Cổ nhân dạy: Người biết cách đối nhân xử thế, đi đến đâu cũng gặp quý nhân, cả đời nhẹ nhõm bước trên hoa gấm
Người thông minh luôn biết cách diễn đạt uyển chuyển, ăn nói khéo léo, và cẩn thận khi thốt ra từng lời nói.
(01)
Niu Sengru là một học giả tài năng vào thời nhà Đường. Lúc lên kinh dự thi, trong khi những thí sinh khác vội vã đi thăm gặp và kết giao những người nổi tiếng. Ông lại một mình ở khách điếm học hành.
Đại văn hào Hàn Dũ lúc này đang tìm kiếm nhân tài, biết tin liền hỏi học trò của mình rằng: "Niu Sengru đã đi nhờ vả người khác chưa?"
Khi nghe được câu trả lời là không có. Hàn Dũ liền nói tiếp:
"Niu Sengru có học thức, có bản lĩnh, ta thực không đành lòng để một tài năng như vậy bị mai một."
Nghe vậy, học trò Hoàng Phủ Thực liền thưa: "Người có lòng giúp, nhưng hắn ta lại không chủ động muốn gặp, lẽ nào người còn phải đích thân đến tìm sao?"
Hàn Dũ nghe học trò hỏi thế liền cười đáp: "Tiến cử hiền tài cho quốc gia, có gì đâu mà phải nghĩ nhiều thế. Con đến khách điếm đó đi, bảo rằng ngày mai ta sẽ gặp anh ta."
Ngày hôm sau, lúc hai người họ đến nơi thì Niu Sengru đã ra ngoài từ sớm. Hàn Dũ không ngần ngại mà viết mảnh giấy thông báo hai người họ đến thăm, rồi dán ngay cửa phòng Niu Sengru.
Thấy Hoàng Phủ Thạch khó hiểu, Hàn Dũ đã giải thích: "Làm như thế để Niu Sengru không cảm thấy xấu hổ. Đồng thời giúp hắn thanh minh với người khác, đến ta hắn cũng không gặp, nói chi là người khác."
Nhờ tính cách trọng nhân tài, lại biết cách giỏi đối nhân xử thế, luôn đặt mình vào vị trí người khác đó, mà người đời sau khi nhắc đến Hàn Dũ vẫn vô cùng kính trọng ông.
(02)
Một lời nói của bạn, có khi lại ảnh hưởng rất lớn đến tính cách hoặc sự thay đổi cuộc đời của một người.
Người thông minh luôn biết cách diễn đạt uyển chuyển, ăn nói khéo léo, và cẩn thận khi thốt ra từng lời nói.
Câu nói đẹp sẽ đi vào lòng người, câu nói xấu sẽ hủy hoại một người. Thế nên cách nói chuyện và thái độ của bạn có thể quyết định thái độ của người nghe với bạn.
Không thể không nói rằng, nói chuyện là một loại nghệ thuật, cũng là một loại trí tuệ.
Những người biết cách ăn nói sẽ mang đến cho người khác cảm giác thoải mái, gần gũi và đáng tin cậy.
Ngược lại, những người thiếu kiềm chế, gặp gì cũng nói, có ngày họa từ miệng mà ra.
(03)
Sống trong xã hội này, không phải chuyện gì bạn nghe được cũng nên "truyền tai lại" cho người khác.
Có nhiều lúc, chỉ nên giữ câu chuyện đó cho riêng mình. Người càng trí tuệ, càng học được cách nói ít làm nhiều, tự mình học cách tiêu hóa những cảm xúc tiêu cực.
Những người thực sự thông minh không bao giờ thể hiện bản thân quá mức. Trái lại, sự khiêm tốn làm nên trí tuệ và sự tự tại từ chính họ.
Là một người trí tuệ, chúng ta nên học cách che giấu bản thân, đừng cái gì cũng thể hiện hết ra ngoài, như vậy rất dễ bị người khác nhìn thấu.
Đạo làm người là một điều rất quan trọng, nó góp phần giúp chúng ta tiếp cận người và việc một cách nhanh chóng hơn. Cư xử khéo léo, chính là cách kéo gần khoảng cách giữa người với người.
Như vậy, trên con đường tương lai, bạn nhất định sẽ gặp được nhiều người yêu mến, thậm chí là quý nhân đến giúp đỡ bạn.
Những ai không biết linh hoạt trong cách đối nhân xử thế, chính là đang tự mình thu hẹp cuộc đời của mình.
Người biết đạo làm người thì tự nhiên có thể hòa hợp với cả thiên hạ,
Năng lực thích nghi với hoàn cảnh với môi trường mới, cách bạn cư xử với người khác, chính là tiền đề để quyết định xem bạn có thể đi bao xa ở tương lai.
Khi bạn nghèo, khoan sợ hãi. Bởi lẽ nghèo không phải cái tội. Một khi bạn không chịu thay đổi, thì điều đó mới thực sự đáng sợ hơn nhiều!
Chỉ khi bạn biết thay đổi, biết vươn lên, mọi chuyện mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Những người thông minh không phải sinh ra đã nắm trong tay quyền cao chức trọng. Mà vì họ dựa vào đầu óc linh hoạt cộng với tài hành xử, ăn nói mà ghi điểm trong mắt mọi người.
Biết cách ứng xử và linh hoạt có thể tạo ra một thế giới rộng lớn hơn.
Vì vậy, người thông minh luôn biết đối mặt với chính mình, tự hoàn thiện mình, và thay đổi chính mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.