Tính đến thời điểm này khi năm 2024 chỉ còn 1 tháng và ASEAN Cup 2024 thì vắt sang năm 2025, bóng đá Việt Nam đã có một năm khó nói là thành công, với vỏn vẹn 2 thành tích quốc tế đáng chú ý là U17 giành vé dự VCK châu Á và futsal nữ vô địch Đông Nam Á. Trong bối cảnh ấy, ASEAN Cup 2024 bỗng trở nên quan trọng.
Ông Trần Anh Tú, Phó Chủ tịch VFF cho rằng, để hoàn thành chỉ tiêuđặt ra trong “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” mà Chính phủ mới chính thức phê duyệt, những người làm công tác chuyên môn phải giải quyết được bài toán về nhân sự và tài chính.
Giải vô địch Thể dục nghệ thuật quốc gia 2024 vừa kết thúc hôm 24/11 tại NTĐ Trịnh Hoài Đức (Hà Nội). Giải diễn ra trong một khung cảnh lặng lẽ, không chỉ vì số lượng VĐV quá ít với chỉ khoảng 30 tài năng đến từ 4 đoàn trong cả nước mà còn ở những khán đài trống trải.
Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 (gọi tắt là Chiến lược) mà Chính phủ vừa phê duyệt được đánh giá là đã mở ra cho ngành thể thao một đại lộ thênh thang, đầy tham vọng và đi kèm với những thách thức chưa từng có.
Trong hội nghị về việc triển khai cụ thể hóa các mục tiêu của Chiến lược phát triển TTVN 2030 – Tầm nhìn 2045 do Bộ VH,TT&DL tổ chức hôm 12/11, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM Nguyễn Nam Nhân có nêu ý kiến về vai trò của các địa phương đối với đầu tư các môn trọng điểm.
Thất bại của Thể thao Việt Nam tại Thế vận hội Olympic Paris 2024 cùng thành tích liên tục đi xuống của các đội tuyển bóng đá quốc gia trên đấu trường quốc tế là thực trạng không thể né tránh và đã chỉ ra nhiều bất cập lớn trong việc quản lý, điều hành cũng như xây dựng chiến lược phát triển chung của thể thao nước nhà.
Nhà báo lão làng Nguyễn Lưu cho rằng khi Chiến lược phát triển thể thao nước nhà đã được phê duyệt thì việc cần làm tiếp theo chính là tập trung toàn lực để thực thi một cách hiệu quả nhất.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa thay mặt Chính phủ ký phê duyệt chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 (gọi tắt là Chiến lược). Đây được xem là cơ sở để thể thao Việt Nam (TTVN) chuyển mình, nhất là sau kỳ Asiad và Olympic không thành công vừa qua. Tuy nhiên, vẫn còn đó băn khoăn: ngành thể thao sẽ triển khai như thế nào?
Thể thao Việt Nam (TTVN) cần có chiến lược cụ thể cho việc chinh phục các mục tiêu ở châu lục và thế giới sau những điều đáng tiếc ở ASIAD 19 và cả sự cố ở đội tuyển bóng bàn trẻ quốc gia.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh từng tiên đoán về sự thua sút của thể thao Việt Nam so với Thái Lan, Indonesia dù vừa thành công ở SEA Games 32 ngay trước khi ASIAD 19 khởi tranh: “Việc giành chiến thắng ở SEA Games dường như không thúc đẩy được gì cho việc đạt thành tích cao ở ASIAD.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất