Chứng kiến giảng viên ĐH Thanh Hoa bị sa thải ở tuổi 50, tôi nhận ra không có nghề nào 'ổn định': Chỉ 4 kiểu người mới tự tạo đường thành công, bạn có nằm trong số đó?
Ở độ tuổi "chín" của sự nghiệp dạy học, giảng viên này bất ngờ bị sa thải vì một nguyên nhân mà nhiều người làm công ăn lương cũng gặp phải, khiến cuộc đời họ bấp bênh dù luôn mặc định nghề nghiệp của mình là ổn định.
Năng lực mới là thứ quyết định sự “ổn định” của bạn
Khi biết một giảng viên ĐH Thanh Hoa 50 tuổi bị sa thải hồi năm ngoái, trong lòng tôi cảm thấy rất buồn. Người này gia nhập ĐH Thanh Hoa năm 40 tuổi, ký hợp đồng 10 năm với trường. Hợp đồng hết hạn, nhà trường quyết định không gia hạn vì vị giảng viên không đáp ứng yêu cầu về công bố nghiên cứu khoa học.
Giảng viên này viết bài lên mạng phàn nàn, cho rằng mình đã làm việc chăm chỉ và nỗ lực trong việc giảng dạy sinh viên, nhà trường không nên chỉ nhìn vào một khía cạnh như vậy. Cư dân mạng nổ ra tranh cãi, một số người bênh vực. Nửa còn lại vẫn cho rằng đây là quyết định hợp lý, một giảng viên 10 năm không tạo ra kết quả nghiên cứu khoa học thì không xứng đáng ở lại một ngôi trường danh giá như Thanh Hoa.
Tuy vậy, khi biết được nhiệm vụ của giảng viên không chỉ đơn thuần là giảng dạy, mà còn phải trau dồi năng lực qua những mảng khác như tham gia nghiên cứu khoa học, đánh giá chất lượng giảng dạy,... không ai phủ nhận giảng viên trên đã không làm tốt đủ các yêu cầu được đặt ra, so với 10 năm trước khả năng không có sự khác biệt.
(Ảnh minh họa)
Tôi nhớ đến lời của một PGS nổi tiếng: “Một người phải duy trì khả năng có thể thay đổi và thích nghi bất cứ lúc nào. Bạn không nhất thiết phải ‘nhảy việc’, nhưng vẫn phải đủ sức để ra đi bất cứ lúc nào. Nếu không thể, bạn sẽ phải nhìn vào sắc mặt người khác để sống”.
Trên đời này, vốn không có nghề nghiệp nào được coi là ổn định, không có vị trí nào tồn tại mãi mãi, chỉ có khả năng và sự tiến bộ liên tục của bạn mới quyết định tương lai.
Một công ty tư vấn có 2 nhân viên mới là Tiểu Bảo và Tiểu Tĩnh. Thời gian đầu, các đối tác và giám đốc dự án không mấy lạc quan về Tiểu Bảo, cho rằng anh không tài năng như Tiểu Tĩnh. Tiểu Bảo sau đó làm việc và học tập chăm chỉ mỗi ngày, dậy lúc 6h30 sáng và tìm hiểu kiến thức về quản lý, tư vấn, luôn là người ra về cuối cùng trong công ty.
Trong 2 năm đầu tiên, Tiểu Bảo vẫn còn thua Tiểu Tĩnh một chút. Nhưng từ năm thứ 3 trở đi, Tiểu Bảo trở thành trụ cột kinh doanh của công ty nhờ khả năng thu thập và phân tích dữ liệu xuất sắc. Anh bắt đầu làm quản lý dự án và nhận mức lương hàng năm là 400.000 NDT/ năm (~1,3 tỷ đồng).
(Ảnh minh họa)
Người kể lại câu chuyện này nhận xét, khả năng phát triển không ngừng là lý do quan trọng nhất khiến khoảng cách giữa mỗi người ngày càng lớn. Khi những người này có năng lực cốt lõi và sự tự tin, dù không may trở thành nạn nhân bị bão sa thải cuốn đi, vẫn có thể mạnh mẽ để tự tạo đường đi mới cho mình.
4 kiểu người không lo “bão sa thải”
1. Không ngừng phấn đấu trong công việc
Có người cho rằng: Sếp trả bao nhiêu thì mình góp bấy nhiêu, sếp không trả thêm thì mình cũng không đóng góp nữa. Họ vẫn nghĩ công việc được làm cho ông chủ và công ty, nhưng thực tế công việc thực hiện cho chính bản thân.
Nhà kinh tế học Trung Quốc Xue Zhaofeng nói: “Mọi người nên xác định làm việc vì hồ sơ của chính mình. Cho dù công ty có thể tồn tại lâu hay ngắn thì bản lý lịch và kinh nghiệm làm việc vẫn luôn theo bạn”.
Nếu bạn chỉ coi công việc là một phương tiện kiếm sống, trở về nhà liền buông bỏ tất thảy, bạn sẽ không tiến bộ trong 10 năm. Nhưng nếu bạn coi công việc là sự nghiệp và không ngừng phấn đấu vì nó, kinh nghiệm và kỹ năng bạn tích lũy được sẽ trở thành “bộ mặt” quý giá cho công việc tiếp sau.
2. Biết tự nâng cấp bản thân liên tục
Có người nói rằng trong thời đại ngày nay, nếu bạn cách ly với thế giới trong 3 năm, bạn sẽ thấy rằng dường như một thế kỷ đã trôi qua khi quay lại. Nhiều nhân viên đã ngừng học những kỹ năng mới kể từ khi họ bắt đầu tốt nghiệp, đi làm. Họ liên tục lặp đi lặp lại công việc của mình, dù cập nhất kiến thức nhưng cũng chỉ trong 1 khuôn khổ duy nhất. Điều này khiến những người này giống như một cái máy, nếu rời khỏi lĩnh vực quen thuộc sẽ mất thời gian dài để “lập trình” lại từ đầu.
Trong khi đó, có những người luôn cập nhật thông tin mới, học hỏi những kỹ năng mới ở mọi lúc và tiến bộ theo thời gian. Dù đưa họ vào môi trường nào, vẫn có khả năng nhanh chóng thích nghi bởi họ giữ được khả năng không ngừng học của mình bấy lâu nay.
(Ảnh minh họa)
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Feng Tang trước đây từng làm trong công ty tư vấn, quản lý hàng đầu thế giới McKinsey. Trong năm đầu tiên, anh làm 90 giờ/ tuần, hoàn thành 10 dự án trong 3 năm. Không chỉ biết cắm mặt vào làm việc, Feng Tang cũng không ngừng thiết lập mối quan hệ thân thiết với các giám đốc đối tác, trau dồi kỹ năng đối phó với đủ loại người trong xã hội.
Các giám đốc này trở thành khách hàng lâu dài của Feng Tang, hợp tác với anh 3-5 dự án mỗi năm. Trong McKinsey Trung Quốc, Feng Tang được đánh giá là “người hiếm có”. Nhờ vậy, khi bắt gặp cơ hội việc làm tốt hơn, chàng trai có thể tự tin ra đi.
3. Sở hữu năng lực cốt lõi
Khủng hoảng nơi làm việc của đại đa số người thường không phải do tuổi tác mà là do thiếu đi những kỹ năng khiến họ tự tin. Chỉ cần bạn có năng lực tốt, bất kể ở nơi nào bạn vẫn có thể có chỗ đứng.
Tôi từng nghe một giám đốc nhân sự cấp cao nói thế này: "Ngày càng nhiều người giỏi không cần công ty, mà công ty ngày càng cần họ. Công việc ổn định chưa bao giờ quyết định mức sống hay nguồn thu nhập của bạn, mà là khả năng bạn được các nền tảng khác nhau cần”.
4. Luôn có kế hoạch B
(Ảnh minh họa)
Cách đây một thời gian, một nhà máy lớn đã sa thải một lập trình viên 39 tuổi. Người này đã quay 1 video và đưa ra 7 lời khuyên cho người trẻ tuổi tại nơi làm việc. Một trong số đó là: “Hãy luôn có kế hoạch B cho bản thân, xem xung quanh bạn có những nguồn lực nào, có thể phát triển thêm nghề tay trái nào. Như vậy, dù bị sa thải, bạn vẫn không bị động lắm và đã có sẵn nguồn thu nhập khác”.