Có nên hạn chế 'biến tấu' khi dạy văn?

"Chúng ta chưa thực sự ứng xử với tác phẩm văn học theo cách phù hợp với một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ" - TS Trịnh Thu Tuyết (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội), nhận xét về việc giảng dạy văn học tại các trường phổ thông.
25/01/2024 19:40
Công Bắc

"Chúng ta chưa thực sự ứng xử với tác phẩm văn học theo cách phù hợp với một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ" - TS Trịnh Thu Tuyết (Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội), nhận xét về việc giảng dạy văn học tại các trường phổ thông - "Khi thì ta coi nó như phương tiện tuyên truyền giáo dục, khi thì chỉ tập trung lượng hóa các đơn vị kiến thức cho học trò đi thi, khi lại biến nó thành kịch bản để tổ chức các trò chơi hoặc tiến hành các kỹ thuật dạy học".

Những ý kiến của TS Tuyết được nêu ra hội thảo Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học từ tầm nhìn hiện đại (do Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thời gian qua tại Hà Nội) và đang gây được sự chú ý từ dư luận, cũng như giới chuyên môn.

Những ưu - nhược điểm  theo thời gian

Nhìn từ phương pháp dạy học truyền thống, Chương trình giáo dục 2006 cho đến Chương trình giáo dục 2018, TS Tuyết có những phân tích rõ về thực trạng của việc ứng xử với tác phẩm văn học trong giảng dạy của nhà trường phổ thông qua các thời kỳ. Theo đó, mỗi thời kỳ đều có những điểm mạnh nhất định nhưng có thể nhận ra cả sự thái quá và bất cập.

Trước hết với phương pháp dạy học truyền thống, tác phẩm văn học đã từng là phương tiện giáo dục tư tưởng đạo đức. Quan điểm này đưa tới tình trạng tại nhiều nơi, thầy trò chủ yếu phân tích, khám phá nội dung hiện thực và tính hiện thực của đối tượng được phản ánh trong tác phẩm.

Ở đây, khi đã đặt trọng tâm vào việc phân tích, tiếp nhận tác phẩm văn học ở nội dung hiện thực, ít nhiều sẽ xuất hiện sự cực đoan, thái quá khi coi nhẹ giá trị nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nhà văn. Cụ thể, trong quá trình phân tích, tiếp nhận tác phẩm văn học, nhiều thầy cô thường quan tâm đến nội dung được biểu đạt hơn là nghệ thuật biểu đạt. Từ đó, thầy trò sẽ chỉ bận tâm phân tích, cắt nghĩa nội dung hiện thực được phản ánh trong tác phẩm mà hầu như không mấy quan tâm cảm nhận sự lung linh của ngôn từ, những xúc cảm của nhịp điệu, cái linh diệu của tứ thơ, tính biểu tượng của chi tiết...

Có nên hạn chế 'biến tấu' khi dạy văn? - Ảnh 1.

TS Trịnh Thu Tuyết (bìa phải) tại hội thảo khoa học “Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học từ tầm nhìn hiện đại”

"Khi người phân tích, tiếp nhận chỉ muốn nhanh chóng đi qua yếu tố hình thức ngôn từ - vốn là đặc trưng của văn học - để nắm bắt nội dung hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, họ dường như  rũ bỏ phần hồn của một sinh thể sống để giải phẫu cái xác vô hồn" - TS Tuyết nói.

Trong khi đó, ở Chương trình giáo dục 2006, những đổi mới trong quan điểm giáo dục đã khiến nhà trường phổ thông "chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, nhưng về cơ bản vẫn còn nặng về trang bị kiến thức và kỹ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử".

Đặc biệt, ở khía cạnh đề thi, TS Tuyết cho rằng: Khi đề thi chủ yếu yêu cầu học sinh nghị luận về những tác phẩm đã được thầy giảng trong chương trình sách giáo khoa, việc học theo văn mẫu với tình trạng tiếp nhận thụ động, nặng đọc chép sẽ trở thành hệ lụy khó tránh ở nhiều nơi.

"Mỗi tác phẩm văn học do đó cũng chỉ còn là đối tượng "giải phẫu" của thầy, trong sự quan sát, tiếp nhận thụ động của trò. Toàn bộ hồn cốt tác phẩm, từ giá trị nghệ thuật tới nội dung tư tưởng, thông điệp đều bị mô hình hóa, công thức hóa, lượng hóa… để học sinh ghi chép, học thuộc và chép lại trong bài thi" -chuyên gia này nhận xét.

Đến Chương trình giáo dục 2018 (hiện đang thực hiện), mục tiêu được đặt ra là phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Mục tiêu này đưa tới sự đổi mới toàn diện và đồng bộ trong chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Đáng nói, ở khía cạnh phương pháp dạy, Chương trình giáo dục 2018 nêu: "Các hoạt động học tập được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: Học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xê-mi-na, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng".

Tuy nhiên, theo TS Tuyết: "Sự thái quá lại xuất hiện khi nhiều nơi, thầy trò biến các giờ văn thành những show tạp kỹ khá sôi động và ồn ào. Các hoạt động của kỹ thuật dạy học, trò chơi, đóng vai… khi bị lạm dụng sẽ không chỉ làm mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị, trình diễn mà còn khiến thầy trò rất khó trở lại tâm thế nghiêm túc vốn không thể thay thế trong không gian học đường. Điều này cũng khó tạo những thời khắc lắng sâu cho việc hiểu và cảm vẻ đẹp của tác phẩm văn chương, vốn là thứ không thể thiếu đối với một bộ môn nghệ thuật ngôn từ đặc thù văn học".

Không phủ nhận tính tích cực trong các hoạt động phụ trợ, đặc biệt là các trò chơi, trong giờ Ngữ văn nhưng TS Tuyết vẫn nhấn mạnh: Việc khám phá vẻ đẹp của một tác phẩm văn học tuyệt đối không phải là dừng lại xem tác phẩm "nói gì/gửi gắm gì" mà còn phải lý giải được tác giả "nói điều đó như thế nào/ bằng cách nào". Điều này không thể chỉ đếntừ việc đơn thuần bóc tách, rút ra "phần xác" của nội dung để thể hiện trong các trò chơi, các hoạt động".

"Để có thể chạm vào phần hồn và cảm nhận được vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, ta cần lắng nghe "tiếng nói" giữa những khe chữ, sự nghẹn ngào trong một phép lặp, phút ngừng lặng của một dấu ngắt, nhận ra những tầng nghĩa thẳm sâu của một chữ, một câu, một hình tượng… trong thế giới ngôn từ tuyệt đối hữu hạn của tác giả" - TS Tuyết bày tỏ - "Không thể chỉ xem, nhìn, nghe những lời thoại được biến tấu vô hạn trong các màn sắm vai của người diễn".

"Sự thái quá lại xuất hiện khi nhiều nơi, thầy trò biến các giờ văn thành những show tạp kỹ khá sôi động và ồn ào" - TS Trịnh Thu Tuyết.

"Đừng quên đặc trưng của văn bản ngôn từ"

Từ những hạn chế trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, TS Trịnh Thu Tuyết cho rằng không nên tổ chức quá nhiều các hoạt động, các kỹ thuật dạy học hoặc các trò chơi làm mất nhiều thời gian - để rồi cái đọng lại sau giờ học văncó thể chỉ là bề nổi của sự hoạt náo đối với một môn rất cần chiều sâu trầm lắng của chiêm nghiệm, suy tư.

Theo chuyên gia này, điều quan trọng nhất trong vai trò điều dẫn của giáo viên là phải xác định và lựa chọn đúng những kỹ thuật, những hoạt động thực sự phù hợp với mỗi tiết học, bài học.

Có nên hạn chế 'biến tấu' khi dạy văn? - Ảnh 3.

“Sân khấu hóa” tác phẩm văn học trong nhà trường đang là cách tiếp cận khá phổ biến. Ảnh có tính minh họa

Ví dụ, việc "Sân khấu hóa văn chương" chỉ nên tiến hành 1, hoặc nhiều lắm là 2 lần trong cả năm học với 1 trích đoạn tác phẩm phù hợp.  Tương tự, trong các tiết học về Tri thức ngữ văn, Thực hành Tiếng Việt, Củng cố, Ôn tập học kỳ…có thể tiến hành một vài trò chơi hoặc vận dụng những kỹ thuật dạy học trên tinh thần phù hợp và tiết chế, tránh làm ảnh hưởng tới thời gian, cũng như không khí mang tính cố định và đặc trưng, của các giờ học chính khóa.

Đặc biệt, từ kinh nghiệm của một cô giáo dạy văn, TS Trịnh Thu Tuyết khẳng định: "Một điều tôi cho rằng mang tính nguyên tắc, đó là tuyệt đối không quên đặc trưng của văn bản ngôn từ".

Theo TS Tuyết, giáo viên cần giúp học sinh cảm thụ vẻ đẹp của ngôn từ trong việc khắc họa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, tiếp nhận những bài học, những thông điệp… không chỉ qua những trao đổi, thảo luận mà còn bằng cả sự gợi mở, dẫn dắt… từ chính lời giảng của giáo viên. Không nên lo ngại rằng cách làm này sẽ khiến giờ dạy trở về phương pháp diễn giảng truyền thống, bởi giáo viên vẫn cần phải dùng một liều lượng phù hợp về sự biểu cảm của ngôn từ để mang văn bản ngôn từ tới cho học trò.

"Tác phẩm văn học luôn là một cấu trúc ngôn từ hoàn chỉnh. Dù kết hợp các kỹ thuật dạy học hiện đại như thế nào, ta vẫn cần tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn ấy thay vì làm nát vụn tiết học và thế giới nghệ thuật của văn bản bằng các trò chơi hay việc kê lại bàn ghế cho một hoạt động, một kỹ thuật dạy học nào đó" - TS Tuyết nhấn mạnh - "Chúng ta cần nói không với kiểu dạy văn đọc - chép, nhưng cũng cần cảnh báo trước những quan niệm cực đoan làm thay đổi đặc trưng không thể thay đổi của văn chương - nghệ thuật ngôn từ".

Những "hiểu nhầm" không đáng có

Theo TS Tuyết, do không quan tâm tới đặc điểm của các nhân vật chức năng trong truyện cổ dân gian, nhiều thầy cô đặt vấn đề lên án cái kết tàn nhẫn của truyện cổ tích Tấm Cám. Thậm chí cách đây vài năm, còn cả để xuất nên đưa Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa phổ thông vì những lo ngại việc dung túng, cổ súy những hành vi bạo lực, trái pháp luật, trái đạo đức của nhân vật!??

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.