Cụ ông từ chối tiền đền bù 339 tỷ đồng cho ngôi nhà cũ, chuyên gia xem xong chỉ biết nói: "Nhà này không thể phá"
Ngôi nhà cũ nhưng các chuyên gia vừa nhìn đã biết nó có lai lịch không hề tầm thường.
Người đàn ông từ chối khoản tiền 339 tỷ đồng
Năm 2007, làng Dongshima ở thành phố Trịnh Châu thuộc diện kế hoạch được phá dỡ và xây dựng lại với quy mô lớn. Phần lớn người dân nơi đây đều cảm thấy họ sắp nhận được "món hời" vì nhà cũ không chỉ được phá bỏ, họ có thể chuyển đi nơi khác sinh sống mà còn nhận lại khoản tiền đền bù lớn. Cũng vì thế, từ khi việc phá dỡ nhà bắt đầu, mọi người đều hào hứng ký tên vào hợp đồng.
Ngay khi chủ đầu tư nghĩ rằng mọi việc đang diễn ra thuận lợi, họ đã tìm đến nhà ông Ren Jinling. Người đàn ông 70 tuổi này kiên quyết từ chối đề nghị nhận tiền đền bù và phá dỡ nhà, đồng thời còn yêu cầu chủ thầu đừng đến làm phiền gia đình ông.
Khi đánh giá lại căn nhà của ông Ren Jinling, chủ đầu tư thấy đây chỉ là một căn nhà bình thường, thậm chí có một vài không gian còn xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, do không muốn dự án chậm tiến độ, họ liên tục nâng mức tiền bồi thường cho ông Ren Jinling từ 5 triệu NDT (~16.8 triệu đồng) lên đến hàng chục triệu NDT. Cho đến khi số tiền đền bù chạm mốc 100 triệu NDT (~339 tỷ đồng), ông Ren Jinling vẫn kiên quyết từ chối và không chịu dời nhà đi thì lúc này, chủ đầu tư không còn dám tin vào sự thật.
Cũng vì sự kiên định của ông Ren Jinling, nhà thầu đã tích cực đến nói chuyện với gia đình ông hàng ngày. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng điều này đã nhanh chóng làm cụ ông tức giận. "Cho dù các anh có cho tôi 1 tỷ hay 10 tỷ, tôi cũng nhất quyết không phá căn nhà", ông Ren Jinling khẳng định.
Vào thời điểm đó, nhiều dân làng cũng biết về sự việc này và mỉa mai ông Ren Jinling quá cứng đầu. Có người còn nói thẳng với cụ ông 70 tuổi: "100 triệu NDT này ông không lấy, nhưng chẳng lẽ con cháu trong nhà không cần sao?".
Đối mặt với sự phiền phức từ dân làng và chủ đầu tư, ông Ren Jinling lớn tiếng nói một câu, lập tức khiến mọi người im lặng. "Gia đình tôi không giàu có. 100 triệu NDT đúng là mua được rất nhiều thứ, nhưng có những thứ là báu vật vô giá, một khi mất đi là không bao giờ lấy lại được", ông Ren Jinling nói.
Hết cách với cụ ông 70 tuổi, chủ thầu chỉ đành tìm đến Cục Bảo vệ di tích và văn hóa địa phương để nhờ phân xử. Thế nhưng, khi chuyên gia được cử đến tìm hiểu nhà ông Ren Jinling, họ đã bị sốc và khẳng định: "Ngôi nhà này thực sự không thể bị phá hủy".
Bí ẩn đằng sau ngôi nhà "không thể phá hủy" của cụ ông 70 tuổi
Hóa ra nguyên nhân khiến ông Ren Jinling kiên quyết giữ lại căn nhà bởi đây là ngôi nhà cổ do tổ tiên truyền lại, đã được xây dựng từ năm 1775. Trong hơn 200 năm thăng trầm, dù giàu hay nghèo, gia đình ông Ren vẫn luôn sinh sống tại đây. Đối với gia tộc nhà ông Ren Jinling, căn nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là biểu tượng lịch sử, "người bạn" đã cùng họ đi qua những năm tháng khó khăn.
Trước khi ông nội và cha của Ren Jinling qua đời, họ đều dặn dò con trai phải bảo vệ ngôi nhà của tổ tiên này. Cũng vì thế, kể từ khi kế thừa tổ thất, bất luận là dù mùa hè nóng bức hay mùa đông giá rét, Ren đều ở trong nhà cũ, ngoan cố không đi đâu.
Để bảo vệ căn nhà, ông Ren Jinling thậm chí còn không lắp đặt máy điều hòa không khí và hệ thống sưởi để bảo vệ các di tích văn hóa của gia đình. Tuy nhiên, dù có bảo quản nhà ở kỹ càng đến đâu thì qua năm tháng, căn nhà của ông Ren cũng bị hao mòn ít nhiều.
Còn về phía các chuyên gia đến từ Cục Bảo vệ di tích và văn hóa, họ chỉ cần nhìn thoáng qua ngôi nhà cổ kính, chứa đầy dấu ấn thời gian là biết chúng phải có "lai lịch" khủng như thế nào.
Theo đó, có ba gian nhà nhỏ ở sân trước và sân sau của ngôi nhà cổ, tất cả đều có thiết kế ngói cứng độc đáo. Ngoài ra, căn nhà còn chứa đựng nhiều di sản văn hóa như đồ sứ, tranh màu và áo choàng thời nhà Thanh được trưng bày trong phòng, thể hiện nét tinh xảo của các vật phẩm quý tộc của triều đại nhà Thanh.
Ngay cả một số vật dụng nhỏ dùng trong cuộc sống hàng ngày như cái xẻng, khung cửi… cũng mang đậm dấu tích lịch sử. Ngoài ra, những từ được khắc trên mái hiên của cánh cửa là minh chứng rõ ràng của dòng chảy lịch sử đã tồn tại.
Từ kết quả điều tra, các chuyên gia kết luận: Ngôi nhà có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu phong cách kiến trúc vào giữa và cuối triều đại nhà Thanh. Cũng vì thế, các đơn vị liên quan thống nhất ngôi nhà này không nên bị phá hủy và cần được liệt kê vào danh sách di tích văn hóa cần được bảo vệ của thành phố.
Ngôi nhà của ông Ren Jinling có ý nghĩa rất lớn với việc nghiên cứu lịch sử triều đại nhà Thanh
Thấy kết quả như vậy, chủ đầu tư không còn dám cưỡng chế ông Ren Jinling phá nhà. Tuy nhiên, khi những ngôi nhà xung quanh dần bị phá bỏ, hàng loạt vấn đề của cụ ông 70 tuổi mới lần lượt xuất hiện.
Quyết định cuối cùng của cụ ông với căn nhà cổ 339 tỷ đồng
Thời gian ngắn sau, chủ đầu tư bắt đầu phá dỡ và xây lại vùng đất xung quanh, tất nhiên là phải trừ khu vực nhà ở của ông Ren Jinling. Khi những nhà hàng xóm trở thành công trường, nhà của ông Ren luôn bị bao vây bởi tiếng ồn và khói bụi. Cho dù cuộc sống khó khăn đến mấy, ông Ren Jinling vẫn chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình.
Áp lực cuộc sống đối với ông không sao, nhưng luôn có một số công nhân lẻn vào khu nhà. Mỗi lần họ rời đi, một ít gạch ngói và đồ vật có giá trị sẽ biến mất một cách khó hiểu.
Sau cùng, do nhận thấy bản thân không còn khả năng bảo vệ tốt ngôi nhà, ông và gia đình đã thảo luận về giải pháp cuối cùng. Theo đó, cụ ông chủ động liên hệ với Cục Bảo vệ di tích và văn hóa địa phương để xin chuyển ngôi nhà cổ thành bảo tàng, đồng thời hiến tặng đồ vật ó giá trị nghiên cứu về di tích lịch sử.
Đối mặt với các chuyên gia, Ren Jinling chỉ đưa ra một điều kiện nhỏ nhoi. Đó là sau khi nhà cũ trở thành bảo tàng, ông và vợ có thể thành hướng dẫn viên bảo tàng, để có quay lại nhà thường xuyên.
Đến thời điểm hiện tại, các trường học gần đó vẫn thường xuyên tổ chức các buổi viếng thăm bảo tàng nhà ông Ren Jinling, dưới sự hướng dẫn của người đàn ông hơn 70 tuổi. Miễn là có chứng minh nhân dân, mọi người có thể ra vào bảo tàng miễn phí.
Sau khi câu chuyện của Ren Jinling được chia sẻ rộng rãi, nhiều người đã dành lời khen cho tấm lòng tôn trọng lịch sử gia đình ông. "Họ chỉ muốn bảo vệ, truyền bá lịch sử và văn hóa tốt hơn. Họ chưa từng nghĩ đến việc kiếm một đồng lời nhuận từ ngôi nhà của cha ông. Đây là việc mà không phải người bình thường nào cũng làm được", một cư dân mạng đã để lại bình luận.
Nguồn: Toutiao