Chờ ngày lương về: Tuyển tập "thoát cơn buồn mồm" của lính mới công sở
Không cần phải “bóp mồm, bóp miệng” chờ ngày lương về, lính mới văn phòng có hẳn một loạt chiêu thức giúp “thoát cơn buồn mồm” những ngày cuối tháng mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Được xếp vào thế hệ năng động với phương châm sống “work smart, eat hard” (làm việc thông minh, ăn hết mình), cứ đến tầm xế chiều, hội em út văn phòng lại hò nhau tìm đồ ăn vặt để khoả lấp chiếc bụng đói. Thế nhưng, với tình hình phải thắt chặt hầu bao mỗi cuối tháng, tiết kiệm chờ lương về, muốn ăn vặt thì làm sao đây?
Mới đây, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội đã có không ít các bạn trẻ thuộc hội em út văn phòng bật mí “chiêu thức” giúp “thoát đói ăn vặt” những ngày cuối tháng có vẻ hữu ích với bất cứ ai.
“Quà quê” 10 điểm không “nhưng”
Đây có lẽ là những món ăn vặt được yêu thích nhất của dân văn phòng vì độ ngon tỉ lệ thuận với độ tiết kiệm của nó. Bởi cứ mỗi lần các anh chị đồng nghiệp về quê hay sau mỗi chuyến du lịch là “team em bé” lại tha hồ được thưởng thức đặc sản chất lượng. Từ những món ngon vùng miền như nhãn Hưng Yên, cơm cháy Sài Gòn, mực khô Hạ Long…đến tinh hoa ẩm thực các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ…đều hội tụ đủ chốn văn phòng.
Và thế là, tình yêu thương của các anh chị đồng nghiệp cũng phần nào “cứu cánh” đàn em khỏi chiếc “bụng réo”, tiếp thêm năng lượng cho ngày làm việc dài.
Ăn vặt theo cách "góp gạo thổi cơm chung"
Sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến văn hoá “đại tiệc” hoa quả trà chiều chất lượng với phương châm: nhà có gì mang nấy, cùng góp gạo thổi cơm chung của hội bàn giấy văn phòng. Mỗi người một món, vậy là đủ cho một bữa xế thịnh soạn.
Theo chia sẻ từ “hội em út văn phòng”, nhiều “team” còn chọn hẳn một ngày trong tháng, thậm chí trong tuần để “góp gạo” tổ chức buổi ăn vặt chung. Mai Anh, một gen Z văn phòng tại Hà Nội chia sẻ: “Ở công ty, tụi mình có một tủ đồ ăn vặt chung, mỗi người đóng góp một ít để dành, chiều chiều buồn miệng lấy ra nhâm nhi cùng nhau, vui lắm! Mà cũng vì có những buổi như thế, tình cảm đồng nghiệp chốn văn phòng lại thêm gắn kết nên tụi mình duy trì nó như một văn hoá của team luôn.”
Săn deal “ngon - rẻ” trên các ứng dụng đặt đồ ăn
Sinh ra trong thời kỳ công nghệ, internet bùng nổ và kèm theo đó là sự ra đời của hàng loạt các ứng dụng mua sắm, đặt đồ ăn, gen Z có vô vàn cách tiết kiệm thông minh mà vẫn có thể tận hưởng những món ăn ngon cho bữa xế. Nào là săn mã giảm giá những ngày sale đậm, chơi minigame để nhận mã giảm giá hay một tuyệt “chiêu mà” các “chiến thần săn deal” đang rỉ tai nhau mấy bữa nay là hãy tận dụng hết những chương trình siêu hời có trên ứng dụng Grab.
Đầu tiên phải kể đến việc lựa chọn các quán nằm trong danh mục GrabNgonRẻ hay Triệu món 33.000đ - một thiên đường ẩm thực với vô vàn các món ngon với giá cả phải chăng cho hội bàn giấy tha hồ lựa chọn. Không chỉ hữu ích cho cơn đói lúc xế chiều trong những ngày chờ lương về, hội văn phòng còn áp dụng luôn “tuyệt chiêu” này cho việc gọi đồ ăn trưa.
“Từ ngày chăm chỉ chọn món trong danh mục GrabNgonRẻ và Triệu món 33.000đ, mình tiết kiệm được gần một nửa tiền ăn trưa mỗi tháng. Đặc biệt, từ khi Grab cho phép lựa chọn hình thức giao hàng, mình có thói quen đặt đồ ăn sớm hơn để chọn giao hàng Tiết kiệm thay vì Nhanh hay Ưu tiên, thì còn hời hơn nữa.” Thu Hà – thiết kế đồ hoạ tại Hồ Chí Minh cho biết.
Chọn deal hời chưa phải là cách duy nhất, hội em út còn nay còn khám phá thêm được một chiêu thức nữa là gom đơn chung. Nếu đặt đồ ăn trên ứng dụng Grab, đơn hàng lớn thường được áp dụng nhiều mã giảm giá hơn. Và vì thế, hội em út chẳng dại gì mà không “lôi kéo” đồng nghiệp đặt đơn chung, vừa được giảm giá lại vừa tiết kiệm thêm phí ship.
Có thể nói, ăn vặt không chỉ là “thú vui” mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống công sở. Dù có thắt chặt chi tiêu thế nào thì hội bàn giấy cũng vẫn cần cung cấp năng lượng tiếp sức làm việc xế chiều. Vậy nên, thay vì phải “bóp mồm, bóp miệng” thì sao không áp dụng ngay những “chiêu thức” ăn vặt tiết kiệm của lính mới văn phòng nhỉ?