triệu ca mắc và trên 658.000 ca tử vong.
Thái Bình