Đào tạo xiếc - nhìn từ một cuộc thi

Vượt qua những "đối thủ" khá nặng ký là các đoàn nghệ thuật xiếc chuyên nghiệp, Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam trở thành đơn vị thắng lớn tại Cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc 2024 (vừa kết thúc vào cuối tuần qua).
19/08/2024 11:03
Cúc Đường

Vượt qua những "đối thủ" khá nặng ký là các đoàn nghệ thuật xiếc chuyên nghiệp, Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam trở thành đơn vị thắng lớn tại Cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc 2024 (vừa kết thúc vào cuối tuần qua).

Thế nhưng, như chia sẻ của những người trong cuộc, đằng sau thành tích ấy lại là khá nhiều tâm sự - cũng như những bài toán đặt ra - về cơ chế tuyển sinh, mô hình đào tạo và cả những chính sách đặc thù với một môn nghệ thuật có tuổi làm nghề ngắn ngủi như xiếc.

Kết nối để phát triển

Trong số 10 giải thưởng chính thức được trao tại cuộc thi, Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam sở hữu một giải Nhất (tiết mục đạp trống Tiếng vọng miền sơn cước), hai giải Nhì (đu quăng lưới bật đạp người Đối lập và dây lụa Nỗi oan Thị Kính) cùng một giải đạo diễn cho NSƯT Ngô Lê Thắng.

Đào tạo xiếc - nhìn từ một cuộc thi - Ảnh 1.

NSƯT Ngô Lê Thắng (thứ 2 từ trái qua) cùng một số học viên giành giải tại Cuộc thi Tài năng xiếc toàn quốc 2024

Bên cạnh đó, tiết mục dạy thú tổng hợp Phiên chợ Ba Tư của đơn vị này còn được giải thưởng của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đồng thời một số diễn viên của trường được Liên chi hội Xiếc Việt Nam trao các giải Diễn viên triển vọng và Diễn viên trẻ xuất sắc.

"Những thí sinh dự thi đều đến từ các đơn vị nghệ thuật xiếc lớn. Do vậy, việc học sinh của trường đạt thành tích như vậy là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của các em, cũng như của các thầy cô giáo chúng tôi" - NSƯT Ngô Lê Thắng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, cho biết.

Như lời kể, để tham dự cuộc thi này, phía trường xiếc - cách gọi quen thuộc của người trong nghề - đã có kế hoạch chuẩn bị khá cẩn thận và tỉ mỉ. Một mặt, các học sinh dự thi của trường được tăng cường tập luyện phụ đạo miễn phí hàng ngày. Bên cạnh đó, phía dàn dựng cũng tập trung biên soạn, chỉnh sửa kịch bản của các tiết mục tham gia sao cho đạt tới sự hoàn hảo nhất. Thậm chí, phần nhạc của Tiếng vọng miền sơn cước (giải Nhất) còn được nhà trường đặt nhạc sĩ viết riêng, bởi các bản nhạc có sẵn không đủ đáp ứng yêu cầu.

"Chúng ta vẫn quen sử dụng khái niệm "tiết mục xiếc". Thật ra, trong cách nhìn nhận của chúng tôi, nó phải được coi như những "tác phẩm nghệ thuật xiếc" đầy đủ và chỉn chu" - ông Thắng chia sẻ - "Cách tiếp cận ấy sẽ đòi hỏi thêm những khác biệt về dàn dựng, kỹ thuật biểu diễn, cũng như phần phục trang, âm nhạc, ánh sáng".

Đào tạo xiếc - nhìn từ một cuộc thi - Ảnh 2.

Tiết mục đạp trống "Tiếng vọng miền sơn cước" giành giải Nhất

Đáng nói, theo NSƯT này, trường xiếc là đơn vị công lập duy nhất tại Việt Nam đào tạo diễn viên biểu diễn nghệ thuật xiếc và tạp kỹ, đồng thời cung cấp một lượng diễn viên rất lớn cho tất cả các đoàn nghệ thuật xiếc trên toàn quốc. Bên cạnh đó, ở thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp hoạt động nghệ thuật tư nhân cũng đã đặt ra nhu cầu về nguồn diễn viên này. Do vậy, việc kết nối để xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn giữa trường với các đơn vị nghệ thuật xiếc là điều cần được đẩy mạnh trong tương lai.

"Hiện tại, chúng tôi đã có ký cam kết đào tạo với Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Nhưng xa hơn, tôi mong được cùng nhiều đơn vị khác bắt tay và ngồi lại với nhau, để đặt ra những vấn đề về việc đào tạo theo yêu cầu đặc thù, hoặc hỗ trợ tuyển sinh" - ông nói.

"Xa hơn, tôi nghĩ cũng cần những cơ chế phù hợp để phân bổ học sinh sau khi tốt nghiệp về các đơn vị nghệ thuật nhà nước, thay vì để các em chỉ hướng tới các đơn vị doanh nghiệp có mức lương cao" - NSƯT Ngô Lê Thắng nói thêm - "Đó là điều cần thiết và lâu dài. Như tôi được biết có những địa phương đã đầu tư nguồn lực lớn để xây dựng rạp biểu diễn, nhưng phần chuẩn bị cho nhân lực lại chưa tương xứng".

Đào tạo xiếc - nhìn từ một cuộc thi - Ảnh 3.

Tiết mục đạp trống "Tiếng vọng miền sơn cước"

"Vượt dần" rào cản và định kiến

Mùa tuyển sinh năm nay, trường xiếc chọn được 48 học viên nhập học (chỉ tiêu trung bình khoảng 35 học viên). Để có được con số này, khoảng 10 ngàn thí sinh dự thi đã tham gia vòng sơ tuyển, tiếp đó khoảng 400 em được chọn vào vòng một, rồi sàng lọc dần qua các vòng chung tuyển và phúc tuyển.

Thực tế, chu trình tuyển sinh, với những thông số tương tự, của trường vẫn diễn ra như vậy trong nhiều năm qua. Và ở đó, trong rất nhiều khó khăn, rào cản lớn nhất với đơn vị đào tạo này vẫn là việc tìm được những học sinh ở độ tuổi 11 đủ say mê với xiếc.

"Không hẳn ngành xiếc không được xã hội quan tâm như chúng ta thường mặc định. Nói cho đúng, thì đối tượng cần quan tâm nhất khi tuyển sinh lại quá nhỏ tuổi" - NSƯT Ngô Lê Thắng nói - "Nhiều trường bây giờ có thể áp dụng hình thức truyền thông online để tuyển sinh. Nhưng ở độ tuổi 11 khó có thể đòi hỏi các em lên mạng và đọc về hình thức tuyển, hoặc chế độ học tập tại trường".

Đào tạo xiếc - nhìn từ một cuộc thi - Ảnh 4.

Bởi thế, cách tuyển sinh phổ biến nhất của trường xiếc hàng năm vẫn là… tới hàng trăm trường tiểu học, biểu diễn trực quan rồi thăm dò xem em nào… thích xiếc. Nếu có thì câu chuyện tiếp theo là quá trình làm việc của trường với phụ huynh, bởi thực tế cho thấy: Nếu không quan tâm từ trước, không nhiều bố mẹ muốn cho con theo chuyên ngành này.

"Các em chỉ có 11 tuổi nên trường phải có chế độ bảo mẫu 24/7, thầy giáo quản sinh phải ngủ đêm ở đấy. Để các bậc cha mẹ đồng ý, chúng tôi thường mời cha mẹ các em tới trường, xem ký túc xá và chỗ học rồi tư vấn thuyết phục thêm" - ông Thắng kể.

Thực tế, sau khâu tuyển sinh, những khó khăn - và cả bất cập - liên quan tới việc đào tạo nghề xiếc cũng đã được nhắc nhiều tại các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên ngành. Đó là việc thí sinh được đào tạo lâu (5 năm so với 18 tháng như nhiều trường trung cấp) nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực có tuổi nghề ngắn ngủi. 

Do yêu cầu đặc thù, khoảng 50 giảng viên tại đây chỉ có thể tập trung đào tạo từ 40 học viên cho một khóa học (trong khi một lượng giảng viên tương đương tại các trường trung cấp có thể đạt hiệu suất gấp 5 lần). Rồi, tấm bằng "trung cấp" hiện tại khiến các em ra trường chỉ được xét theo bậc tương đương diễn viên hạng 4…

Như lời NSƯT Ngô Lê Thắng, hiện tại, quyết tâm xin "nâng cấp" thành một trường cao đẳng đang được phía đơn vị đào tạo này đặt ra. Còn trước mắt, "chúng tôi tiếp cận những khó khăn đặc thù ấy, với tâm thế rằng đó là cái nghề của mình. Vậy đừng kêu khó, mà hãy tập trung nghĩ cách vượt qua cái khó đấy".

Từ "xa" đến "gần"

Thực tế, theo kinh nghiệm của NSƯT Ngô Lê Thắng, việc tuyển sinh của trường xiếc thường bắt đầu từ những vùng xa trung tâm Hà Nội, bởi ít phụ huynh trong nội thành muốn cho con theo nghề này. Tuy nhiên, riêng năm nay, lượng học sinh đến từ nội thành đã tăng cao, trong đó có nhiều em đến từ những gia đình cán bộ, viên chức. Đây là tín hiệu vui, cho thấy cách nhìn của cộng đồng với nghề xiếc đang dần cởi mở hơn.

Tin cùng chuyên mục

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Ngày 18/12, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.