Covid-19 chưa chính thức được coi là bệnh đặc hữu trên thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 21/4, thế giới đã ghi nhận 507.127.164 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.232.964 ca tử vong. Số người đã bình phục là 459.568.539 trong khi vẫn còn 41.948 ca đang phải điều trị tích cực.
22/04/2022 00:00

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 21/4, thế giới đã ghi nhận 507.127.164 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.232.964 ca tử vong. Số người đã bình phục là 459.568.539 trong khi vẫn còn 41.948 ca đang phải điều trị tích cực.      

Đến nay, thế giới đã có hơn 506,77 triệu ca mắc Covid-19 và 6,23 triệu ca tử vong

Đến nay, thế giới đã có hơn 506,77 triệu ca mắc Covid-19 và 6,23 triệu ca tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 ngày 21/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 506,77 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 6,23 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân đã bình phục là hơn 458 triệu người, trong khi vẫn còn gần 41,37 triệu bệnh nhân đang phải điều trị.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với tổng cộng hơn 187,9 triệu ca mắc và hơn 1,8 triệu ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 146,4 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận hơn 97,6 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong, trong khi Nam Mỹ có hơn 56,6 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong.       

Đến nay, COVID-19 chưa chính thức được coi là bệnh đặc hữu trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng ngay cả khi các biện pháp phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng được tăng cường, COVID-19 vẫn nghiêm trọng hơn bệnh cúm. Đáng chú ý, một nữ nhân viên y tế ở Tây Ban Nha đã mắc COVID-19 hai lần trong vòng 20 ngày. Đây được cho là khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mắc được ghi nhận kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Nghiên cứu cho thấy nữ nhân viên y tế 31 tuổi nhiễm biến thể Delta trước, tiếp đó nhiễm biến thể Omicron.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Người này đã mắc COVID-19 vào tháng 12/2021, khoảng 12 ngày sau khi cô tiêm mũi vaccine tăng cường. Cô không có triệu chứng bệnh và đã thực hiện cách ly 10 ngày. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi quay lại làm việc vào tháng 1/2022, cô bắt đầu có những triệu chứng nhiễm virus như ho, sốt và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh trường hợp này cho thấy kể cả những người đã tiêm phòng COVID-19 và từng mắc bệnh cũng không nên chủ quan rằng họ sẽ được bảo vệ trước nguy cơ tái nhiễm.       

Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, hiện có hơn 82,4 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 1 triệu ca tử vong. Trong bối cảnh nhà chức trách bang Miami đã dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, các chuyên gia y tế vẫn khuyến nghị người dân duy trì việc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khi đến các khu vực khép kín có đông người tụ tập. 

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người có nguy cơ cao mắc COVID-19 có thể tiếp tục sử dụng các loại khẩu trang chất lượng cao để bảo vệ bản thân. Theo bà Emily Sickbert-Bennett, Giám đốc phòng chống nhiễm trùng tại Trung tâm Y tế UNC, duy trì đeo khẩu trang khi những người khác không đeo vẫn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, song không thể hiệu quả như khi tất cả mọi người đều đeo khẩu trang.       

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết Mexico có thể tuyên bố chấm dứt đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong giảm liên tiếp trong vòng một tháng qua xuống còn bình quân gần 2.000 ca nhiễm/ngày và 40 ca tử vong/ngày. Theo dự báo của PAHO, đại dịch ở Mexico nhiều khả năng kết thúc vào tháng 5 tới, khi phần lớn dân số trên 18 tuổi sẽ được tiêm 1-2 liều vaccine tăng cường và triển khai tiêm cho trẻ trên 5 tuổi.       

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Á, Thái Lan đang xem xét nới lỏng hơn nữa các hạn chế về nhập cảnh, kể cả việc rút ngắn thời gian cách ly đối với những người chưa được tiêm chủng và điều chỉnh chương trình “Xét nghiệm và Lên đường” (Test & Go) dành cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Trước đó, Bộ Y tế nước này đã đề xuất nới lỏng các biện pháp xét nghiệm đối với du khách nhập cảnh.

Thời gian cách ly đối với những du khách chưa được tiêm phòng có thể giảm xuống, nếu hệ thống cách ly đáng tin cậy được thiết lập. Chương trình “Test & Go” dành cho khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ và những người Thái Lan về nước cũng có thể được điều chỉnh khi các quốc gia khác đã nới lỏng những hạn chế nhập cảnh. Dự kiến, những thay đổi sẽ có hiệu lực từ 1/5.      

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Cambridge, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Hàn Quốc đang từng bước đưa việc dạy và học trở lại bình thường khi số ca mắc đã giảm xuống dưới 100.000 ca/ngày. Bắt đầu từ ngày 1/5, tất cả học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn Hàn Quốc sẽ trở lại trường học trực tiếp, với chương trình các môn học và hoạt động ngoại khóa như bình thường. Việc xét nghiệm COVID-19 cũng sẽ được thay đổi thành “tự nguyện”.

Các hoạt động như các khóa học trải nghiệm quy mô nhỏ dựa trên các lớp học và năm học sẽ được bắt đầu tổ chức lại, trong khi việc tổ chức các chuyến đi thực tế hay phải lưu trú ở nơi khác sẽ do nhà trường quyết định  sau khi trưng cầu ý kiến của giáo viên và học sinh. Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyến nghị các trường cao đẳng, đại học hoàn toàn có thể chuyển đổi hình thức giảng dạy trực tuyến sang giảng dạy trực tiếp tùy theo tình hình thực tế.       

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Trung Quốc, khu hành chính đặc biệt Hong Kong đã nới lỏng giãn cách theo từng giai đoạn từ ngày 21/4 nhằm từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn 1, các nhà hàng được phục vụ khách ăn tại chỗ đến 22h00, thay vì 18h00. Khách hàng phải quét mã QR bằng ứng dụng di động “An tâm xuất hành” trước khi vào quán và nhân viên sẽ kiểm tra “thẻ thông hành vaccine” của khách. Chính quyền Hong Kong cũng đã cho phép mở cửa trở lại các cơ sở thể thao trong nhà và ngoài trời, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện, địa điểm giải trí công cộng, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim cũng như các cơ sở tôn giáo...

Từ ngày 19/4, nhiều trường học cũng đã nối lại việc học trực tiếp theo từng giai đoạn sau nhiều tháng học trực tuyến. Các trường mẫu giáo sẽ nối lại các lớp học trực tiếp nửa ngày theo từng giai đoạn, sớm nhất vào ngày 3/5. Giáo viên, nhân viên và học sinh được yêu cầu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hàng ngày, nếu có kết quả âm tính mới được đến trường. Chính quyền Hong Kong cũng đã phân phát bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho các trường. 

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, các bể bơi, bãi biển, quán bar, câu lạc bộ đêm và phòng xông hơi vẫn đóng cửa. Trong khi đó, thành phố Thượng Hải vẫn duy trì các biện pháp hạn chế do số ca mắc mới tăng trở lại. Chính quyền thành phố lớn nhất Trung Quốc này đã thông báo tạm thời tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, kể cả ở những quận đã khống chế được chuỗi lây nhiễm trong bối cảnh số ca mắc mới bên ngoài các khu cách ly ở thành phố này tăng trở lại.     

Liên quan đến vaccine dành cho trẻ em nhỏ, hãng dược phẩm Moderna có kế hoạch vào cuối tháng này nộp đơn lên cơ quan quản lý y tế Mỹ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo nhà sản xuất dược phẩm này, phác đồ tiêm 2 liều vaccine của Moderna có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm khoảng 38% ở trẻ từ 2 - 5 tuổi, trong khi tỉ lệ này ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 44%.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 22/3/2022. Ảnh: IRNA/TTXVN

 Trong một thông báo hồi tuần trước, các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cũng cho biết liều thứ 3 của vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng này phối hợp bào chế đã tạo ra sự bảo vệ đáng kể chống lại biến thể Omicron ở trẻ em khỏe mạnh từ 5-11 tuổi.       

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago, trong thời gian trước khi xuất hiện biến thể Omicron, việc mắc COVID-19 có triệu chứng ở những người chưa tiêm vaccine sẽ tạo miễn dịch ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm tương tự như tiêm vaccine công nghệ mRNA và khả năng bảo vệ thậm chí dài hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ lên đến 85% trước nguy cơ tái nhiễm, giảm 88% nguy cơ nhập viện. Mức độ bảo vệ này ổn định và không giảm trong thời gian lên đến 9 tháng kể từ lần nhiễm đầu tiên.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: IRNA/TTXVN

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách vaccine và y tế cộng đồng vì cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên trước nguy cơ bệnh nặng và nhẹ tương tự như vaccine công nghệ mRNA tạo ra. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vaccine trước nguy cơ bệnh nhẹ đã cho thấy sự giảm dần sau 6 tháng. Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế nhận định dù việc mắc COVID-19 có thể tạo ra khả năng bảo vệ tương tự như vaccine công nghệ mRNA, nhưng tiêm chủng vẫn là biện pháp an toàn hơn đáng kể để có được khả năng miễn dịch đó.       

Một nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển) cho thấy tiếp xúc với các vật chất gây ô nhiễm không khí dù chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người trưởng thành trẻ tuổi. Điều này nhấn mạnh vai trò của chất lượng không khí trong đại dịch và phản ánh cái giá sức khỏe mà con người phải trả do ô nhiễm. 

Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Theo kết quả nghiên cứu, người trẻ hít phải một số khói bụi ô nhiễm do các phương tiện giao thông xả ra sẽ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các loại bụi PM10 và PM2,5 trong 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm PCR có thể làm tăng nguy cơ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Nguy cơ dương tính cũng tăng nếu người đó tiếp xúc với carbon đen một ngày trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ giữa việc hít phải khí NO2 và nguy cơ mắc COVID-19. Những mối liên hệ này cũng không chịu tác động bởi các yếu tố khác như giới tính, thói quen hút thuốc, tình trạng thừa cân hay bệnh hen.  

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/ TTXVN

     

Một tin vui là các nhà nghiên cứu tại Viện truyền nhiễm và miễn dịch Peter Doherty (Australia) mới đây đã tiến hành kiểm tra mức độ hiệu quả của các sản phẩm tẩy rửa gia dụng phổ biến trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 bám trên các bề mặt. Nghiên cứu cho thấy nước rửa bát, chất tẩy trắng và cồn rất hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2, trong khi dấm hoàn toàn không có tác dụng này. Nghiên cứu cũng chỉ ra độ đậm đặc tối thiểu mà người dùng có thể pha loãng sản phẩm tẩy rửa gia dụng mà vẫn ngăn chặn được virus SARS-CoV-2.

Tiến sĩ Julie McAuley cho biết để tạo ra dung dịch làm sạch hiệu quả, chỉ cần hòa tan lượng hóa chất bình thường như khi rửa bát (2ml hóa chất trên 1l nước), sau đó dùng dung dịch này lau sạch những bề mặt có khả năng chứa virus và để khô tự nhiên. Với chất tẩy trắng, kết quả cho thấy khi pha 5ml hóa chất vào 1 lít nước là đã có thể khử khuẩn bề mặt nhà tắm.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/ TTXVN

Nước rửa tay chứa cồn, hoặc dung dịch sử dụng để làm sạch bề mặt cần phải chứa 40% cồn mới phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá xem liệu việc kết hợp nhiều sản phẩm gia dụng có tăng mức độ khử trùng hay không. Kết quả cho thấy việc kết hợp cả thuốc tẩy trắng và nước rửa bát không hiệu quả hơn so với việc dùng riêng từng loại để diệt virus.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên trộn chung nhiều hóa chất, do một số chất khử trùng gia dụng có chứa những chất đệm có khả năng làm mất tác dụng chống virus của những hóa chất khác khi trộn lẫn. Toàn bộ thông tin về những sản phẩm, dung dịch thử nghiệm và kết hợp đều đã được công bố để giúp người dùng có thể lên kế hoạch khử trùng bề mặt an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm tại nhà và công sở.

TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.