Hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị văn hóa cồng chiêng Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung gặp nhiều khó khăn. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đã có nhiều chương trình, hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, điển hình là đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020”.
Ngày 27/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020.
Ở Tây Nguyên, cồng chiêng được xem là linh hồn của các buôn làng. Theo đó, có những người con sinh ra để làm nghề “bác sĩ” - khám, chữa bệnh cho cồng chiêng mỗi khi chúng hư hỏng, lạc tông nhạc. Mặc dù còn rất ít những người biết chỉnh chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Gia Lai, nhưng một khi đã đam mê, những người này “say nghề” không dứt.
Tối 28/8, tại huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức công bố Quyết định công nhận cồng chiêng dân tộc Cor là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Chiều 2/12, ngày cuối của Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018, Ban tổ chức đã phục dựng Lễ khánh thành Nhà Rông mới tại Nhà Rông làng Ốp, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku (Gia Lai).
Ngày 1/12, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra từ ngày 30/11 đến 2/12/2018.
Tối 30/11, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, dự khai mạc Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018, Thủ tướng cho rằng, không ai gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng tốt hơn chính đồng bào Tây Nguyên, những chủ thể đích thực của di sản độc đáo này.
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai vào ngày 30/11-2/12/2018. Đây là dịp du khách tứ phương được chiêm ngưỡng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên qua nhiều hoạt động, nghi lễ độc đáo được phục dựng một các tỉ mỉ, sinh động.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 10 Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và 2 Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất