(Thethaovanhoa.vn) - 4 ngày sau sự cố trên sân Pleiku, tổ trọng tài với trọng tài chính Hoàng Anh Tuấn và trợ lý trọng tài Phan Việt Thái vẫn còn buồn và áy náy vì sai sót đó. Thông qua Thể thao & Văn hóa, họ giãi bày nhiều tâm tư và nỗi lòng nặng trĩu.
Trợ lý trọng tài Phan Việt Thái: “Tôi sẽ cố gắng làm lại”
Là người mắc sai sót trực tiếp dẫn đến bàn thắng ở tư thế việt vị của Châu Ngọc Quang được, trợ lý trọng tài Phan Việt Thái vẫn còn ám ảnh với tình huống đó.
“Đến bây giờ tôi vẫn còn thấy cảm giác khó chịu. Tại mình làm sai, mình rất áy náy. Thực tế tôi không muốn làm oan cho đội nào cả bởi tôi xác định mình đang làm nghề trọng tài, nghề cầm cân nảy mực mà.
2 ngày sau sự cố ở sân Pleiku, tôi không dám đọc báo bởi rất sợ ám ảnh với tình huống đó. Nhưng khi nghe phát biểu của anh Hồng (Chủ tịch CLB Quảng Nam Lê Nguyên Hồng – PV) thì rất là buồn. Anh ấy là người có thâm niên, lại nằm trong BCH VFF nữa.
Ông Nguyễn Húp GĐĐH Quảng Nam cho biết trước đây bầu Đức thường hay lên tiếng chê trách trọng tài. Thế nhưng, lần này lại khác, HAGL đang hưởng lợi lớn từ sai lầm của trọng tài nhưng vẫn chưa thấy ông Đức lên tiếng.
Ngay sau trận đấu, tôi nhận ra sai sót và điện ngay cho anh Hiền (Phó ban Trọng tài VFF Dương Văn Hiền - PV) để nhận lỗi và xin lỗi. Khi thấy phát biểu của anh Hồng như vậy cùng áp lực của dư luận, tôi đã nghĩ sẽ từ bỏ nghề trọng tài này nhưng sau được anh Hiền động viên, phân tích tôi mới từ bỏ suy nghĩ đó”, trợ lý Thái bày tỏ.
Theo chia sẻ của trợ lý Thái, anh đến với nghề cũng chỉ là mối duyên tình cờ. “Lúc còn sinh viên, mấy anh khóa trước dẫn đi làm trọng tài rồi sau đó đam mê dần dần chứ ban đầu tôi hướng mình theo nghiệp huấn luyện.
Thế là, sau khi ra trường, năm 1998, có khóa học trọng tài ở TPHCM, tôi đã đăng ký tham gia rồi tôi được phân công đi làm các giải trẻ. Từ đó, đam mê dần lớn hơn.
Tôi đến với nghề trọng tài chỉ bằng đam mê chứ không vì thu nhập bởi tôi đang là giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ, gia đình cũng có chút điều kiện nên thu nhập tôi từ nghề giảng viên đủ để trang trải cuộc sống.
“Ở ẩn” cùng bóng đá Việt một thời gian dài nhưng nay, bầu Đức xuất hiện với tần số nhiều hơn. Ông không chỉ theo dõi HAGL thi đấu trên sân mà còn lên tiếng về “bàn thắng ma”
Chứ tiền trọng tài mỗi năm có 12 hay 13 trận, mà mỗi trận trung bình 4-5 triệu đồng, chưa trừ thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập chẳng được bao nhiêu, không góp gì nhiều cho gia đình cả.
Trận đấu trên sân Pleiku sẽ là bài học lớn cho tôi để tôi rèn luyện, có kỹ năng tốt hơn và tôi sẽ cố gắng làm lại. Qua đây, tôi mong muốn dư luận, những ai đam mê bóng đá nhìn nhận lại nghề trọng tài với con mắt thiện cảm hơn. Nghề này áp lực cao, rèn luyện rất nhiều thứ. Đam mê mà chơi chứ không vì gì cả.
Bên cạnh đó, đến với nghề này, tôi mong muốn để cầu thủ Việt Nam chơi đúng luật, chơi fair-play, muốn góp phần vào sự phát triển cho bóng đá Việt Nam chứ tôi nói thẳng, các cầu thủ, HLV và kể cả lãnh đội vẫn chưa hiểu thấu về luật. Thực tế, bóng đá chỉ là trò chơi thôi và phải chơi theo luật”, trợ lý Phan Việt Thái chia sẻ.
Trọng tài Hoàng Anh Tuấn: “Ở quốc tế, họ xem trọng tài là quan chức”
Cùng tâm trạng với vị trợ lý của mình, trọng tài Hoàng Anh Tuấn bày tỏ: “Sau khi làm trận đấu xong, anh em cảm thấy rất buồn vì sai sót trong công việc. Sai sót của trọng tài là điều khó tránh khỏi.
Trọng tài Phan Việt Thái bị cấm chỉ đạo hai trận sau khi công nhận bàn thắng trong tư thế việt vị của Châu Ngọc Quang, trận HAGL thắng Quảng Nam FC 1-0 vào chiều 2/4.
Trong một tích tắc, mà mất tập trung thì sai sót là lẽ tất nhiên. Nhưng tôi mong sao mọi người nhìn sai sót của trọng tài là một điều bình thường trong cuộc sống. Đã là cuộc sống thì sai sót là điều khó tránh khỏi.”
Theo vị trọng tài cấp FIFA này, giới cầm còi đều xem nghề này là nghề tay trái. Họ có công việc chính nên cần sự tôn trọng và chia sẻ từ mọi người. “Thái là giảng viên Đại học, tôi là cán bộ quản lý ngành giáo dục của huyện Thanh Trì (Hà Nội).
Cho nên, có những điều về cơ quan thì mọi người rất quan tâm. Họ muốn chia sẻ. Họ xác định đây là cuộc chơi nên các em, các cháu đừng lăn tăn nhiều quá mà ảnh hưởng đến công việc. Mọi người ở cơ quan tôi động viên như vậy.
Anh em trọng tài đa phần là cán bộ Nhà nước và giáo viên. Khi làm nghề trọng tài thì đã được đào tạo, hướng dẫn căn bản. Chuyên môn của tôi cũng được 17 năm còn Thái cũng hơn 10 năm rồi nên có rất nhiều kinh nghiệm nhưng sai sót thì xảy ra bất ngờ lắm. Những sai sót thì không thể tránh khỏi và không biết trước được điều gì cả.
HAGL thắng Quảng Nam nhờ bàn thắng ghi trong tư thế việt vị của Châu Ngọc Quang và việc trợ lý trọng tài Phan Việt Thái nhận lỗi khi không phất cờ báo việt vị cầu thủ HAGL khiến dư luận nổi sóng.
Đội bóng, khán giả cần chia sẻ với đội ngũ trọng tài để thấu hiểu được sai sót là một phần của nghề trọng tài. Anh em bây giờ mong muốn BTC, các đội bóng, khán giả có góc nhìn thoải mái về trọng tài hơn để anh em không bị nhiều áp lực bởi khi bị áp lực lớn quá thì khiến anh em trọng tài khó làm”, trọng tài Hoàng Anh Tuấn bày tỏ.
Theo vị trọng tài này, khi ra làm quốc tế, từ BTC, các nước bạn rồi khán giả họ xác định trọng tài là một quan chức. Lúc đó bản thân trọng tài làm sao cố gắng thành một ông trọng tài để mọi người tôn trọng.
Ông Tuấn nói: “Còn ở Việt Nam, nói hơi buồn chứ khán giả coi trọng tài là thằng trọng tài chứ không phải ông trọng tài. Góc nhìn của họ thì trọng tài luôn tiêu cực chứ không có góc nhìn tích cực, còn anh em chúng tôi chỉ làm bằng đam mê, nhiệt huyết là chính”.
Ở đấu trường V-League, HAGL không ít lần lên tiếng chỉ trích trọng tài xử ép. Tuy nhiên, họ cũng là đối tượng để các đội bóng khác tố trọng tài thiên vị HAGL.
“Thu nhập của trọng tài đã được nâng lên nhưng anh em chúng tôi phải tự thuốc thang, bù lại quá trình hồi phục, mua thuốc để bổ sung các vi chất để đảm bảo đủ thể lực. Cũng giống như cầu thủ, anh em trọng tài một ngày cũng phải tập luyện từ 2 đến 3 tiếng.
Đặc biệt, anh em ngoài 40 tuổi cần bổ sung nhiều dưỡng chất và thuốc thang như vi sủi cá mập, các thuốc có hàm lượng canxi,… hay kể cả băng trợ lực để không bị nhũn các loại cơ thì chúng tôi phải tự trang bị, hỗ trợ cho hoạt động cơ bắp. Thu nhập tưởng là nhiều nhưng thuốc thang mua sắm, hỗ trợ thì cũng không còn nhiều đâu.
12 năm trước, khi sự cố liên quan đến trọng tài xảy ra, BTC đã có quán triệt mạnh mẽ với anh em trọng tài. Và lúc nào cũng có lực lượng C45 quán triệt tư tưởng cho anh em cả. Chúng tôi xác định vào nghề thì không có chuyện mối quan hệ với CLB này hay CLB kia mà làm nghề trọng tài vì đam mê, nhiệt huyết và mong muốn đóng góp, phát triển cho bóng đá Việt Nam”, ông Tuấn giãi bày.
Trần Khánh