Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2009

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội lần 2, năm 2009 đã được trao vào ngày 31/8/2009 tại Hà Nội với 1 Giải thưởng Lớn dành cho Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc và 3 giải đồng hạng
20/08/2010 13:00
Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà Nội lần 2, năm 2009 đã được trao vào ngày 31/8/2009 tại Hà Nội với 1 Giải thưởng Lớn dành cho Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc và 3 giải đồng hạng, gồm Giải Tác phẩm, Giải Ý tưởng và giải Việc làm. Sau đây là những thông tin chính yếu về giải năm 2009          
         
 Thông cáo báo chí Giải thưởng

1. Sau một thời gian tập hợp các đề cử, lập Hội đồng giám khảo và tiến hành xét giải, hôm nay, 31/8, Ban Tổ chức giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội  chính thức công bố đợt xét giải lần 2 (năm 2009).

                                               Lễ trao giải năm 2009

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội ra đời từ  năm 2008 do báo Thể thao &Văn hoá (TTXVN) và Quỹ Bùi Xuân Phái tổ chức. Đây là GIẢI THƯỞNG THƯỜNG NIÊN, được trao vào ngày 31/8 hàng năm cho những tác giả, tác  phẩm, công trình, hoạt động, ý tưởng có hàm lượng nghệ thuật và khoa học cao, gắn bó với các mặt của đời sống Hà Nội, thấm đượm một tình yêu Hà Nội, có tác động xã hội rộng rãi, được công chúng công nhận, ủng hộ. Giải thưởng nhằm tôn vinh sự nghiệp của Bùi Xuân Phái (1/9/1920 – 24/6/ 1988)- cây đại thụ trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại - và tiếp nối tình yêu Hà Nội của ông.

Giải thưởng không phải là một cuộc thi, mà là một cuộc bình chọn và đề cử của Hội đồng giám khảo và của cả cộng đồng để trên cơ sở đó, Hội đồng giám khảo sẽ định giải theo các tiêu chí đề ra trong Quy chế giải thưởng. Tất cả các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có tác phẩm, công trình, hoạt động, ý tưởng có giá trị tôn vinh Hà Nội, đáp ứng các tiêu chí trên đều có thể được giới thiệu hoặc đề cử. Việc định giải sẽ do một Hội đồng giám khảo gồm 5 thành viên là các nhà chuyên môn có uy tín trên các lĩnh vực.
 
Ngay trong năm thành lập đầu tiên, đã có 5 tác phẩm vinh dự được trao Tặng thưởng của Giải thưởng này bao gồm: Bộ tiểu thuyết lịch sử 4 tập về triều Trần (nhà văn Hoàng Quốc Hải), Dự án “Thành phố Sông Hồng” và Dự án “Quy hoạch chỉnh trị sông Hồng, sông Đuống” (họa sỹ Văn Thơ), Dự án “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” (hoạ sỹ  Nguyễn Thu Thủy), Vở cải lương Cung phi Điểm BíchPhác thảo bức tranh sơn dầu khổ lớn “Hà Nội chiến lũy và hoa" (hoạ sỹ Nguyễn Doãn Sơn). (tác giả KB Hoàng Công Khanh, đạo diễn Quỳnh Mai, và tập thể cán bộ, diễn viên Nhà hát Cải lương Việt Nam),

 
2. Sau thành công của Giải thưởng Bùi Xuân Phái- Vì tình yêu Hà Nội  lần thứ nhất năm 2008, báo TT&VH và Quỹ Bùi Xuân Phái đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của những người yêu Hà Nội trên cả nước và ở nhiều nơi trên thế giới. UBND TP.Hà Nội đã quyết định hỗ trợ việc trao giải thưởng này trong khuôn khổ các hoạt động Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Trước bước phát triển mới này, BTC Giải thưởng quyết định tổ chức Giải thưởng lần 2, năm 2009, vào ngày 31/8 với quy mô lớn hơn, và đặc biệt: lần đầu tiên trong năm nay, sẽ xem xét các đề cử cho Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội – là giải thưởng chính thức dành cho tác giả.

Cơ cấu giải như sau:

* 0 1 Giải thưởng Lớn “Vì tình yêu Hà Nội” được trao cho các tác giả có nhiều cống hiến cho Hà Nội bằng các sáng tác hoặc bằng các hoạt động trong suốt sự nghiệp của mình.

 * 03 Giải đồng hạng gồm:

- Giải Ý tưởng “Vì tình yêu Hà Nội”: được trao cho các dự án, ý tưởng thể hiện tình yêu Hà Nội.

Giải Tác phẩm “Vì Tình yêu Hà Nội”: được trao cho các tác phẩm thể hiện chủ đề về Hà Nội hoặc được thực hiện ở Hà Nội có giá trị tôn vinh vẻ đẹp của Thủ đô.

- Giải Việc làm “Vì Tình yêu Hà Nội”: được trao cho các hoạt động, quyết định, việc làm… góp phần bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của Hà Nội.

3. Hội đồng giám khảo Giải thưởng năm nay gồm có: Nhà thơ Bằng Việt –  Phó Chủ tịch UB Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội (Chủ tịch Hội đồng giám khảo);  Nhà báo Ngô Hà Thái – Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (kiêm Trưởng BTC);  Họa sỹ Trần Khánh Chương -  Phó Chủ tịch UB Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam;  KTS Đoàn Đức Thành; Nhạc sỹ Phú Quang.

4. Sau một quá trình làm việc nghiêm túc, Hội đồng giám kháo đã công bố kết quả xét giải năm nay như sau:

 

1. Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho nhà nghiên cứu về Hà Nội NGUYỄN VINH PHÚC, với các thành tựu trong hơn 55 năm nghiên cứu và đã có các công trình, tác phẩm về Hà Nội về các lĩnh vực khác nhau, trong đó, đặc biệt là 2 cuốn sách lớn gần đây, đã gây tiếng vang trong cả nước, là cuốn: “1000 câu hỏi đáp về 1000 năm Thăng Long”“Hà Nội, cõi đất,cõi người.


(Giải thưởng Lớn trị giá bằng tiền mặt là 15 triệu đồng, bằng chứng nhận và kỷ niệm chương có logo chính thức của Giải)

 

          2. Các Giải đồng hạng  (được trao bằng tiền là 5 triệu đồng/giải, cùng bằng chứng nhận, kỷ niệm chương có logo chính thức của Giải).

- Giải Việc làm – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho đại diện UBND Thành phố Hà Nội về việc đã chuyển khu đất ở số 2 - Hai Bà Trưng (bên trái Nhà Hát Lớn, cạnh Khách sạn Hilton Opera), thành Vườn hoa 19/8.

- Giải Ý tưởng Vì tình yêu Hà Nội: được trao cho nhóm “3D HÀ NỘI” và “ASHUI.COM cùng phối hợp thực hiện hai Dự án: “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng kỹ thuật 3D ““ Táihiện Di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội bằng công nghệ 3D”.

- Giải Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội được trao cho tác giả PHẠM VĂN QUÝ, với 10 kịch bản về Thăng Long (thuộc các thể loại: tuồng, chèo, cải lương…), trong đó tiêu biểu là các tác phẩm “Thái tổ LýCông Uẩn” (Đài Truyền hình và Đoàn Tuồng Đà Nẵng dựng), Thái úy LýThường Kiệt (Đoàn Chèo Hà Nội dựng), Trọn đời trung hiếu với ThăngLong (Nhà hát Cải lương Trung ương dàn dựng) .

 

                Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc tặng sách cho thân nhân danh họa Bùi Xuân Phái   

Báo cáo tổng kết của Hội đồng giám khảo


I. VỀ CÁC ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG NĂM 2009

     

1 . ĐỀ CỬ VÀO “GIẢI THƯỞNG LỚN – VÌ TÌNH YÊU HÀ NỘI”

 

      -   Ông NGUYỄN VINH PHÚC - nhà nghiên cứu về địa dư chí, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống... người Hà Nội đã có tới 15 cuốn sách in riêng về Hà Nội, 5 cuốn làm chủ biên, nhiều sách là đồng tác giả, đặc biệt với 2 tác phẩm gần đây nhất, ấn hành nhân Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - cuốn “1000 câu hỏi đáp về 1000 năm Thăng Long”“Hà Nội, cõi đất, con người” - đã được phát hành rộng rãi và tái bản với số lượng lớn ở các tỉnh phía Nam… Với bề dày thâm sâu trên 55 năm nghiên cứu về Hà Nội, ông cũng được bạn đọc và dư luận mến mộ, tôn vinh là nhà “Nhà Hà Nội học”.

 

      - Nhà văn BĂNG SƠN, người viết hàng loạt tùy bút, bút ký, thơ, tạp văn về Hà Nội, in rải rác trên các báo, tạp chí trong nhiều năm. Đặc biệt nổi bật là 4 tập tùy bút “Thú ăn chơi Hà Nội”, trong đó, ông đã đi sâu vào tìm hiểu văn hóa ẩm thực tinh tế của người Hà Nội và thú chơi dân gian trong các cuộc hội làng, trong các lễ hội, ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, rất đa dạng, phong phú ở nội ngoại thành Hà Nội.

 

      -  Nhà nghiên cứu, PGS.TS sinh học HÀ ĐÌNH ĐỨC đã có nhiều năm quan tâm nghiên cứu về Rùa Hồ Gươm, về việc bảo vệ sinh thái, môi trường, cảnh quan ở trung tâm Thủ đô, giữ gìn nước Hồ Gươm sạch và đủ điều kiện về tỷ lệ thực vật tảo cho Rùa sinh sống, phát triển… Gần đây nhất, ông đề xuất lập “ cột mốc Km 0 của Hà Nội “ ở Hồ Gươm, được dư luận lên tiếng tán thưởng và đồng tình.

 

       2  ĐỀ CỬ VÀO CÁC GIẢI ĐỒNG HẠNG:

 

      A.GIẢI CHO VIỆC LÀM (HÀNH ĐỘNG) THIẾT THỰC “VÌ TÌNH YÊU HÀ NỘI”.

 

      -  Đề cử 1:  Việc thành phố dừng lại, không giao khu đất rất đắc địa ở ngay cạnh Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (cạnh Nhà hát Lớn, Khách sạn Hilton Opera) cho liên doanh Thăng Long Tungshing, mà để nay cải tạo thành một vườnhoa rất đẹp rộng gần 1000 m2 (Vườn  hoa 19 tháng 8), làm thoáng đãng, thông thoáng không gian nhìn từ đường Phan Chu Trinh về phía Nhà hát Lớn, hoặc từ đầu phố Tràng Tiền nhìn sang, đã được mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô hoan nghênh.

          Khu đất này có giá trị kinh tế rất cao ở ngay trung tâm thành phố, được báo chí gọi là “khu đất kim cương”. Dự kiến trước đây là để liên doanh đầu tư xây dựng một công trình cao 9 tầng, có 4 tầng hầm, chiều cao công trình 31,9 m. Khi hoàn thành, các tầng hầm làm kho chứa và để xe, 2 tầng dưới dự kiến làm trung tâm thương mại, 7 tầng trên làm văn phòng cho thuê. Cuối năm 2007, sau nhiều cuộc họp bàn với các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã có kết luận chỉ đạo, để Tổng Cty Du lịch Hà Nội thương thảo lại với các nhà đầu tư tạm dừng Dự án này. Và cuối cùng khu đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành Vườn hoa 19/8, đối xứng với Vườn hoa Cổ Tân ở phía bên kia Nhà hát Lớn, thành một không gian rất đẹp và thơ mộng ở ngay giữa trung tâm Thủ đô.

 

      -  Đề cử 2: Việc dừng xây khách sạn liên doanh SAS ROYAL HOTEL nằm liền kề và cắt vào một phần khuôn viên của công viên Thống Nhất đã được công luận phân tích, phản biện, kiến nghị phải di dời...Việc này cũng đã được các cơ quan chức năng xem xét và quyết định dời Dự án đi nơi khác, và cũng được dư luận rất đồng thuận, hoan nghênh.

 

      -  Đề cử 3: Việc dừng xây Trung tâm thương mại tại chợ 19/12 (nơi trước đây là mồ tập thể chôn cất liệt sĩ và nhân dân hy sinh trong đợt Toàn quốc Kháng chiến ở Hà Nội ngày 19/12/1946). Trên mặt bằng này, chạy thông từ phố Hai Bà Trưng sang phố Lý Thường Kiệt, nay đang được khôi phục lại thành một con đường mới, có trồng cây, vườn hoa, tiểu cảnh và Đài kỷ niệm. Đây cũng là một việc làm rất hợp lòng dân, và được dư luận rộng rãi tán đồng.

 

     B. GIẢI CHO CÁC Ý TƯỞNG ĐẶC SẮC “VÌ TÌNH YÊU HÀ NỘI”

 

      -   Đề cử 1: Dự án “Phục dựng chân dung các phố cổ Hà Nội bằng kỹ thuật 3D” “Tái hiện các di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội bằng kỹ thuật 3D”. Đây là Dự án của một nhóm KTS trẻ “3D Hà Nội”, đứng đầu là KTS Đinh Việt Phương, sau đó mở rộng ra, hợp tác với mạng Kiến trúc Xây dựng “Ashui.com”, với mục đích tái hiện lại bằng kỹ thuật 3D, tạo nên một hình ảnh ảo sống động bằng không gian ba chiều, để hình ảnh phục dựng lên trông hệt như thật, từ đó, đặt mục tiêu có thể xây dựng một Thư viện hoặc một Bảo tàng online về phố cổ và về các công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội, với độ chính xác cao, nhằm chuẩn hóa cho việc phục vụ nghiên cứu và bảo tồn các công trình kiến trúc đang tồn tại, đang xuống cấp hoặc đã biến mất qua thời gian, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hai dự án trên còn đặt mục tiêu tiến tới xây dựng cả một thành phố ảo trên phần mềm vi tính, để khi đăng nhập vào đó, người ta có thể “đi dạo” trong thành phố ảo này, khám phá các đường phố, các ngôi nhà và chi tiết kiến trúc của chúng.

 

      -  Đề cử 2: Ý tưởng “Cầu Long Biên, ngày và đêm” của một nhóm 3 sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội, đang được Hội đồng Anh tại Hà Nội triển khai lập phương án khả thi trên thực tế. Ý tưởng này xuất phát từ tấm lòng của các KTS trẻ mong muốn làm sao để nhân dân Thủ đô được nhìn thấy lại bằng mắt thường hình dáng nguyên vẹn của cây cầu Long Biên độc đáo đã tồn tại từ hơn 1 thế kỷ nay (Cầu Long Biên được xây từ năm 1902).

Năm 1966, cầu đã bị bom Mỹ đánh sập trong chiến tranh phá hoại. Ý tưởng của 3 chàng sinh viên là dùng hệ thống ánh sáng để tạo ra hình ảnh bằng ánh sáng toàn bộ cây cầu nguyên vẹn, có 18 nhịp hài hòa như thiết kế ban đầu. Đương nhiên, cầu chỉ được “tái tạo” vào ban đêm, khi có đèn chiếu sáng, còn ban ngày, thì trở lại hình dáng như hiện nay.

 

     -  Đề cử 3: Lễ hội “Ký ức cầu Long Biên” sẽ được tổ chức vào dịp 10/10/ 2009. Lễ hội sẽ diễn ra trong 48 giờ. Trên cây cầu Long Biên lịch sử (dài 1682 mét ), một bảo tàng sống về Hà Nội xưa và nay, một không gian triển lãm, giải trí và lễ hội hoành tráng (dài 3km) sẽ được tạo ra. Các loại hình nghệ thuật đan xen nhau, nối liền quá khứ với hiện tại, Hà Nội và Việt Nam với thế giới. Nhiều chương trình độc đáo như: Triển lãm tranh và ảnh nghệ thuật, thư pháp và viết thư pháp, Triển lãm và biểu diễn nghệ thuật trong trang phục của 54 dân tộc Việt Nam, biểu diễn chọn lọc trích đoạn sân khấu truyền thống và hiện đại, vẽ chân dung tốc họa và cắt tranh màu chân dung, giao lưu nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ với công chúng , biểu diễn xiếc và ảo thuật, thả diều sáo trên cầu v.v...

 

      C. GIẢI CHO CÁC TÁC PHẨM “VÌ TÌNH YÊU HÀ NỘI”

 

     -   Đề cử 1:  Tổng tập “Thăng Long nghìn năm văn hiến” (NXB Văn Hóa và Thời báo Kinh tế Việt Nam  hợp tác xuất bản). Đây là một bộ sách đồ sộ với 4 tập lớn, dày trên 12.000 trang, gồm 28 đề mục, có tham vọng thể hiện lại toàn cảnh tiến trình phát triển của Thăng Long – Hà Nội, phục vụ cho việc tra cứu và cung cấp tư liệu cho mọi lĩnh vực hiểu biết về Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.

 

     -  Đề cử 2: Loạt phim hơn 300 tập “Thăng Long nhân kiệt” được lần lượt phát sóng trên VTV, tới nay đã được khoảng 100 tập đầu. Đây là một serie phim kể lại những câu chuyện về những anh hùng hào kiệt, những bậc trí giả và nhân sĩ nổi tiếng từ xưa của Thăng Long – Hà Nội đã cùng đóng góp nên những trang sử oai hùng, vẻ vang của dân tộc, đặc biệt là trên mảnh đất đế đô đầy hào khí này. 

     Phim cũng tận dụng cả kỹ thuật 3D để tái hiện và phục dựng lại những cảnh quay từ quá khứ xa xưa, những lâu đài, thành quách, phố xá, cảnh quan... chỉ còn trong hoài niệm.

 

     -  Đề cử 3: Bộ tiểu thuyết “Thăng Long ký” của nhà văn Nguyễn Khắc Phục. Đây là bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên, dự định sẽ có 20 tập. Tác giả có ý đồ khai thác số phận của rất nhiều nhân vật thuộc các thế hệ người Thăng Long – Hà Nội khác nhau trong gần trọn một thiên niên kỷ.

     Nhà xuất bản Thanh Niên đã xuất bản 2 quyển đầu tiên trong bộ “Thăng long ký” này là  Kinh đô Rồng  Một mất một còn.

 

     -  Đề cử 4: Tác phẩm “5678 bước chân quanh Hồ Gươm “(NXB Văn học) của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến. Tác phẩm ra mắt năm 2008, thể hiện một tình yêu Hà Nội lặng lẽ mà thấm thía, với hình thức ghi chép khá độc đáo về từng mẩu chuyện “tới đâu kể đấy”  xung quanh Bờ Hồ.

 

    -  Đề cử 5: 10 kịch bản  về Thăng Long với các thể loại khác nhau của tác giả Phạm Văn Quý. Tác giả vốn là một thày giáo, dạy trường Kỹ thuật thông tin của Bộ Kỹ thuật thông tin (về máy móc quân dụng), nhưng lại rất say mê văn học nghệ thuật. Ông đã tự học và trau dồi chuyên môn về kỹ thuật viết tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch truyền hình... và tham gia sáng tác không mệt mỏi. Ông đã dần “chinh phục các đỉnh cao“ trong sáng tác: Tác phẩm của ông đã được nhiều đoàn chuyên nghiệp dàn dựng và gây được tiếng vang lớn như vở “Tả quân Lê Văn Duyệt” (đạo diễn Doãn Hoàng Giang) do Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh dàn dựng năm 2008.

      Ông cũng đã có một số kịch bản đoạt giải (2005, 2006, 2007) và được bằng khen của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, 1 kịch bản được dàn dựng và đoạt HCV Liên hoan truyền hình toàn quốc tại Đà Nẵng năm 2007.

      Nhiều vở ông viết về Thăng Long – Hà Nội có chất lượng, đã được dàn dựng là: Kỳ tích Thăng Long (Đài Truyền hình VN), Thái tổ Lý Công Uẩn (Đoàn Tuồng Đà Nẵng và Đài Truyền hình Đà Nẵng cùng dựng), Đám cưới người anh hùng (Đoàn Cải lương Nam Định dựng), Tình sử Thăng Long (Đoàn Cải lương Nam Định dựng), Thái úy LýThường Kiệt (Đoàn Chèo Hà Nội dựng), và đáng chú ý là vở cải lương Trọn đời trung hiếu với Thăng Long, một tác phẩm lịch sử đáng chú ý, cũng viết về Lý Thường Kiệt, nhưng có nâng cao và bổ sung nhiều nhận định mới hơn về nhân vật lịch sử kiệt xuất này, đang được đạo diễn trẻ Hoàng Quỳnh Mai (người đã đạo diễn thành công vở “Cung phi Điểm Bích “ của Hoàng Công Khanh, vừa được Giải thưởng Bùi Xuân Phái năm ngoái, 2008) chọn lựa để dàn dựng cho Nhà hát Cải lương TƯ tham gia Hội diễn Sân khấu năm 2009.

        Tác giả Phạm Văn Quý còn đang rất sung sức, cũng vừa mới hoàn thành 3 tác phẩm mới nữa về Thăng Long: Danh sĩ Thăng Long, Lê Thái Tổvào Thăng Long, và Duyên kiếp Thăng Long .

 

 

II. DANH SÁCH GIẢI BÙI XUÂN PHÁI - VÌ TÌNH YÊU HÀ NỘI”, NĂM 2009

     

        Sau các phiên họp trước từ đầu tháng 8/ 2009, nhằm giới thiệu, đề cử danh sách vào Giải, thảo luận, phân tích và tranh biện sôi nổi, ngày 15/08/2009, Hội đồng xét Giải của Giải thưởng Bùi Xuân Phái “Vì tình yêu Hà Nội gồm 5 người do Nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội) là Chủ tịch và các thành viên là nhà báo Ngô Hà Thái (Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam – kiêm Trưởng Ban Tổ chức Giải); họa sĩ Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN), nhạc sĩ Phú Quang, kiến trúc sư Đoàn Đức Thành, đã thống nhất tiến hành bỏ phiếu chọn các tác giả, tác phẩm, công trình, ý tưởng và việc làm xứng đáng với tiêu chí của Giải vào danh sách để trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái năm 2009.

 

1. Giải thưởng Lớn – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho nhà nghiên cứu về Hà Nội NGUYỄN VINH PHÚC, với các thành tựu trong hơn 55 năm nghiên cứu và đã có các công trình, tác phẩm về Hà Nội về các lĩnh vực khác nhau, trong đó, đặc biệt là 2 cuốn sách lớn gần đây, đã gây tiếng vang trong cả nước, là cuốn: “1000 câu hỏi đáp về 1000 năm Thăng Long”“Hà Nội, cõi đất,cõi người.

(Giải thưởng Lớn trị giá bằng tiền mặt là 15 triệu đồng, cùng bằng chứng nhận và kỷ niệm chương có logo chính thức của Giải)

 

            2. Các Giải đồng hạng  (được trao bằng tiền là 5 triệu đồng/giải, cùng bằng chứng nhận, kỷ niệm chương có logo chính thức của Giải).

- Giải Việc làm – Vì tình yêu Hà Nội được trao cho đại diện UBND Thành phố Hà Nội về việc đã chuyển khu đất ở số 2- Hai Bà Trưng (bên trái Nhà Hát Lớn, cạnh Khách sạn Hilton Opera), thành Vườn hoa 19/8.

 - Giải Ý tưởng Vì tình yêu Hà Nội được trao cho nhóm “3D HÀ NỘI” và “ASHUI.COM cùng phối hợp thực hiện hai Dự án: “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng kỹ thuật 3D ““ Táihiện Di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội bằng công nghệ 3D”.

- Giải Tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nộiđược trao cho tác giả PHẠM VĂN QUÝ, với 10 kịch bản về Thăng Long (thuộc các thể loại: tuồng, chèo, cải lương…), trong đó tiêu biểu là các tác phẩm “Thái tổ Lý Công Uẩn” (Đài Truyền hình và Đoàn Tuồng Đà Nẵng dựng), Thái úy Lý Thường Kiệt (Đoàn Chèo Hà Nội dựng), Trọn đời trung hiếu với Thăng Long (Nhà hát Cải lương Trung ương dàn dựng) .

   

Chủ tịch Hội đồng Giám khảo

Nhà thơ Bằng Việt


 

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.