loading...
(Thethaovanhoa.vn)- Việc thất thu kinh phí do thi đấu trên các sân không khán giả đã khiến BTC Thai-League chiều lòng các CLB hoãn giải VĐQG đến ngày 17/4. Nhưng tình hình mới đây còn thêm rối loạn khi một cầu thủ từng đến Thái Lan chơi bóng bị phát hiện dương tính Covid-19. Điều này có thể là bài học đau đầu cho người làm bóng đá Việt Nam.
Báo chí Thái Lan đang khiến cả bóng đá Đông Nam Á bất ngờ khi đưa tin có CLB ở giải VĐQG Nhật Bản (J-League 1) chấp nhận chi trả mức tiền 1,6 triệu USD (36 tỷ đồng Việt Nam) để có được sự phục vụ của cầu thủ sinh năm 2002. Ở chiều ngược lại, bóng đá trẻ Việt Nam khiến dư luận giật mình với bóng ma tiêu cực.
Cụ thể, CLB Meizhou Hakka (Trung Quốc) đã đến Thái Lan tập huấn suốt từ tháng 2/2020 để né tránh tình hình dịch bệnh của nước sở tại. Tuy nhiên, khi đến đây tập luyện và thi đấu liên tục với nhiều CLB của Thái Lan, cầu thủ của CLB này khi trở về nước đã bị phát hiện dương tính với Covid-19.
Cụ thể, thành viên Dorielton của CLB Meizhou Hakka là người dính căn bệnh nguy hiểm này. Điều này đã khiến các cầu thủ thuộc đội bóng Trung Quốc lẫn nhiều CLB Thái Lan từng tiếp xúc với tiền đạo Dorielton phải sống trong sợ hãi những ngày qua.
Không chỉ có vậy, các CLB Thai-League cũng đau đầu thêm về việc tìm nguồn ngân sách để trả lương cho cầu thủ cùng đội ngũ nhân viên làm việc. Nguồn thu của các đội bóng Thai-League ngoài bản quyền truyền hình còn là bán áo đấu, vật phẩm lưu niệm, tham quan sân bãi… So với V-League, số tiền để các CLB Thai-League sắm ngoại binh thậm chí còn đắt gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, với phương châm tính mạng con người là trên hết, để đối phó với Covid-19, Chính phủ Thái Lan cũng tạm thời ngưng trệ mọi hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người gồm đóng cửa sân bóng đá, sân quyền Anh, đua ngựa…
Thiếu tướng Somyot Poompanmuang – Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Thái Lan cho biết, Hiệp hội đang theo dõi tình hình từng ngày và luôn lắng nghe các hướng dẫn từ Chính phủ để hành động nhất quán. Dù muốn dù không, các giải bóng đá Thái Lan ở tất cả các cấp sẽ chuyển sang thi đấu trở lại vào ngày 18-19 tháng 4.
Ông Somyot Poompanmuang cho biết: “Đó sẽ là những trận đấu kín, không có CĐV theo dõi. Trừ khi tình huống của dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, nó sẽ được xem xét lại và có thể hoãn giải đấu thêm một lần nữa. Bây giờ, tất cả những cầu thủ tham gia trận đấu, HLV, đội ngũ y tế… tham gia các trận đấu đều phải được đo thân nhiệt, kiểm tra y tế. Các CLB đều biết các quy tắc. Họ sẽ phải chuẩn bị thêm xà phòng rửa tay, mặt nạ vệ sinh…”.
Người làm bóng đá Thái Lan còn đang lo ngay ngáy chuyện bản quyền truyền hình, bởi phải có các trận đấu và được tường thuật đến người xem, các CLB mới có thêm chi phí. Đây thậm chí là nguồn thu đáng kể nhất cho các CLB.
Hiệp hội bóng đá Thái Lan đang cố gắng tìm ra giải pháp tốt và phù hợp nhất cho các CLB tham dự Thai-League. Giải VĐQG Thái Lan dự kiến sẽ phải kết thúc trong tháng 10 và nhiều CLB đã ký hợp đồng với các cầu thủ cho đến tháng 11, nếu giải đấu đóng cửa càng muộn, các CLB càng thêm tốn kém.
Liên hệ những vấn đề của Thai-League thì V-League cũng đang trong tình cảnh tương tự. So với giải VĐQG Thái Lan hoãn từ vòng 4 thì sân chơi cao nhất Việt Nam đã nghỉ từ vòng đấu thứ 2.
Các CLB cũng phải từng ngày nghe ngóng việc giải đấu trở lại. Họ cũng không dám cho cầu thủ nghỉ ngơi. Và bản thân các thành viên CLB đều mệt mỏi vì lịch trình hoãn rồi lại đá, nhưng lại chơi trên sân bóng vắng tanh. Rất nhiều điều chi phối khiến động lực của các CLB dự giải mất đi. Điều đó cũng đi kèm với chất lượng giải hứa hẹn sẽ không hề cao như kỳ vọng.
Việt Hà
loading...