Cuộc đời sau ống kính: Ăn mày cửa Phật
Những người đã từng về Yên Tử hành hương trước năm 2000 có lẽ không xa lạ với hình ảnh này: Con dốc lên chùa Lân, một trong các ngôi chùa nhỏ nhưng yên tĩnh và đẹp trên đường lên đỉnh núi Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Xem chuyên đề "Chuyện đời sau ống kính" TẠI ĐÂY
Ảnh được chụp vào mùa hội Xuân Yên Tử năm 1996, khi hàng chục người ăn mày ngồi rải rác trên con dốc được lát bằng những viên sỏi lớn, dẫn lên ngôi chùa đã có hơn 700 năm tuổi, hai bên là những am tháp cổ kính.Chùa Lân khi đó tuy nhỏ nhưng đẹp và yên tĩnh, cổ kính với những vườn mơ xanh ngắt. Mơ chùa Lân cũng là sản vật nổi tiếng của cả vùng Yên Tử.
Những người ăn mày ở chùa Lân trong ảnh này nom không chuyên nghiệp. Khác với ởchùa Hương vào khoảng thời gian đó, ăn màyđã biết mặc quần áo nâu, giả làm người tu hànhvà đứng xếp hàng chờ bố thí trên con đường vào động Hương Tích. Tại đây,ăn mày chỉ là… ăn mày, hoặc đơn giản là những người địa phương tranh thủ lúc nông nhàn và đến chùa kiếm thêm thu nhập.
Cô giáo hưu trí Vũ Bích Cươngở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh hồi đó cho biết, cô từng nghe một bà lão người địa phương kể rằng tranh thủ ra ngồi một lúc “cũng kiếm được khối”.
- Cuộc đời sau ống kính: Hạ Long, ngày chưa đông đúc
- Cuộc đời sau ống kính: Ai còn nhớ chùa Vân Tiêu trên Yên Tử?
- Cuộc đời sau ống kính: Sông Sài Gòn, 30 năm trước...
Đến Yên Tử bây giờ, nhiều người có thể không còn nhận ra đâu là cảnh cũ, người xưa. Con đường vào từ quốc lộ 18 đã thênh thang và phẳng lỳ. Chùa Lân nhỏ bé và yên tĩnh năm nào nay đã trở thành một thiền viện khang trang. Năm 2002, chùa này đã được mở rộng và xây dựng lại rất hoành tráng và là ngôi chùa có quy mô lớn và nguy nga nhất trong hệ thống chùa tháp ở Yên Tử, trên diện tích hơn 12,5 ha. Tại đây thường xuyên tổ chức những buổi thuyết giảng, những khóa tu và rất nhiều người quanh năm lui tới.
Khi tôi đăng bức ảnh này lên Facebook cá nhân, nhiều người trẻ tuổi đã ngỡ ngàng vì không nghĩ là một thiền viện khang trang, lộng lẫy như chùa Lân một thời từng có cảnhdân dã, đời thường như thế. Ông Nguyễn Văn Tuyên, một nhà nhiếp ảnh sống ở Uông Bí thì nói rằng, ôinhớ quá, chùa Lân nay thay đổi hết rồi…
Lưu Quang Phổ