Di sản Văn hóa Chăm: Cuốn sách 5 dạng ký tự

Nhóm biên tập và in ấn cuốn sách "Di sản Văn hóa Chăm" do nhà nghiên cứu kiêm nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự đứng đầu đã nỗ lực, kiên trì cho ra mắt công trình lần đầu tiên được in bằng 5 dạng ký tự khác nhau.
30/12/2012 14:39

(Thethaovanhoa,vn) - Thật là một câu chuyện thú vị. Vào những thời khắc cuối cùng hướng đến “Ngày Tận thế” theo lịch cổ của người Maya, nhóm biên tập và in ấn cuốn sách Di sản Văn hóa Chăm do nhà nghiên cứu kiêm nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự đứng đầu vẫn nỗ lực, kiên trì cho ra mắt công trình lần đầu tiên được in bằng 5 dạng ký tự khác nhau (Việt latin, Chăm cổ, Chăm latin, Anh và Pháp).

1. Rõ ràng nhóm biên tập đã không tin vào “Ngày Tận thế” như một kết thúc của nhân loại, mà trái lại, đó chính là sự mở đầu cho một thời “Khai thế” mới, và công trình sách Di sản Văn hóa Chăm của các anh chính là một món quà cho thời này.

Mái tóc điểm bạc trên chiếc lưng bắt đầu còng xuống của tuổi “thất thập”, với dáng vẻ tươi tắn như một Nicolaus (tên của Ông già Noel), tác giả Nguyễn Văn Kự mang đến cho tôi 2 cuốn Di sản văn hóa Chăm còn tươi  thơm mùi giấy mực.

Tác giả Nguyễn Văn Kự và Cả sư người Chăm - Tháp Pô Klông Garai lễ hội Katê 2003

Tôi hỏi anh: “Sao lại là hai cuốn”?, anh trả lời ý nhị, hóm hỉnh: “Một để ông dùng, một tặng Bảo tàng thầy”. Anh vẫn gọi giáo sư Phạm Huy Thông bằng “thầy” và không bao giờ quên, mỗi khi có sách mới, anh đều mang cả bản thảo lẫn sách đến “dâng thầy”. Đó là cách nói hóm hỉnh và khiêm tốn của anh về Bảo tàng Phạm Huy Thông của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (Bảo tàng có một phòng trưng bày về những bút tích của giáo sư Phạm Huy Thông và những bản thảo của một số anh chị em đã từng công tác trong lĩnh vực Khảo cổ học và Khoa học Xã hội Nhân văn nước ta trong thời kỳ giáo sư lãnh đạo Viện Khảo cổ học và Ủy ban Khoa học Xã hội, nay là Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

Nguyễn Văn Kự , người xứ Thanh. Anh sinh ra ở một làng khoa bảng thuộc huyện Hoằng Hóa. Tuy vậy, trong cuộc đời, khi yêu mến cái gì và khi làm một việc gì, Nguyễn Văn Kự đều tình nghĩa đi đến “cùng” chứ không bao giờ chỉ đi đến “còng” rồi quay trở lại. Anh tham gia Đội Khảo cổ học Việt Nam đầu tiên từ năm 1959. Anh yêu mến khảo cổ và ham mê nhiếp ảnh. Anh đã theo học hết cấp cử nhân của ngành này đồng thời trở thành một nhà nhiếp ảnh sở hữu kho tư liệu ảnh di tích khảo cổ học Việt Nam vào loại lớn nhất nhì trên thế giới này.

Rời cương vị Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, anh nghỉ hưu cho đến nay đã tròn 12 năm. Với vốn kiến thức chung rộng về lịch sử và tình yêu dành cho di sản vật chất, từ những năm 80-90 của thế kỷ trước, Anh đã cùng cộng sự cho ra mắt nhiều công trình sách có giá trị như Điêu khắc Chăm, Đình Việt Nam, Chùa Việt Nam (xuất bản tới lần thứ 4). Đặc biệt, trong thập niên gần đây nhất, anh đã xuất bản một chuỗi công trình sách về văn hóa Chăm và Tây Nguyên.

Di sản Văn hóa Chăm (NXB Thế giới, 168 trang, giá 288 ngàn đồng. Có thể đặt mua tại: Nhóm biên tập sách, ĐT.0903265331; email: nguyenvanku@gmail.com và tại các hiệu sách trên toàn quốc

Đọc những dòng tâm huyết của anh có thể nhận thấy lòng trân trọng vô bờ của anh đối với Di sản Chăm - Tây Nguyên cũng như đối với những đồng nghiệp và bậc thầy của mình. Rõ ràng nhờ đức tính chịu khó tìm tòi, học hỏi, anh đã tiếp thu và ghi nhận được từ những chuyến điền dã cùng các giáo sư Phạm Huy Thông, Hà Văn Tấn, Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ, Diệp Đình Hoa, Nguyễn Văn Huy… và đặc biệt là giáo sư Condominas rất nhiều kiến thức bổ ích và hàng ngàn bức hình có giá trị khoa học, nghệ thuật cao. Đó cũng chính là vốn liếng cuộc đời mà anh đã dành được, để khi bắt đầu từ tuổi ngũ tuần anh dành thời gian rảnh rỗi nhâm nhi “nhả” ra những “sợi tơ vàng”.

Những “sợi tơ vàng” đầu tiên đã được anh chăm chút kết nối cùng nhóm tác giả của Viện Khảo cổ học trong công trình Điêu khắc Chăm, và trong những năm gần đây, anh và cộng sự đã liên tục cho ra đời những công trình sách lớn chuyên đề Chăm - Tây Nguyên, như: Du khảo văn hóa Chăm, Nhà Mồ Tây Nguyên, Nhà Rông Tây Nguyên, Di sản văn hóa Chăm…

2. Mặc dù anh luôn khiêm tốn tự nhận mình chỉ là một nhà nghiên cứu “nghiệp dư”, nhưng nếu thử làm cái việc kê khai đầu công trình sách đã xuất bản thì Nguyễn Văn Kự đứng vào hàng đầu các tác giả xuất thân từ Viện Khảo cổ học Việt Nam.

Cuốn Di sản văn hóa Chăm lần này có thể coi như đột phá của Nguyễn Văn Kự trong lĩnh vực sưu tầm và xuất bản. Thật hiếm có công trình giới thiệu di sản nào đạt được tính hệ thống và độ tin cậy cao như cuốn sách này.

Và điểm đột phá chính là ở chỗ tác giả đã mạnh dạn đầu tư công sức để cùng các cộng sự cho ra đời cuốn sách với bốn ngôn ngữ (Việt, Chăm, Anh, Pháp) và 5 hệ ký tự. Như tâm sự của tác giả, anh muốn dành sách này cho đồng bào Chăm nữa, chứ không phải chỉ nhằm vào người đọc phổ thông hay khách quốc tế. Anh đã góp phần hiệu quả nhất vào việc tôn vinh và bảo tồn di sản Chăm ở chỗ, nhờ cuốn sách có tiếng Chăm latin và chữ Chăm cổ, chính anh đã đưa các hiểu biết điền dã khoa học cũng như các giá trị tuyệt hảo của nền văn hóa Chăm qua hình ảnh tới các thế hệ đồng bào Chăm ở các làng Chăm xa xôi nhất.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đều đã nhận thấy: Cách bảo tồn di sản tốt nhất chính là từ hậu duệ trực tiếp của các chủ nhân di sản; nhờ sự hiểu biết và lòng trân trọng dành cho tiên tổ. Cuốn Di sản văn hóa Chăm với phần lời bằng cả chữ Chăm cổ lẫn phiên âm Chăm latin đã làm thêm được một việc khó khăn và cao quý đó.

TS Nguyễn Việt
(Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á)

Thể thao & Văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.