Cơ chế duyệt phim: Khi nào cần tiền kiểm, khi nào hậu kiểm?

Tại Kỳ họp thứ 2 này, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét và cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
23/10/2021 07:00

(Thethaovanhoa.vn) - LTS: Tại Kỳ họp thứ 2 này, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét và cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Nhiều nội dung trong dự án Luật sửa đổi thời gian qua đã thu hút sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh.

Sửa đổi luật để hoàn thiện môi trường pháp lý cho điện ảnh Việt phát triển

Sửa đổi luật để hoàn thiện môi trường pháp lý cho điện ảnh Việt phát triển

Vào tháng 10/2021, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV sẽ xem xét và cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Xung quanh dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đặc biệt là cơ chế phân loại phim, Thể thao và Văn hóa xin giới thiệu bài viết của NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL).

Luật Điện ảnh năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009 đã có những tác động tích cực và hiệu quả đối với sự phát triển của ngành Điện ảnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đưa Luật Điện ảnh vào cuộc sống đã bộc lộ một số quy định chưa phù hợp với thực tế hoặc đặc thù của hoạt động điện ảnh nên thiếu tính khả thi hay chưa đề cập đến nhiều vấn đề mới nảy sinh.

Từ các phương thức phát hành phim đến Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh

Đó là những vấn đề như:Chính sách ưu đãi của Nhà nước về phát triển điện ảnh chưa được thực hiện đầy đủ như: Chính sách ưu đãi về thuế, về hỗ trợ vay vốn đầu tư và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đối với các hoạt động điện ảnh; cơ chế thu hút, khuyến khích sản xuất, ưu đãi đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam.

Chú thích ảnh
NSND Vương Duy Biên. Ảnh: TTXVN

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ cho đơn vị sản xuất phim tư nhân để sản xuất phim lịch sử, phim thiếu nhi, phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…

Định hướng quản lý của Nhà nướchiện nay là tạo cơ chế thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế thamgia sản xuất, kinh doanh, chú trọng tăng cường kiểm soát đầu ra của sản phẩm.

Quy định “Doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác có đăngký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim” đã hạn chế việc nhập khẩu phim của các công ty phát hành phim nhỏ do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vì không sở hữu rạp chiếu phim.

Quy định về thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh chưa khả thi, do Luật Điện ảnh chưa quy định về nguồn thu ổn định lâu dài để Quỹ tồn tại, phát triển; cho nên đến nay Quỹ vẫn chưa được thành lập.

Chưa có quy định cụ thể liên quan đến công nghệ số trong hoạt động điện ảnh như: Chưa có phương thức phát hành phim qua vệ tinh, trên mạng Internet tại Việt Nam, thông qua các dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật số…

Chưa quy định việc lưu trữ đối với phim định dạng kỹ thuật số, trong đó có cần cấp mã khóa khi lưu trữ không hay chuyển định dạng nào để có thể kiểm tra, theo dõi, sử dụng khi thực hiện bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục hoặc khai thác phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng…

Chưa có quy định cụ thể về việc cơ quan, đơn vị nào được phép thay mặt Nhà nước có quyền khai thác, phổ biến phim do Nhà nước đặt hàng để phát huy hiệu quả giá trị di sản hình ảnh động quốc gia.

Với những lý do trên, Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này cần sửa đổi, bổ sung những quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động điện ảnh, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điệnảnh một cách bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong và ngoài nước, góp phần xây dựng nền công nghiệp văn hóa, phát triển nền điện ảnh Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc, tiên tiến và hiện đại.

Chú thích ảnh
Một cảnh trong phim "Vị" của đạo diễn Lê Bảo - bộ phim bị cấm phổ biến vì "không phù hợp với văn hóa Việt Nam"

Đến cơ chế duyệt phim: Tiền kiểm hay hậu kiểm?

Nhiều ý kiến cho rằng cần xóa bỏ cơ chế duyệt phim (tiền kiểm) chuyển sang hậu kiểm (tức là cho trình chiếu mà không cần kiểm duyệt và cấp phép trước, nếu phim có vấn đề thì mới cấm chiếu và xử phạt).

Vấn đề này cần phải hết sức thận trọng vì mỗi quốc gia với chế độ chính trị và điều kiện kinh tế xã hội cũng như dân trí khác nhau cần có cách giải quyết khác nhau. Ở Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng cần có bước đi, lộ trình phù hợp, tránh hậu quả xấu, đôi khi trả giá quá đắt. Cụ thể:

Đối với phim ngắn, phim tài liệu, phim truyền hình không chiếu rạp và không phát hành rộng rãi quốc tế thì có thể áp dụng hậu kiểm.

Đối với phim truyện điện ảnh, nó có phạm vi phổ biến rộng rãi, tác động rất nhanh và sức ảnh hưởng lớn đến hành vi, ứng xử, quan niệm đạo đức của xã hội và là một công cụ tuyên truyền tư tưởng mạnh mẽ. Nếu không có cơ quan Nhà nước thực hiện kiểm duyệt nội dung trước thì các nhà sản xuất có thể sẽ đưa các hình ảnh về chính trị, chủ quyền quốc gia, tình dục, khỏa thân, bạo lực vào phim sẽ gây ra những tác hại rất lớn tới đạo đức xã hội. Vì vậy, các tác phẩm phim truyện điện ảnh bắt buộc phải trải qua kiểm duyệt trước khi được cấp phép trình chiếu.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý về dự án Luật Điện ảnh sửa đổi hôm 14/9. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Điện ảnh là ngành gây ảnh hưởng rất rộng và nhanh chóng, nên hầu như tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng phương pháp "tiền kiểm" đối với phim truyện điện ảnh, bởi chỉ có phương pháp này là đảm bảo tốt việc ngăn chặn những bộ phim có nội dung xấu, độc hại trước khi chúng được công chiếu. Còn phương pháp "hậu kiểm" thì có nhược điểm rất lớn, đó là cơ quan kiểm duyệt sẽ không thể phát hiện ra vi phạm trước khi phim được trình chiếu. Mặt khác, đa số các nhà rạp là đơn vị kinh tế tư nhân không phải cơ quan Nhà nước, không có bộ máy đủ mạnh và hiểu biết về tư tưởng chính trị như các đài truyền hình hay các cơ quan phổ biến phim của Nhà nước vì vậy họ khó phát hiện hoặc khi phát hiện ra vi phạm và cấm trình chiếu thì cũng không còn tác dụng gì nữa, vì chỉ cần 1 ngày trình chiếu tại các rạp phim là đã có hàng trăm nghìn người xem và bị ảnh hưởng xấu từ bộ phim đó rồi, không thể thu hồi lại được nữa.

Do việc kiểm duyệt và phân loại phim có tính chất phức tạp, đòi hỏi sự thống nhất áp dụng, trách nhiệm pháp lý và sự tuân thủ cao như vậy nên tại đa số các nước (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia, Ấn Độ...), việc kiểm duyệt phim được thực hiện theo hình thức tiền kiểm. Tại Anh, từ năm 1985 đến năm 2018, Hội đồng phân loại phim cấm 39 bộ phim có những nội dung được xem là vi phạm pháp luật và đạo đức.

Ở Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo hình thức “tiền kiểm”. Trung bình mỗi năm, Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện kiểm duyệt gần 300 phim nhập khẩu (cấm phổ biến gần 30 phim), gần 40 phim do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, thành phần, tiêu chuẩn, chất lượng của thành viên Hội đồng duyệt phim cần được quy định rõ; trong đó cần có đại diện của cơ sản xuất phim hoặc các nhà làm phim tư nhân; đồng thời quyền lợi, trách nhiệm của Hội đồng cũng cần được nâng lên tương xứng.

Chú thích ảnh
Từ trên xuống, từ trái sang: Đạo diễn Charlie Nguyễn, Trần Thanh Huy, nhà sản xuất phim Đồng Thị Phương Thảo và đạo diễn Trần Anh Hùng chia sẻ tại diễn đàn góp ý cho Luật điện ảnh. Nguồn: Internet

Có nên phân cấp cho Hội đồng duyệt phim ở địa phương duyệt phim truyện điện ảnh không?

Hiện nay, dự thảo Luật Điện ảnh đang phân cấp thẩm quyền ở Trung ương (Bộ VH,TT&DL) và địa phương (UBND cấp tỉnh).

Tuy nhiên, như đã nêu phần trên. Chúng ta cần hết sức thận trọng vì Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng có phạm vi phổ biến rộng, tác động rất nhanh và là một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ. Trong khi, điều kiện phòng chiếu duyệt phim truyện điện ảnh chiếu rạp và trình độ chuyên môn, chính trị đội ngũ cán bộ ở mỗi địa phương khác nhau, vừa thiếu, vừa yếu, nhiều địa phương không đủ điều kiện để thực hiện, dẫn đến tình trạng thành phố/ tỉnh này cấp phép, tỉnh kia từ chối; nguy hại hơn nữa có thể cho ra rạp những bộ phim chất lượng thấp, phim “thảm họa điện ảnh” và kéo theo niềm tin về điện ảnh Việt Nam sẽ giảm sút, khó thực hiện hiệu quả mục tiêu chung là phát triển nền điện ảnh dân tộc, xây dựng nền công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Do vậy, theo tôi, chỉ nên phân cấp cho địa phương duyệt đối với phim tài liệu, phim truyền hình và các loại phim không chiếu rạp, không phát hành rộng rãi quốc tế. Còn đối với phim truyện điện ảnh, phim hoạt hình và các phim chiếu rạp, phát hành quốc tế cần giao cho một cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ, cơ quan này sẽ thực hiện việc kiểm duyệt và phân loại các bộ phim để đảm bảo tính thống nhất trong nội dung kiểm duyệt và trình chiếu trong và ngoài nước.

Trên thế giới: Tại Ấn Độ, mọi bộ phim chiếu rạp và phim truyền hình đều phải được kiểm duyệt bởi Ủy ban Chứng nhận Phim Trung ương (CBFC), cơ quan kiểm duyệt và phân loại trực thuộc Bộ Thông tin và Phát thanh của Chính phủ Ấn Độ. Các bộ phim có nội dung, hình ảnh xâm phạm đạo đức xã hội của Ấn Độ sẽ được cơ quan này yêu cầu chỉnh sửa, cắt bỏ, thậm chí là bị cấm trình chiếu.

Tại Trung Quốc, đối với phim chiếu rạp, nội dung bộ phim phải được 37 thành viên của Hội đồng duyệt phim quốc gia thông qua. Họ gồm các quan chức, viện sĩ, biên tập tạp chí điện ảnh và đạo diễn, cùng ngồi lại xem xét các chi tiết hình ảnh, lời thoại liên quan đến tình dục, bạo lực và yếu tố chính trị của bộ phim. Phim điện ảnh muốn phát hành ở thị trường điện ảnh Trung Quốc đều phải trải qua khâu kiểm duyệt rất khắt khe.

Ở các nước như: Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia… việc kiểm duyệt phim sẽ do cơ quan Chính phủ đảm nhiệm.

Ở Hoa Kỳ, việc kiểm duyệt, đánh giá được giao cho Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ - MPAA (bởi MPAA có thực quyền rất mạnh để có thể khiến các công ty sản xuất phim phải tuân thủ…).

Quyền sở hữu các phim do Nhà nước đặt hàng

Hiện nay, hầu hết các đơn vị, hãng phim, Đài truyền hình khi được Nhà nước đặt hàng và cơ quan lưu trữ phim vẫn đang tự do khai thác hoặc băn khoăn trong việc khai thác, phổ biến phim do Nhà nước đặt hàng.

Vấn đề này chúng ta cần thấy rõ, Nhà nước trả tiền lương bộ máy làm phim và Nhà nước đầu tư kinh phí làm phim thì quyền sở hữu các bộ phim đó phải thuộc về Nhà nước chứ không phải của các đơn vị, cơ sở sản xuất phim. Vậy cơ quan nào có đủ tư cách quản lý, lưu giữ, khai thác những phim này?

Điều này Luật Điện ảnh cần nêu rõ để làm sao đảm bảo thống nhất trong quản lý, đảm bảo việc giữ gìn các bộ phim đạt chất lượng cao nhất và khi khác thác nguồn lợi của Nhà nước phải được tái đầu tư cho điện ảnh thông qua thuế hoặc Quỹ phát triển điện ảnh (khi được thành lập).

Cần có quy định lưu trữ phim lâu dài như là di sản văn hóa của quốc gia?

Hiện nay, Luật Điện ảnh chưa quy định việc lưu trữ đối với phim định dạng kỹ thuật số, trong đó có cần mở mã khóa khi lưu trữ không hay chuyển định dạng nào để có thể kiểm tra, theo dõi, sử dụng khi cần…?

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, ngay từ khi xu thế kỹ thuật số định hình cho ngành điện ảnh, người ta đã sớm có ý thức về trang bị các hệ thống lưu trữ đối với phim địnhdạng kỹ thuật số lâu dài.

Hầu hết các cơ sở sản xuất phim đều lưu phim trong các ổ cứng rời. Điều này không an toàn cho dữ liệu vì các ổ cứng có thể hỏng bất cứ lúc nào (mặc dù các hãng vẫn khuyến cáo tuổi thọ là 5 năm). Điều này dẫn đến việc mất dữ liệu phim lưu trữ trong các ổ cứng là hoàn toàn có thể.

Điện ảnh cần có quy định lưu trữ phim lâu dài như là di sản văn hóa của quốc gia, trong đó cần có cơ quan có hệ thống thiết bị hiện đại, an toàn, đảm bảo chất lượng phim sau hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Do vậy dữ liệu số cần được đưa về một kho dữ liệu lớn gồm đầy đủ: Hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống quản trị dữ liệu, hệ thống sao lưu dữ liệu, hệ thống dự phòng sự cố. Và lưu giữ song song trên nhiều định dạng vật liệu khác nhau. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và tiến hành sao chép dữ liệu khi thấy nguy cơ mất an toàn, có như vậy mới đảm bảo sứ mệnh bảo tồn và giữ gìn những di sản hình ảnh của dân tộc Việt Nam cho các thế hệ muôn đời sau.

NSND Vương Duy Biên

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.