Các 'hậu duệ' học gì từ cuộc tranh cử của J.F.Kennedy?
(Thethaovanhoa.vn) - Giữa Donald Trump và John F. Kennedy có điểm gì chung? Câu trả lời là không nhiều, ngoại trừ việc tận dụng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử đầy tính chiến lược của họ.
- Nữ phóng viên kỳ cựu 'khen' ông Donald Trump 'hết hiếu chiến'
- Tổng thống Putin và ông Donald Trump có lập trường giống nhau
- Những nhân vật quan trọng trong vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy
- Những bức ảnh lịch sử ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của John F. Kennedy
J.F.Kennedy, bậc thầy truyền thông
Đặc biệt, khách tham quan tới triển lãm còn được dẫn dắt để thấy cả hai ông Kennedy và Trump đã sử dụng các phương tiện truyền thông mới để tiếp cận tới công chúng như thế nào.
Trước khi trở thành một tổng thống đầy tính biểu tượng, Kennedy là một chính trị gia trẻ trung, đầy lôi cuốn và hơi thiếu kinh nghiệm trong cuộc đua vào Nhà Trắng hồi năm 1960 với Richard Nixon, (lúc đó là Phó Tổng thống). Kết quả: Kennedy đã chiến thắng khi giành được 118.000 phiếu và trở thành vị tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ: 44 tuổi.
J.F.Kennedy (phải) biết thể hiện mình như thế nào trước camera trong cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp với “đối thủ” Nixon (trái)
“Nói theo nhiều cách, cuộc đua vào Nhà Trắng của Kennedy là chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ hiện đại đầu tiên và trong đó truyền thông đóng vai trò rất quan trọng” -Alina Heinze, Giám đốc Bảo tàng Ảnh Kennedy ở Berlin phân tích.
Năm 1950, ở Mỹ chỉ có 11% hộ dân có truyền hình. Tới năm 1960 con số đó tăng lên 88%. Đó là thời kỳ đánh dấu tầm quan trọng của truyền hình trong việc định hướng quan điểm của công chúng.
Năm 1960, đa số cử tri Mỹ gốc Phi ủng hộ Kennedy với hy vọng ông sẽ đấu tranh cho các quyền công dân. Gần 2/3 cử tri, 74 triệu người, đã theo dõi cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống được truyền hình trực tiếp. “Đối đầu” với Nixon, Kennedy ăn mặc lịch lãm và nhìn thẳng vào camera chứ không nhìn vào người làm trung gian.
Trong khi đó, Nixon xuất hiện với diện mạo trông nhợt nhạt và gầy do vừa xuất viện, ánh mắt không nhìn thẳng vào camera, còn gương mặt thì đẫm mồ hôi.
"Điều thú vị là những người xem buổi tranh luận trực tiếp qua truyền hình đều nói rằng Kennedy sẽ giành chiến thắng, trong khi những người nghe qua đài phát thanh thì lại nói Nixon sẽ thắng cuộc. Điều này cho thấy ngoại hình quan trọng như thế nào trong chiến dịch tranh cử” – Heinze nói.
Chưa kể, Kennedy còn biết thể hiện mình như thế nào trước camera trong cuộc “đối đầu” với Nixon hồi năm 1960. Ông còn trả tiền cho các quảng cáo trên truyền hình, trong đó có màn “quảng cáo tấn công” mang hình ảnh Tổng thống đương nhiệm Eisenhower và ám chỉ rằng Nixon không phù hợp với vai trò lãnh đạo.
2016 – Cuộc tranh luận thu hút nhiều khán giả nhất
Quảng bá trên truyền hình vẫn là một phần trong chiến lược tranh cử ngày nay. Song theo tờ New York Times, hai ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay đều không có nhiều chương trình quảng bá bằng các ứng viên trong cuộc đua hồi năm 2012.
Bù lại, truyền hình đã lập một kỷ lục đặc biệt trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Trump, một cựu ngôi sao truyền hình thực tế, với chính trị gia Hillary, đã thu hút được 84 triệu khán giả và trở thành cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống được nhiều người xem nhất trong lịch sử.
Trong các cuộc tranh luận, bà Hillary đã ứng dụng rất tốt những bài học mà J.F.Kennedy từng đưa ra nửa thế kỷ trước. Bà vẫn được nhìn nhận là người chiến thắng nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thái độ điềm tĩnh của mình. Trong khi đó, ông Trump lại thiếu sự chuẩn bị và dễ bị kích động. Nhờ vậy mà bà Hillary đã giành được nhiều phiếu phổ thông, dù lại thua ông Trump số phiếu đại cử tri.
Tuy nhiên, cả bà Hillary và ông Trump đều tận dụng mạng xã hội, như Twitter, Facebook và Instagram để truyền tải thông điệp của mình.
Việt Lâm (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa