Dịch Covid-19 ngày 13/3: Cả nước có 166.968 ca mắc mới; Bắc Giang bổ sung 42.533 F0
(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Tiếp tục cập nhật
Ngày 13/3: Có 166.968 ca mắc COVID-19 mới; Bắc Giang bổ sung 42.533 F0
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 13/3 của Bộ Y tế cho biết có 166.968 ca mắc COVID-19; Bắc Giang bổ sung thêm 42.533 F0.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 12/3 đến 16h ngày 13/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 166.968 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 166.953 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.751 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 100.536 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (29.269), Nghệ An (10.243), Đắk Lắk (7.569), Phú Thọ (6.534), Bắc Ninh (6.417), Lạng Sơn (4.816), Hưng Yên (4.599), Sơn La (4.538), Hải Dương (4.406), Hòa Bình (4.337), Lào Cai (3.921), Tuyên Quang (3.696), Nam Định (3.379), Điện Biên (3.320), Quảng Bình (3.271), Bến Tre (3.059), Quảng Ninh (2.990), Vĩnh Phúc (2.987), Cà Mau (2.972), Bắc Giang (2.853), Bình Dương (2.851), Quảng Trị (2.793), Thái Bình (2.781), Thái Nguyên (2.738), Bình Định (2.424), Ninh Bình (2.379), Hà Nam (2.317), Yên Bái (2.281), Bình Phước (2.273), Cao Bằng (2.259), TP. Hồ Chí Minh (2.257), Lai Châu (2.148), Hà Giang (1.911), Lâm Đồng (1.877), Hải Phòng (1.593), Đắk Nông (1.578), Bắc Kạn (1.394), Phú Yên (1.378), Đà Nẵng (1.338), Vĩnh Long (1.285), Thanh Hóa (1.210), Khánh Hòa (1.188), Tây Ninh (1.078), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.059), Trà Vinh (1.047), Hà Tĩnh (896), Bình Thuận (855), Quảng Ngãi (509), Kon Tum (401), Quảng Nam (332), Bạc Liêu (314), Đồng Nai (170), Long An (168), Cần Thơ (133), Thừa Thiên Huế (129), An Giang (123), Kiên Giang (111), Đồng Tháp (70), Sóc Trăng (41), Hậu Giang (40), Tiền Giang (27), Ninh Thuận (21).
- Ngày 13/3/2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 42.533 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-3.107), Hải Phòng (-1.607), Hà Nội (-1.424). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+7.568), Bến Tre (+1.078), Bắc Ninh (+748).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 162.819 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.112.648 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 61.879 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.105.041 ca, trong đó có 3.160.754 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (808.384), TP. Hồ Chí Minh (568.772), Bình Dương (339.051), Bắc Ninh (224.142), Nghệ An (216.172).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 95.538 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.163.571 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.107 ca, trong đó: - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.243 ca - Thở ô xy dòng cao HFNC: 427 ca - Thở máy không xâm lấn: 117 ca - Thở máy xâm lấn: 316 ca - ECMO: 4 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 12/3 đến 17h30 ngày 13/3 ghi nhận 95 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (2) trong đó 1 ca từ Long An chuyển đến.
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (12), Quảng Nam (11), Bình Định (5 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (5), Quảng Ninh (5), Bắc Giang (4), Đắk Lắk (4 ca trong 2 ngày), Nam Định (4 ca trong 2 ngày), Phú Thọ (4), Cà Mau (3), Hải Dương (3), Kiên Giang (3), Vĩnh Long (3), An Giang (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bến Tre (2), Cần Thơ (2), Đồng Nai (2), Hà Nam (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Bình Dương (1), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Đồng Tháp (1), Hải Phòng (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), Tuyên Quang (1)
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 82 ca
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.385 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.584.903 mẫu tương đương 81.481.599 lượt người, tăng 226.828 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 12/3 có 215.529 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.179.247 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.133.205 liều: Mũi 1 là 70.911.338 liều; Mũi 2 là 67.810.841 liều; Mũi 3 là 1.493.137 liều; Mũi bổ sung là 14.459.451 liều; Mũi nhắc lại là 28.458.438 liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.042 liều: Mũi 1 là 8.748.687 liều; Mũi 2 là 8.297.355 liều.
Hưng Yên cho phép mở lại các hoạt động dịch vụ từ ngày 15/3
Ngày 13/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng cho biết, để tổ chức hiệu quả các hoạt động kinh tế -xã hội trong tình hình mới, tỉnh đã cho phép các hoạt động dịch vụ được mở lại từ ngày 15/3.
Theo đó, từ ngày 15/3, tỉnh đồng ý chủ trương mở lại hoạt động gồm: dịch vụ karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, games, rạp chiếu phim, gym, yoga, spa, cơ sở làm đẹp, cơ sở cắt tóc gội đầu, các dịch vụ ăn, uống (trừ ăn, uống vỉa hè). Tỉnh cũng cho phép các địa phương và người dân được tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, đám hiếu, đám cưới, đám hỏi; các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được hoạt động trở lại.
Khi các hoạt động trên mở lại, các cơ sở phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nghiêm 5K theo quy định. Đối với người ra, vào tỉnh thực hiện nghiêm yêu cầu 5K. UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ cấp độ dịch trên địa bàn, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh thực hiện việc mở lại các hoạt động trên linh hoạt, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Tỉnh chỉ đạo các địa phương hướng dẫn kết thúc cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày đối với người mắc COVID-19 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 âm tính (xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế hoặc gián tiếp qua phương tiện từ xa). Trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; cách ly đủ 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.
Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận người lao động trở lại làm việc; tổ chức thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của ngành y tế.
Gần 3.000 ca/ngày, Quảng Bình tăng cường theo dõi, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19
Ngày 13/3, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình được biết, trong 24 giờ qua tỉnh này ghi nhận thêm 2.986 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.492 ca cộng đồng.
Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới tại Quảng Bình luôn ở mức cao. Trước tình hình đó, Sở Y tế Quảng Bình đã có Công văn yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Đồng thời tích cực rà soát không bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng, nhất là người già, người yếu thế, người có bệnh nền nặng… để tiến hành tiêm ngay loại vaccine đang có và đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, nắm bắt các trường hợp nghi ngờ, nhằm phát hiện sớm ca F0. Tăng cường việc quản lý, theo dõi F0 không có triệu chứng hoặc mức độ nhẹ tại nhà/tại nơi lưu trú nhằm giảm quá tải cho tuyến trên. Đánh giá đúng tình trạng bệnh nền các ca F0 để chỉ định sử dụng thuốc điều trị nhất là dùng thuốc kháng vi rút kịp thời, an toàn hiệu quả, giảm tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng.
Tham mưu UBND cấp huyện có phương án thiết lập thêm khu cách ly điều trị F0 tại địa bàn trong tình huống ca bệnh tiếp tục tăng cao.
Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố mở rộng quy mô khu điều trị COVID-19 trong bệnh viện đáp ứng nhu cầu thu dung ca bệnh F0 trên địa bàn theo phân tuyến chuyên môn. Đồng thời duy trì công tác khám, chữa bệnh thường quy tại bệnh viện.
Người dân ở TP HCM không cần đến trạm y tế để khai báo là F0
Sở Y tế TP HCM đã có Công văn về việc triển khai các biện pháp giảm tải thủ tục hành chính cho người F0 tại các Trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, Trung tâm y tế, Trạm y tế khẩn trương triển khai chuyển đổi số trong công tác xác nhận F0 và các thủ tục xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà, cụ thể:
Khi phát hiện người mắc COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sáng ở mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà: Hướng dẫn người mắc COVID-19 truy cập địa chỉ https://khaibaof0/tphcm.gov.vn trên máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet để "khai báo F0".
Thông tin khai báo sẽ được hệ thống ghi nhận và gửi về Trạm y tế phường, xã, thị trấn nơi người mắc COVID-19 cách ly.
Các cơ sở khám, chữa bệnh phải tăng cường truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin của đơn vị như: Trang tin điện tử, bảng thông báo, tờ rơi, bản tin tại Khoa Khám bệnh, Khoa Lâm sàng... để hướng dẫn cách thức khai báo với y tế địa phương khi có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính và cách ly tại nhà qua địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn
Riêng Phòng Y tế, Trung tâm y tế tham mưu cho UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức chỉ đạo UBND cấp xã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã. Qua đó, phân công lãnh đạo Trạm y tế là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và ký Giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà.
Đồng thời, huy động lực lượng để hỗ trợ Trạm y tế tiếp nhận thông tin khai báo của F0 và cấp Giấy xác nhận cho F0 kịp thời, hạn chế tập trung người dân tại Trạm y tế thực hiện các thủ tục hành chính.
Sau đó, đăng nhập vào nền tảng quản lý COVID-19 để xác nhận hoàn tất thời gian cách ly, ký và cấp Giấy xác nhận cho F0 bằng bản điện tử qua email hoặc bản giấy; hạn chế việc F0 hoặc người nhà tập trung tại Trạm y tế để chờ nhận Giấy xác nhận.
Sáng 13/3: Hơn 3.900 ca Covid-19 nặng đang điều trị; 5 tỉnh, thành nào có F0 nhiều nhất cả nước?
Bộ Y tế cho biết trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, có hơn 3.900 ca nặng phải thở oxy, thở máy và ECMO; Hà Nội vượt TP HCM trở thành địa phương có tổng ca COVID-19 đợt dịch thứ 4 đứng đầu cả nước; Tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.903.147 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 59.759 ca nhiễm).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.068.033 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.934 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.123 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 396 ca; Thở máy không xâm lấn: 110 ca; Thở máy xâm lấn: 302 ca; ECMO: 3 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.290 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tình hình dịch Covid-19 hôm nay 21/11: Cả nước 9.882 ca mắc tại 57 tỉnh thành phố
- Tình hình dịch Covid-19 Hà Nội: 218 ca F0, trong đó có 100 ca tại cộng đồng
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.358.075 mẫu tương đương 81.239.516 lượt người, tăng 218.513 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 199.963.718 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 182.918.691 liều: Mũi 1 là 70.908.458 liều; Mũi 2 là 67.804.343 liều; Mũi 3 là 1.492.917 liều; Mũi bổ sung là 14.437.599 liều; Mũi nhắc lại là 28.275.374 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.045.027 liều: Mũi 1 là 8.748.263 liều; Mũi 2 là 8.296.764 liều.
Hà Nội vượt TP HCM, trở thành địa phương có tổng ca COVID-19 đợt dịch thứ 4 đứng đầu cả nước
10 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 từ hơn 4.000- 30.000 như sau: Hà Nội (30.693), Nghệ An (11.666), Phú Thọ (7.216), Bắc Ninh (5.669), Sơn La (4.872), Hưng Yên (4.492), Lạng Sơn (4.479), Hải Dương (4.460), Tuyên Quang (4.287), Hòa Bình (4.279).
35 tỉnh, thành phố khác ghi nhận số ca mắc COVID-19 từ hơn 1.000 đến hơn 3.500 là: Lào Cai (3.539), Nam Định (3.432), Hải Phòng (3.200), Cà Mau (3.200), Gia Lai (3.107), Quảng Ninh (2.988), Quảng Bình (2.921), Quảng Trị (2.827), Vĩnh Phúc (2.823), TP. Hồ Chí Minh (2.804), Bắc Giang (2.794), Thái Bình (2.747), Điện Biên (2.728), Thái Nguyên (2.716), Bình Dương (2.696), Bình Định (2.687), Bình Phước (2.683), Lai Châu (2.599), Ninh Bình (2.507), Cao Bằng (2.442), Hà Nam (2.327), Yên Bái (2.186), Bến Tre (1.981), Hà Giang (1.971), Lâm Đồng (1.735), Khánh Hòa (1.560), Phú Yên (1.555), Đà Nẵng (1.517), Bắc Kạn (1.493), Đắk Nông (1.427), Tây Ninh (1.401), Thanh Hóa (1.338), Vĩnh Long (1.335), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.211), Trà Vinh (1.177).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 159.273 ca/ngày.
Với việc bổ sung thêm 195.000 F0 vào chiều ngày 12/3, Hà Nội đã ghi nhận 779.115 ca COVID-19. Ngoài ra các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch thứ 4 ( tính từ ngày 27/4/2021) gồm: TP. Hồ Chí Minh (566.515), Bình Dương (336.200), Bắc Ninh (217.725), Nghệ An (205.929). Như vậy, Hà Nội đã trở thành địa phương có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất cả nước trong đợt dịch thứ 4.
TP HCM: Tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao
UBND TP HCM vừa phát động đợt cao điểm Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao, thời gian của đợt cao điểm đến ngày 31/3/2022, đối tượng là những người trên 65 tuổi, có bệnh nền.
Đồng thời, theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.
Lưu ý, nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình.
Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, thì người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện Nhi để điều trị. Các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi có triệu chứng sốt, nên đưa trẻ đi xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở y tế.
UBND TP HCM cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP Thủ Đức và các quận, huyện thường xuyên rà soát danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa được tiêm vaccine để tiếp tục vận động, thuyết phục; tổ chức tiêm bằng nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc nhóm nguy cơ cao được tiêm vaccine.
Cải thiện khả năng đáp ứng đối với các phường, xã, thị trấn còn ở mức thấp, trung bình. Đảm bảo người thuộc nhóm nguy cơ cao khi được phát hiện là F0 phải được sử dụng ngay thuốc Molnupiravir.
PV/TTXVN