Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa thế nào cho đúng?
(Thethaovanhoa.vn) - Cúng Giao thừa là phong tục và tín ngưỡng từ xa xưa của ông bà ta. Mâm cúng giao thừa gồm có mâm cúng trong nhà và mâm cúng ngoài trời. Mỗi mâm cúng cần được chuẩn bị theo cách riêng.
Mâm cúng giao thừa trong nhà
- 'Sóng 20' đêm Giao thừa: Trấn Thành trầm trồ thán phục những nhân vật 'hot' nhất V-biz
- Ca sĩ Khánh Loan kể sự cố 'nhớ đời' khi chạy show đêm Giao thừa
- Trấn Thành cùng 'bộ tứ mỹ nhân' dẫn dắt chương trình 'Sóng 20' đêm Giao thừa
Tuỳ theo mỗi vùng miền mà cỗ cúng giao thừa cũng có sự khác biệt riêng. Ví dụ: Mâm cỗ miền Bắc đủ đầy món mặn, không thể thiếu gà luộc. Mâm cỗ miền Nam có thể đơn giản hơn, không cần gà luộc.
Một số gia đình có thể thêm các món chè như chè hoa cau, chè kho...
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Thông thường, mâm cúng giao thừa ngoài trời có bình hương, hai ngọn nến hoặc hai ngọn đèn dầu. Lễ vật gồm bánh chưng, gà luộc hoặc thủ lợn, mứt, bánh kẹo, hoa tươi, ngũ quả, rượu (hoặc trà, hoặc nước sạch), vàng mã (gồm bộ mũ, quần áo, giày quan và tiền vàng).
Thời gian cúng giao thừa là lúc nào?
Lễ cúng giao thừa được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng chạp. Gia chủ thắp nhang, đọc văn khấn. Sau khi cúng xong, đợi nhang gần tàn thì đốt vàng mã. Cúng ngoài sân xong thì gia chủ cúng trong nhà.
Vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng.
Tránh tạo ra những tiếng động lớn, rơi vỡ.
Giao thừa là thời khắc linh thiên của dân tộc, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới thuận lợi, nhiều niềm vui hơn thế nên cúng giao thừa luôn được người Việt chuẩn bị kỹ lưỡng từ mâm cỗ, nghi lễ, văn khấn và những điều không nên trong đêm giao thừa.
Hoài Ngọc (tổng hợp)