Cựu sĩ quan đặc nhiệm Hải quân Mỹ lý giải nghiệp vụ trong cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan
(Thethaovanhoa.vn) - Chiến dịch giải cứu diễn ra tại Hang Tham Luang ở miền bắc Thái Lan đã thành công rực rỡ khi những người thợ lặn đưa các thành viên bị mắc kẹt cuối cùng của đội bóng đá thiếu niên đến nơi an toàn.
- KẾT THÚC cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan: Các đặc nhiệm hải quân cuối cùng đã trở ra
- TOÀN CẢNH vụ giải cứu đội bóng Thái Lan Wild Boars qua các con số
Các lối đi hẹp, tầm nhìn gần như bằng không cùng những mối đe dọa liên tiếp từ thời tiết đã khiến cho hoạt động cứu hộ trở nên vô cùng khó khăn. Saman Kunan, 38 tuổi, cựu đặc nhiệm SEALS Hải quân Thái Lan, đã hy sinh khi anh bị bất tỉnh trong khi đặt các thùng chứa không khí dự phòng dọc theo tuyến đường đến hang động nơi các cậu bé đang bị mắc kẹt.
Làm cách nào để hướng dẫn hơn chục cậu bé lặn hàng cây số trong lối ngầm trong bóng tối trong khi nhiều chúng không hề biết bơi? Josh Ismay, một cựu sĩ quan l đặc nhiệm Hải quân Mỹ và có đủ kinh nghiệm, nghiệp vụ về lặn, cứu hộ sâu, giải thích cách nhiệm vụ giải cứu được thực hiện.
* Chiến dịch giải cứu có thể khó khăn như thế nào?
- Từng phần của chiến dịch này đều có độ khó riêng. Đội cứu hộ phải bơi trong những lối hẹp dưới nước, rồi nổi trên mặt nước và đi bộ đến khu vực ngập úng tiếp theo và tiếp tục lặn. Họ phải lặp đi lặp lại quá trình đó, và các cậu bé cũng phải làm như vậy dù chúng không hề biết bơi. Điều đáng quan tâm ở đây là sự cân bằng giữa việc xem xét độ an toàn và những hoạt động cần thiết để thoát ra khỏi hang. Những điều kiện đặc thù đối với vấn đề này sẽ điều khiển mọi quyết định được đưa ra.
* Sự khác biệt việc lặn trong hang động với lặn ngoài biển hay hồ?
- Trong hang động, bạn không thể thoải mái tiếp cận với bề mặt, tức khi gặp nguy hiểm dưới nước, bạn không thể ngay lập tức sử dụng dụng cụ thở để lấy không khí. Bạn phải vượt qua hang động trước. Dụng cụ thở của bạn có thể bị thủng hay mắc kẹt khi bạn đang cố thoát ra khỏi một đường ngầm hẹp, và bạn có thể không sửa chữa nổi những sai lầm mà mình đã gây ra. Càng nhiều dụng cụ mang theo bên mình, càng nhiều "cơ hội" cho một thứ gì đó bị mắc lên những tảng đá mấp mô. Tôi có thể tưởng tượng ra trường hợp những người thợ lặn ném đi dụng cụ của họ để đảm bảo các yếu tố cần thiết vì những lý do trên.
Những thợ lặn trong hang động thường mang theo những ống không khí nén bên hông của họ thay vì mang trên lưng. Sẽ là dễ dàng hơn khi chạm tới một thứ gì đó dưới cánh tay so với việc phải túm những thứ ở sau lưng.
* Thợ lặn liệu có thể nhìn thấy đường thoát ra ngoài khi đang ở dưới nước?
- Rất khó. Chỉ một chút cặn bẩn trong hang động đã có thể khiến nước trở nên ngầu đục, đặc biệt khi các thợ lặn phải bơi qua đó. Nó không cần quá nhiều sự tác động để làm đục dòng nước đến mức bạn không có khả năng nhìn thấy bàn tay của mình ngay trước mắt mình nữa, thậm chí khi có ánh đèn. Những thợ lặn chuyên nghiệp có thể đã quen với tầm nhìn yếu và điều kiện ít ánh sáng như vậy ở dưới nước, nhưng những cậu bé thì chắc chắn là không.
Những thợ lặn người Thái và quốc tế trang bị một đường dây thừng xuyên qua làn nước để dẫn đường cho họ. Người lớn cùng những cậu bé có thể đi được thành một hàng, điều đó sẽ định hướng họ và giảm thiểu khả năng bị lạc dưới nước. Hầu hết những bước đi sẽ được thực hiện bởi cảm giác, dẫn họ từng bước, từng bước một.
* Điều gì có thể giúp những cậu bé không hề biết bơi có thể lặn ra khỏi hang?
- Đáp án là đội cứu hộ cùng những nhà chức trách phải làm nó trở nên dễ nhất có thể cho lũ trẻ. Mặt nạ bao quát toàn mặt, sử dụng một cách gián tiếp. Thợ lặn dẫn đường sẽ đeo một chiếc mặt nạ (giống như kính bơi cầu lồi) che toàn bộ mắt và có thể thở với một máy điều chỉnh riêng biệt kết nối với ống thở của họ thông qua ống cao su.
Một mặt nạ che phủ hoàn toàn kết hợp cả hai người, có thêm khả năng kết nối xuyên qua nước. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra vì nó giúp thợ lặn có thể nói chuyện với bọn trẻ khi lặn qua hang động, bảo đảm chúng vẫn an toàn.
* Nguy cơ đến từ "bệnh khí ép"?
- "Bệnh khí ép" là tình trạng sức khỏe suy giảm do những bong bóng khí ni-tơ tạo ra trong máu và cơ. Nó sẽ xảy ra tương đương với thời gian bạn ở dưới giới hạn độ sâu và khi bạn đưa người lên để lặn đủ chậm khiến khí ni-tơ trong máu khuếch tán ra khỏi phổi.
Nước ở trong động có vẻ như không quá sâu để tạo ra những triệu chứng này.
Quỳnh Trang (Theo The New York Times)