(Thethaovanhoa.vn) - Tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh không được ở lại là sự tiếc nuối lớn với người hâm mộ Việt Nam trước thềm AFF Suzuki Cup 2016. Không chỉ Việt Nam, nhiều đội bóng khác cũng gặp tình cảnh tương tự khi thiếu vắng những ngôi sao của nền bóng đá.
1. Safiq Rahim (Malaysia)Cầu thủ ghi bàn hàng đầu tại giải đấu này cách đây 2 năm, cầu thủ được cho là hay nhất tại Malaysia, chúng ta đang nhắc đến Safiq Rahim. Tiền vệ này là trụ cột trong 3 chức vô địch liên tiếp từ năm 2014 đến 2016 giải VĐQG Malaysia, 1 chức vô địch AFC Cup 2015 của CLB Johor Darul Tazim.
Thông minh, kỹ thuật tốt, có tầm nhìn cho việc săn bàn và kiến tạo, tiền vệ này đã giã từ đấu trường quốc tế từ tháng 7 năm nay cùng với ba cầu thủ khác của Johor Darul Tazim. Trong bộ tứ đó, anh để lại nhiều tiếc nuối nhất. Không một đội bóng Đông Nam Á nào có thể hạnh phúc nếu mất đi đội trưởng của họ và là cầu thủ tốt nhất, điều ấy để lại cho HLV Ong Kim Swee một lỗ hổng lớn chưa thể bịt kín.
Có Safiq luôn giúp Malaysia có thêm một cơ hội ở đấu trường quốc tế. Không có anh, ĐT Malaysia xuất hiện một chút ảm đạm.
Màn trình diễn của cựu đội trưởng ĐT Malaysia Safiq Rahim.
2. Diasuke Sato (Philippines)
Hậu vệ sinh ra tại Nhật đã không được CLB chủ quản cho phép về tham dự AFF Suzuki Cup 2016. Điều đó khiến HLV Thomas Dooley có một phen đau đầu bởi Sato là nhân tố quan trọng trong chiến thuật của toàn đội.
Màn trình diễn của trung vệ này trong trận giao hữu gần đây giúp Philippines chiến thắng Kyrgyzstan đã chứng minh giá trị của Sato. Không sở hữu tầm vóc to lớn nhưng Sato chơi ở trung tâm hàng phòng ngự như vậy đã nhiều năm qua. Vị trí này giờ đây có thể sẽ là tử huyệt của Philippines.
3. Irfan Bachdim (Indonesia)
Bachdim đang gây dựng tên tuổi của mình ở châu lục rất tốt. Anh là cậu bé vàng của bóng đá Indonesia trong một vài năm trở lại đây. Sở hữu ngoại hình đẹp, tiền vệ cánh này sẽ là điều thú vị tại AFF Suzki Cup.
Bachdim rất khao khát chứng tỏ mình tại giải đuấ nhưng chỉ một vài ngày trước khi toàn đội sang Philippines anh được chẩn đoán gãy xương mác khi tập luyện cùng ĐT tại quê nhà. Một cú đánh mạnh vào sự tự tin của cầu thủ 28 tuổi đang ở đỉnh cao phong độ, đồng thời là trở lại lớn cho HLV Alfred Riedl.
4. Trần Đình Hoàng (Việt Nam)
24 tuổi, Đình Hoàng đã khẳng định mình là một hậu vệ cánh chắc chắn và linh hoạt của ĐT Việt Nam kể từ khi ra mắt vào năm 2013. Hoàng có thể chơi được hai cánh và thậm chí trung vệ nếu cần thiết. Hậu vệ này sở hữu khả năng đọc tình huống tốt và quan trọng hơn là anh như một “cỗ máy” của Việt Nam. HLV Hữu Thắng đau đầu để tìm ra người thay thế hậu vệ của SLNA, nhưng ông cũng tỏ ra bất lực.
Giống Tuấn Anh, hệ thống chiến thuật của HLV Hữu Thắng chỉ phát huy tốt nhất khi có Đình Hoàng (Ảnh: Thanh Hà).
5. Fazrul Nawaz (Singapore)
Tiền đạo kỳ cựu này từng lỡ hẹn tại AFF Suzuki Cup 2008 vì một chấn thương và năm nay, việc rách dây chằng trước ở đầu gối trái vào tháng 8/2016 khiến cơ hội tham dự giải đấu của Fazrul là con số 0. Sự lo ngại hiện rõ trên thái độ của HLV Sundramoothy. Kinh nghiệm và khả năng săn bàn của Fazrul là cực kỳ quan trọng trong bảng đấu gồm toàn những ông lớn của bóng đá Đông Nam Á.
6. Narabudin Weerawatnodom (Thái Lan)
Hậu vệ trẻ 22 tuổi này đã khẳng định mình là sự lựa chọn số 1 của HLV Kiatisak bên hành lang cánh ĐT Thái Lan. Chấn thương vai tái phát khiến anh lỡ cơ hội tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất Đông Nam Á. Thiếu đi một nguồn năng lượng và một hậu vệ có khả năng dâng cao tấn công tốt, Thái Lan vẫn hy vọng sẽ bảo vệ thành công chức vô địch dù không có cầu thủ của Buriram United.
7. Adisak Kraisorn (Thái Lan)
Tiền đạo của Muangthong United không phải một cầu thủ quá nổi bật, không ghi nhiều bàn thắng như đồng đội Teerasil Dangda nhưng anh vẫn là một phần quan trọng của ĐT Thái Lan. Anh luôn là sự lựa chọn của HLV Kiatisak cho đến khi chấn thương xảy ra.
Một tay săn bàn tốt của cả CLB và ĐT Thái Lan, luôn luôn sẵn sàng ghi bàn trong vòng cấm địa. Ở tuổi 25, Adisak đã từng bước biến mình trở thành một cầu thủ tấn công toàn diện. Anh từng là áp lực cho Teerasil và hàng phòng ngự của các đội bóng tại Đông Nam Á.
Adisak Krasorn - Tương lai của hàng công ĐT Thái Lan.
8. Kyaw Ko Ko (Myanmar)
HLV Gerd Zeise đã gửi Kyaw về nhà từ trung tâm huấn luyện của ĐT Myanmar, có người cho rằng đó anh bị trả về do thiếu kỷ luật. Về chuyên môn, Kyaw Ko Ko là mối đe dọa lớn nhất của Myanmar với hàng phòng ngự các đội bóng khác. Thế nhưng trong nhiệm kỳ của HLV Gerd Zeise, ông có quyền quyết định và Kaung Sat Naing được gọi lên thay thế và giữ trên vai trách nhiệm tương đối nặng nề.
Tỷ phú Zaw Zaw, người đàn ông thành đạt, giàu có và quyền lực hiện đang ở nhiệm kỳ thứ 2 làm Chủ tịch LĐBĐ Myanmar, đã có những chia sẻ thú vị với phóng viên Thể thao & Văn hóa/TTXVN.
9. Javier Patino (Philippines)
Thêm một “nạn nhân” của cam kết với CLB, Patino không thể tập trung cùng ĐT Philippines do CLB Henan Jianye của Trung Quốc không đồng ý nhả người. CLB của Trung Quốc không sẵn sàng để cho cầu thủ ghi bàn hàng đầu của mình trở về thi đấu cho ĐT nước nhà do lo ngại chấn thương xảy đến với anh. Sự vắng mặt của Patino là điều đáng tiếc với ĐT Philippines trong bối cảnh họ không có nhiều tiền đạo đẳng cấp hàng đầu.
10. S.Kunalan (Malaysia)
Hậu vệ cánh phải Kunalan cũng như Safiq đã giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế từ mùa hè năm nay. Hậu vệ cánh phải này luôn là ngòi nổ từ hành lang cánh phải của CLB Johor Darul Tazim hay ĐTQG. Anh có thể chơi như một tiền vệ phải hay đá hậu vệ trái. Sự thiếu vắng Kunalan được thay thế bằng cái tên trẻ hơn nhiều là Matthew Davies, một tài năng được đánh giá sẽ thay thế tốt vị trí của Kunalan.
Hiếu Lương