Đây là vị phi tần được Càn Long ban thưởng cho 2 quả dưa chuột nhưng lại khiến cả hậu cung ghen tị: Vì sao?
Hạ sinh cho Càn Long một nàng công chúa xinh đẹp khi ông 65 tuổi, vị phi tần đã được vua ban thưởng cho món quà đặc biệt mà chính Hoàng đế còn không dám tùy ý sử dụng.
Nàng công chúa từng khiến Càn Long muốn truyền ngôi
Vào thời xưa, trong hậu cung của các hoàng đế luôn có hàng nghìn các phi tần tài hoa, mỹ lệ, họ đua nhau tranh sủng, mong muốn có được sự sủng ái từ phía Hoàng thượng. Nếu các phi tần mang thai thì sẽ củng cố được vị trí trong hậu cung.
Hơn nữa, các phi tần mang thai và sinh con sẽ được hoàng đế ưu ái, quan tâm, ban thưởng rất nhiều. Vào thời nhà Thanh vị có một vị phi tần đã hạ sinh công chúa cho hoàng đế Càn Long khi ông 65 tuổi. Càn Long rất vui mừng và lệnh ban thưởng cho vị phi tần đó hai quả dưa chuột. Vì sao lại như vậy?
Theo đó, năm Càn Long thứ 28, tức năm 1763, một vị phi tần được Càn Long rất sủng ái là Đôn phi Uông thị. Bà nhập cung năm 17 tuổi, khi đó Hoàng đế đã 52 tuổi, được phong là Vĩnh thường tại.
Đôn phi Uông thị xuất thân Mãn quân Chính Bạch kỳ. Bà là mẹ của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, vị công chúa được Càn Long Đế sủng ái bậc nhất. Thậm chí, ông đã từng thở dài mà rằng: "Hận con không phải thân nam nhi, nếu không, hoàng vị sẽ là của con."
Năm Càn Long ba mươi sáu, 1771, bà được tấn phong là Vĩnh Quý nhân, sau đó là Vĩnh tần.
Ba năm sau, bà được tấn phong là Đôn phi. Năm Càn Long thứ 40, Đôn phi hạ sinh Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa.
Theo sử sách ghi lại, người con gái do Uông thị sinh ra xếp thứ 10 và cũng là công chúa út nên mọi người gọi nàng là: “Thập công chúa”. Sau khi thấy con gái ra đời, Càn Long lại càng yên tâm và hết sức yêu chiều nàng. Nếu Uông thị hạ sinh con trai, e rằng Càn Long sẽ không thể hiện rõ tình yêu của mình như vậy. Bởi là công chúa, tương lai nàng sẽ không “nhúng tay” vào cuộc chiến tranh giành ngôi báu.
Là phi tần được hết mực sủng ái, vì vậy Càn Long đã cố gắng nghĩ ra phần thưởng để ban cho Đôn phi. Sau đó, ông đã quyết định ban thưởng cho Đôn Phi 2 quả dưa chuột. Đôn phi đã hết sức vui mừng nhận thưởng, còn tất cả mọi người xung quanh đều ngưỡng mộ và ganh tị.
Hai quả dưa chuột có gì đặc biệt?
Càn Long là một vị hoàng đế rất thích du ngoạn. Ông thường đi thăm cảnh và tuần tra Giang Nam. Tại nơi đây, ông được trải nghiệm những loại quả hết sức tươi ngon, tuyệt vời.
Vào thời phong kiến ở Trung Quốc, kinh thành thường đóng ở phía Bắc. Tuy nhiên phía Bắc là nơi không thể trồng các loại cây ăn quả tươi ngon như ở miền Nam. Thời đó, việc trồng các loại rau, hoa quả không được hiện đại như bây giờ. Việc cày cấy đều phụ thuộc vào đặc trưng khí hậu. Đặc biệt là mùa đông, việc hoàng đế muốn được ăn một miếng rau xanh còn khó, huống chí là dưa chuột.
Tương truyền, Càn Long vì quá yêu thích món dưa chuột nên ông đã thử mang hạt về trồng, nhưng cứ trồng lại bị chết.
Cuối cùng ông ra lệnh cho người trồng các loại rau củ trái vụ bên cạnh suối nước nóng, vì phát hiện suối nước nóng có thể duy trì nhiệt độ và giúp cho cây có thể sống. Dưa chuột Càn Long sai người trồng có ra quả nhưng rất ít, cả cây chỉ được mấy quả. Vì vậy có thể nói lứa dưa này thực sự rất quý giá.
Do đó, khi Càn Long dùng nó làm phần thưởng cho Đôn Phi đã cho thấy được sự sự sủng ái tối cao của Càn Long, và các phi tần trong cung đều rất ghen tị với nàng.
Ngày nay, nghe việc ban thưởng hai quả dưa chuột chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ ngạc nhiên và thấy buồn cười. Nhưng thực sự ở thời xưa, khi nền nông nghiệp chưa phát triển thì việc muốn ăn những loại quả trái mùa là rất khó, đặc biệt là những loại hoa quả được coi là đặc sản ở vùng miền khác.
Khai quật 11 bức họa chân dung phi tần vua Càn Long sủng ái nhất, từng được hoàng đế cất giữ như báu vật, ai xem lén sẽ bị xử tử