Tối 10/7, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tri thức khai thác và chế biến trầm hương Khánh Hòa.
Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.
Tối 27/6, tại thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghệ thuật diễn tấu trống Chhay-Dăm của người Khmer” huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký các quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi "Phở Nam Định", mỳ Quảng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Đáp cho biết, Sở đang xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Hội Lim, Nghệ thuật Chèo tỉnh Bắc Ninh và Múa rối nước Đồng Ngư để đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024.
Một thông tin khá thú vị: Bộ VH,TT&DL vừa ra quyết định công bố thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong số này, Hà Nội có di sản "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường", thuộc các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất.
Ngày 10/10, UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa bổ sung vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hai di sản của Hà Nội, gồm: Lễ hội Năm làng Mọc và Lễ kết chạ Phú Mỹ - Kiều Mai.
Ngày 31/3, tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh tổ chức công bố danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội truyền thống tập quán và tín ngưỡng lễ hội Dua Tpeng (hay còn gọi là Lễ hội Phá Bàu) của dân tộc Khmer.
Ngày 30/8, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình Trần Vũ Khiêm cho biết, Lễ hội Đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy và Lễ hội Đập trống của người Ma - Coong, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 27/8.
Tối 28/8, tại huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố Quyết định công nhận cồng chiêng dân tộc Cor là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.