Chiêm ngưỡng tranh về 'Truyện Kiều' của những họa sĩ hàng đầu Việt Nam
(Thethaovanhoa.vn) - Cuốn sách "Truyện Thúy Kiều", ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo được Công ty Cổ phần sách Nhã Nam và Nhà xuất bản Thế giới vừa cho ra mắt nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du đã dùng tranh mô tả vẻ đẹp của Thúy Kiều của danh họa Lê Văn Đệ làm tranh bìa. Đáng chú ý, tranh được chọn làm bìa của cuốn sách là một bức tranh nude. Bìa cuốn sách lập tức gây những ý kiến trái chiều.
- VHTC 08/11: Hơn 20 năm nghiên cứu Truyện Kiều
- Dịch 'Truyện Kiều' ra tiếng Nga: Dịch 'ngược' Việt - Nga còn quá hiếm
- Thúy Kiều đã chơi những bản nhạc gì?
- Rap 'Truyện Kiều' gây sốt: Khi kiệt tác của Nguyễn Du được phóng tác
- Sự cố 'Đạm Tiên là con trai': Sẽ bổ sung bản đính chính cho 'Truyện Kiều'
- Công viên 'Truyện Kiều', tại sao không?
Để rộng đường dư luận, Thể thao & Văn hóa (TTXVN) đăng tải toàn bộ những bức tranh của các danh họa hàng đầu Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… xuất hiện trong cuốn sách trên.
Theo chia sẻ của Nhã Nam, cuốn sách bao gồm một số phụ bản tranh minh họa lấy từ Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế xuất bản năm 1942. Đây là tập sách ao gồm 11 bức tranh màu in trên giấy dó, của các họa sĩ Vịệt Nam hàng đầu được xuất bản để lấy tiền sửa mộ, dựng bia kỷ niệm nhà văn Nguyễn Du.
Tranh của Nguyễn Văn Tỵ
"Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ/ Trầm bay nhạt khói, gió đưa lay rèm". Tranh của Tôn Thất Đào
"... là vẻ cân đai,/ Hãy còn hàm én, mày ngài như xưa". Tranh của Nguyễn Đỗ Cung
Tranh của Nguyễn Gia Trí
"... khắc lậu, canh tàn,/ Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương./ Lối mòn cỏ nhợt mùi sương". Tranh của Trần Văn Cẩn
"Dập dìu lá gió, cành chim". Tranh của Phạm Hầu
"Tú bà ghé lại thong dong dặn dò". Tranh của Tô Ngọc Vân
Theo thông tin từ Nhã Nam, bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều chính là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du này, của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930, từng là người phụ trách việc trang trí kỳ đài trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình. Đây là một bức tranh đẹp, dùng nhiều màu đen, có nhiều không gian cho thiết kế, vẽ theo phong cách như tranh khắc, rất khỏe khoắn và chính là bức vẽ mà họa sĩ vẽ minh họa cho câu thơ: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm. |