Cảnh giới kiếm tiền cao nhất của người giàu: Không dồn sức lực, trí tuệ, mà gói gọn trong 4 từ đơn giản!
Trạng thái kiếm tiền cao nhất và chính xác nhất, là trong tâm trí của bạn phải thoát khỏi chữ "Tiền". Nghe có vẻ hoang đường, nhưng lại chứa đạo lý làm giàu thâm sâu của những bậc 'sao thủ kiếm tiền'.
Đa số mọi người đều kiếm tiền dựa theo 4 cách thức này:
Cách thứ nhất: Lao động chân tay. Trên thế giới có đến 80% số người thuộc kiểu kiếm tiền này.
Cách thứ hai: Dùng trí kiếm tiền. Những người thuộc nhóm này thường làm việc nhà nước, công ty hoặc các ngành nghề tự do.
Cách thứ ba: Dùng tiền kiếm tiền. Đây là cách mà những người giàu có đã áp dụng để ngày một giàu hơn. Đầu tư tiền bạc, để người khác thay mình kiếm tiền.
Tất nhiên, muốn kiếm tiền bằng cách này cũng không phải là một điều đơn giản.
99% mọi người đều không hề nhận ra một điều rằng, cảnh giới cao nhất để chúng ta đạt được trạng thái kiếm nhiều tiền, không nằm ngoài hai từ "Hiểu biết".
Một khi bạn có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực mà mình theo đuổi, sẽ không cần sợ hãi việc không kiếm ra được tiền.
Có người theo đuổi việc nâng cao kiến thức, có người lại chạy theo việc nâng cao giá trị nhan sắc, dù làm cách gì đi nữa, hiểu biết rõ ưu nhược điểm của bản thân, cũng là điều cần thiết.
Có một kiểu suy nghĩ, mà những ai có thể nắm vững cách suy nghĩ này dù chưa thành đạt trong sự nghiệp và trở nên giàu có đi nữa, ít nhất họ cũng có thể không cần phải đi đường vòng nhiều năm trong cuộc sống như vậy.
Năm 1995, có 3 anh em một nhà nọ đã cùng nhau thành lập công ty. Sau này công ty làm ăn không tốt, bọn họ cũng phân tán riêng. Mỗi người được chia 5 triệu nhân dân tệ (gần 17 tỷ VND).
Anh lớn dùng số tiền này gửi ngân hàng, sau 14 năm kiếm thêm 10 triệu tệ (gần 34 tỷ VND).
Anh hai dùng số tiền này mua một căn nhà, sau 14 năm, giá nhà tăng thêm 30 triệu tệ (101 tỷ VND).
Cậu út dùng số tiền này đầu tư nhà đất, may mắn thay có năm khu cậu út mua "sốt đất" lớn. Sau 14 năm đã tăng 3 tỷ tệ (trên 10 nghìn 135 tỷ VND).
Câu chuyện này nói cho chúng ta biết một điều: Có một thứ còn quan trọng hơn cả nỗ lực, đó chính là chọn đúng phương hướng và cách thức kiếm tiền!
Hãy cùng xem một câu chuyện ngắn khác:
Vào một mùa đông lạnh giá nọ, cậu bé Darry tám tuổi đã tự pha chế nước ngọt rồi đem bán cho những người qua đường, nhưng không ai quan tâm đến nó ngoại trừ cha mẹ cậu.
Điều này rất dễ lí giải, ai mà tin một cậu bé 8 tuổi có thể pha được cốc soda ngon, đảm bảo vệ sinh thực phẩm đây?
Hơn nữa thời tiết lạnh như thế, ai còn "nhàn nhã" để mua nó?
Nhưng để bắt đầu công việc kinh doanh này, Darry đã tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình, việc không có khách hàng đã khiến Darry rất buồn lòng.
Lúc cậu bé chuẩn bị bỏ về thì một vị doanh nhân nọ đã đến và cho cậu bé lời khuyên thế này:
"Con muốn kinh doanh tốt, thì việc đầu tiên phải làm là tập trung giải quyết vấn đề khó khăn của người khác. Thứ hai là tập trung toàn bộ sức lực vào những gì mà con biết, con có thể làm được, và con đang sở hữu."
Doanh nhân nói với Darry, không làm được hai điều này, sẽ không kiếm được tiền!
Nghe theo lời khuyên của người này, Darry quyết định "đổi việc", chuyển sang đi giao báo cho những người hàng xóm xung quanh đó.
Không mất quá nhiều thời gian, chỉ với 100 vị khách đầu tiên, Darry đã có thể tiết kiệm được "hũ bạc" đầu tiên trong đời.
Nếu bạn muốn kiếm được tiền, bạn phải có hiểu biết nhất định về hoàn cảnh xung quanh. Hãy để tâm trí của bạn rời khỏi việc kiếm tiền và tập trung vào việc giải quyết vấn đề cho người khác.
Trạng thái kiếm tiền cao nhất và chính xác nhất, là trong tâm trí của bạn phải thoát khỏi chữ "Tiền".
Trong lòng không chất chứa tạp niệm về đồng tiền, mà chỉ thuần khiết nghĩ ra cách nâng cao bản thân để kiếm tiền.
Giống như Buffett, ông chỉ đang làm công việc mà ông yêu thích và đam mê. Mà không quá đặt nặng việc kiếm thật nhiều tiền.
Ông từng nói rằng: "Nếu bản thân tôi làm việc gì người khác không thích, nhưng tôi thấy thích, thì tôi vẫn vui vẻ cộng điểm cho chính mình..."
George Soros cũng có quan điểm tương tự. Thứ quan trọng nhất với ông ấy là ý kiến cá nhân, tiền không thể ảnh hưởng đến bản ngã, mà nó chỉ nên là cách chứng minh năng lực cá nhân!
Nếu hai tấm gương điển hình trên vẫn chưa đủ thuyết phục, thì tôi xin lấy Jack Ma làm ví dụ. Trong một chương trình truyền hình, Jack Ma đã phát biểu rằng: "Tôi chưa từng quan tâm tiền bạc. Đối với tôi, nó là nguồn tài nguyên. Tiền nhiều, đồng nghĩa trách nhiệm cũng nhiều."
Chỉ những ai hiểu được đạo lý này mới nhận ra: "Lấy cái không, làm cái có. Cái tâm không tham vọng quá nhiều tiền, luôn biết đủ kịp thời" mới là thứ dễ dàng khiến chúng ta điều tiết cuộc sống của mình đi về đúng quỹ đạo!