Chuẩn bị mâm cỗ, văn khấn và cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp
(Thethaovanhoa.vn) - Cúng rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu những ngày giáp Tết là một trong những hành động nói lên lòng hiếu thảo của con cháu. Đây không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt.
Ý nghĩa của buổi lễ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp hằng năm
Như đã nhắc đến ở trên, ngày cúng đưa ông bà về với bàn thờ tại gia vào ngày cuối năm là một nghi lễ vô cùng đáng được duy trì và thể hiện tinh thần sống có trước có sau, tôn trọng những người đi trước của văn hóa Việt Nam ta.
Vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm này, hầu hết các gia đình đều thu xếp công việc của mình và dành thời gian cho chuyến đi tảo mộ ông bà để các bậc tiền bối có nơi chốn tươm tất mà đón năm mới.
Mọi người tin rằng linh hồn ông bà vẫn luôn ở gần con cháu hay đi đây, đi đó, về nhà thì ngụ trên bàn thờ. Cho nên khi năm hết, Tết đến, người Việt ai cũng đều làm lễ cúng để rước ông bà về ngự tại bàn thờ trong nhà, để cùng ăn Tết với cháu con.
Cúng rước ông bà về ăn Tết vào 25 tháng chạp nói lên sự tôn kính tối thượng của con cháu với ông bà. Phong tục tâm linh này mang nét đẹp vô cùng ý nghĩa về tình người, uống nước nhớ nguồn.
- Những bài văn khấn Tết Nhâm Dần 2022 đầy đủ nhất
- Chạp mộ cuối năm: Ngày tốt, chuẩn bị đồ lễ và văn khấn chạp mộ
- Sắm lễ, văn khấn cúng tảo mộ Tết Nguyên đán 2022
Đặt bàn thờ cúng đưa ông bà ở đâu?
Bàn thờ của những người đã khuất mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với cuộc sống của mỗi gia đình Việt Nam. Cũng chính vì thế vị trí đặt bàn thờ cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc bất di bất dịch, đúng với sự cho phép của mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mà gia đình theo đuổi, không được tùy tiện. Vị trí bàn thờ được đặt đúng nơi cũng chính là cách thể hiện lòng thành kính, sự chu toàn của cả gia đình với các vị thần linh, đấng bề trên và những người thân đã khuất.
Bàn thờ nên được đặt ở nơi yên tình, tránh xa những ồn ào không đáng có. Nếu có điều kiện có thể xây riêng một phòng cho mục đích thờ cúng, hoặc nếu không nên đặt ở những khu đất cao nhất trong nhà. Hạn chế hết mức cách bố trí bàn thờ theo kiểu treo tường vì không chắc chắn dẫn đến thiếu sự trang nghiêm.
Nên tránh xa những nơi gần nhà vệ sinh hoặc những khu vực dơ bẩn để đảm bảo sự thiêng liêng, không phạm húy hay sai phong thủy thờ cúng. Bên cạnh đó, cũng nên tránh đặt bàn thờ đối diện với cửa ra vào hoặc cửa sổ, nên bố trí bàn thờ dọc bên hông các cửa. Vị trí hướng thẳng như thế sẽ vô tình ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của ngôi nhà nên cần chú ý. Nếu trường hợp gia đình không có điều kiện, bàn thờ không tránh được hướng thẳng lối ra vô thì có thể sử dụng rèm che hoặc bình phong.
Ngoài ra, bàn thờ mà đặt trước phòng ngủ cũng mang ý nghĩa bất kính nên tuyệt đối tránh những nơi tương tự thế. Và nên nhớ rằng không được để gương phản chiếu ở trước bàn thờ!
Đối với vị trí giữa các bàn thờ cũng có những nguyên tắc riêng. Chẳng hạn nếu gia đình bạn theo một tín ngưỡng tôn giáo thì bàn thờ gia tiên nên được đặt kế bên và thấp hơn so với bàn thờ tín ngưỡng. Bởi vì thần linh mang ý nghĩa cao quý hơn người thường thế nên tuyệt đối không được thờ cùng hàng và chung bàn.
Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp
Nghi lễ cúng đưa ông bà vào ngày 25 tháng chạp hằng năm là một nghi thức khá đơn giản và gọn nhẹ. Đây căn bản chỉ là ngày mà con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà, những người đã quá cố của mình. Ngày 25 tháng chạp mỗi năm, nhà nhà đều chuẩn bị một mâm cơm cúng đưa ông bà, kèm theo mâm ngũ quả với 5 loại trái cây đặc trưng của mỗi vùng miền.
Chẳng hạn như ở miền Nam nổi tiếng với 5 loại mãng cầu, dừa tươi, đu đủ, xoài, sung. Miền Bắc thường bày mâm ngũ quả dựa theo thuyết ngũ hành kim, mộc hỏa, thủy, thổ tương ứng với các màu sắc như trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Những loại trái cây được bày trong mâm cúng miền Bắc thường thấy đó là chuối, đào, bưởi, quýt và hồng. Còn ở khu vực miền Trung, là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức, miễn là tươi ngon, đầy đủ là được. Các loại quả như thanh long, chuối, thơm, mãng cầu, cam, dưa hấu,… thường được bắt gặp khác nhiều trên các bàn cúng kính.
Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao thì “cầu dừa đủ xài” cũng không thể hiện hết mong muốn của con người. Chính vì thế mâm “tứ quý” với 4 loại trái cây như cau, quýt, đu đủ, và trái điều dần xuất hiện mang ý nghĩa “cao quý đủ điều” cùng một bình hoa tươi thắm.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cúng sẽ được bày trí và có các lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những lễ vật căn bản cần phải có trong mâm cúng đó là bánh chưng xanh, chả giò, gà luộc, xôi, cháo trắng và bình hoa quả tươi ngon, đẹp mắt.
Riêng đối với khu vực của người miền Tây Nam Bộ, mâm lễ vật cúng thường không thể thiếu những món tuy dân dã nhưng vô cùng đặc trưng như: thịt kho hột vịt, canh khổ qua nhồi thịt,… Đặc biệt, gà trống luộc là món ăn không thể thiếu trong những mâm cúng mặn. Một con gà luộc có màu sắc vàng ươm hút mắt, thịt gà săn chắc, thơm ngon chính là những dấu hiệu tốt cho một năm mới đầy mong đợi, là sự may mắn, đong đầy thành công và cầu mong hạnh phúc cho cả gia đình.
Ngoài ra, bánh chưng, bánh tét cùng dưa hành cũng là những món đặc biệt không thể thiếu trong lễ cúng đưa ông bà. Tượng trưng cho đất là bánh chưng vuông, đây là nơi bao chứa cuộc sống của con người chúng ta, là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên. Tượng trưng cho trời là bánh tét tròn tựa như người mẹ bao la đang bao bọc lấy đứa con của mình, cưu mang, theo dõi, chở che cho tất cả những đứa con từ tứ xứ hay bất kể ai.
Bánh chưng, bánh tét và cả dưa hành là những thứ không thể thiếu trong lễ cúng đưa ông bà này. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất là nơi con người được sinh ra và lớn lên. Còn bánh tét dạng hình tròn tượng trưng cho trời là người mẹ đang bao bọc lấy đứa con của mình; luôn dõi theo, cưu mang những người con tứ xứ.
Văn khấn ông bà, tổ tiên ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm… âm lịch. Tại địa chỉ: ….
Tín chủ con là….. cùng với toàn gia đồng kính bái….
Nay nhân ngày….
Chúng con sắm sửa lễ cúng bao gồm… gọi là lễ mọn thành kính dâng lên các vị thần phù trợ, cai quản khu vực này. Trước linh vị của các bậc gia tiên, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Xin thưa rằng năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần, gia tiên linh thiêng về ngự tại án nghe lời thỉnh mời.
Kính mời chư vị thần linh về thụ hưởng lễ vật, vong linh tiên tổ linh thiêng về vui Tết với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
Khôi Nguyên (tổng hợp)