loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Nếu tính cả tiền thân là Hội Bóng Đá Việt Nam thì VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam lúc này)... 57 tuổi, cái tuổi đã biết mệnh trời. Và trong hơn nửa cái thế kỷ tồn tại ấy, cái tổ chức chuyên môn quyền lực nhất của làng cầu Việt chẳng rõ đến bao lần biến động lẫn biến đổi. Đến hôm nay, thêm lần nữa, đòi hỏi thay đổi lại đặt ra, mà nói theo cách thời thượng kiểu mạng xã hội - Chấn hưng!
1. "Diên Hồng"; "Đổi mới"... kể từ thời còn bao cấp đến lúc lên chuyên, mỗi khi bóng đá nội "nổi sóng" là những động từ nóng này lại được nhắc tới dồn dập. Nhưng với những ai thực sự quan tâm theo dõi từng chuyển động trong ngôi nhà chung của bóng đá Việt Nam, thì chẳng lạ - Đơn giản đó chỉ là những lần "thay người" ở VFF mà thôi.
Lần này, với cái gọi "Chấn hưng" xuất hiện và đang lan nhanh trên mạng xã hội cũng chẳng khác - Đòi hỏi sự thay đổi, thậm chí là thay đổi lập tức, trước hết là về con người ở những vị trí cao nhất, quan trọng nhất của bộ máy Liên đoàn. Đương nhiên, vị trí được quan tâm nhiều nhất là Chủ tịch, khi mà vị đương kim lúc này vì lý do sức khỏe chắc chắn không thể tiếp tục.
Theo quan điểm của Chủ tịch CLB SLNA, Nguyễn Hồng Thanh cho rằng, trong bối cảnh bóng đá Việt Nam hiện tại, Chủ tịch VFF là chính khách hay một doanh nhân không quan trọng mà vấn đề là người đó biết làm ra tiền và tử tế, yêu bóng đá.
Chả thế mà hôm qua, trên mặt báo xuất hiện 1 câu hỏi - Nên chọn doanh nhân hay giới bóng đá làm Chủ tịch VFF? Câu hỏi rất theo trend của thời làm báo theo view, tuy nhiên, chẳng hề mới bởi đó là 1 câu hỏi đã cũ.
Là môn thể thao Vua, có sức tác động lớn đến đời sống xã hội, tranh cãi về chuyện doanh nhân hay giới chuyên môn ngồi lên chiếc ghế Chủ tịch Liên đoàn có từ thời... khóa 2, tức là năm 1993, khi ông Đoàn Văn Xê - Tổng Giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam được bầu. Đương nhiên, cái thời mới thoát khỏi bao cấp ấy, Chủ tịch không phải là "người đi kiếm tiền" như bây giờ, nhưng chuyện các đội bóng được ưu tiên di chuyển bằng đường sắt Bắc - Nam để đá giải VĐQG thì bao nhiêu tiền cho kể!
Về doanh nghiệp làm Chủ tịch, thì bản thân ông Lê Hùng Dũng cũng là doanh nghiệp chứ đâu phải là dân chuyên môn. Đó là chưa kể đến những thời điểm Liên đoàn có những vị lãnh đạo cấp cao ngành ngoài, thì hiệu quả vẫn cứ dấu hỏi to đùng.
2. Chiếc ghế Chủ tịch thuộc doanh nhân hay giới làm bóng đá, kể cả quan chức nhà nước thì vẫn phải chờ đến Đại hội VFF thường niên (tháng 3/2018), hoặc nhanh hơn là Đại hội bất thường (nếu có thể). Nhưng chắc chắn những chiếc ghế chuyên môn quyền lực khác của Liên đoàn sẽ vẫn phải thuộc về những người làm chuyên môn, chỉ có điều kiếm được ai ngồi lên những chiếc ghế ấy cũng khó chẳng kém gì chiếc ghế Chủ tịch.
Công Vinh không muốn làm Tổng thư ký VFF, U16 Việt Nam có thể tái ngộ Australia là những thông tin chính bóng đá Việt ngày 26/9.
Phó Chủ tịch phụ trách tài chính Đoàn Nguyên Đức đã quyết rút và chỉ chờ BCH phê chuẩn, vậy ai sẽ là người ngồi lên? Bầu Hiển, bầu Quyết, hay các doanh nhân nổi tiếng cỡ ông Vượng Vin, ông Lam Sun Group... quá tốt! chỉ có điều họ có nhận lời hay không?
Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn bị nhận diện là "tiêu điểm" của nhiều thất bại, vậy ai sẽ là người thay, có khả năng làm tốt hơn. Chả lẽ lại là mấy vị quen "chém gió" trên mặt báo, tivi... Tương tự thế là chiếc ghế của Tổng thư ký Hoài Anh, hay kể cả chức Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia... Phê phán thì dễ, nhưng ai là người đủ dũng khí lẫn tư cách, năng lực để ngồi lên, mặc cho ai cũng nói - Bóng đá Việt thiếu gì người tài!
tổ VFF là chuyện cần thiết và cần gấp rút, nhưng rõ ràng, cải tổ không thể chỉ là chuyện gạt đi những người cũ để thay bằng những người mới mà tư duy lẫn cách làm chẳng có gì thay đổi. Nó giống như cái mục tiêu của trào lưu "Chấn hưng" vừa nổi lên nhưng sớm bị nghi ngờ.
Thay cho lời kết
Con người là nhân tố quan trọng nhất cho bất kỳ sự phát triển nào. Còn chiếc ghế, thậm chí là cái ngai vàng, chỉ tốt khi nó là phương tiện chứ không phải là cái mục tiêu... Bóng đá Việt Nam cũng chẳng là ngoại lệ!
Vũ Minh
loading...