loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Lê Công Vinh là huyền thoại bóng đá Việt Nam, anh sở hữu gần như đầy đủ các danh hiệu cao quý ở trong nước và khu vực Đông Nam Á. Thứ còn thiếu duy nhất trong tủ danh hiệu của Công Vinh là tấm huy chương vàng SEA Games.
Sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp của Therdsak Chaiman bắt đầu từ năm 1994. Anh đã phải vật lộn để tìm kiếm vị trí chính thức trong thời đại “Dream Team” của bóng đá Thái với sự nở rộ của các tiền vệ tài năng và phải chuyển qua chơi futsal một thời gian.
Đỉnh cao trong sự nghiệp của Therdsak là giúp Fire Dragons lọt vào trận chung kêt AFC Champions League mùa 2002 – 2003. Therdsak đã không có cơ hội tham dự SEA Games vì khi ông nổi bật thì đã quá tuổi thi đấu . Kể từ năm 2001, SEA Games chỉ áp dụng môn bóng đá nam cho lứa U23.
Tiền đạo 32 tuổi chắc chắn là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất ở Đông Nam Á, đặc biệt trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Amri trở thành chìa khóa trên hàng công của “The Lions” và ghi bàn ở tất cả các lần tham dự AFF Cup. Anh có 10 bàn thắng và 3 chức vô địch ở giải đấu này. Tuy nhiên, Amri thất bại trong việc được thưởng thức danh vọng ở SEA Games. Năm 2007, Singapore tiến sâu nhất nhưng thua chủ nhà Thái Lan 0-3 ở bán kết. Singapore sau đó giành chiến thắng 5-0 trước Việt Nam để giành huy chương đồng SEA Games đầu tiên sau 12 năm.
Cầu thủ Indonesia nổi bật nhất và luôn nằm trong nhóm ghi bàn hàng đầu, Bambang Pamungkas chắc chắn là huyền thoại của “The Garudas” với 38 bàn/86 trận trong 13 năm thi đấu. Năm 1999, anh được gọi tập trung cho SEA Games được tổ chức ở Brunei khi 19 tuổi. Bambang mở màn bằng hai bàn thắng vào lưới Malaysia nhưng Indonesia chỉ kết thúc giải đấu với vị trí thứ 3.
Hai năm sau ở Kuala Lumpur, anh ghi 4 bàn, Indonesia vẫn bị loại bởi trận thua 0-1 trước Myanmar. SEA Games 2003, Indonesia bị loại ngay từ vòng bảng. Tuy nhiên, Bambang vẫn là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất ở khu vực với sự sắc sảo trong khâu dứt điểm.
Safee Sali bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ năm 17 tuổi trong màu áo Melaka TMFC vào năm 2001. Sau đó, Safee chuyển đến Kuala Lumpur FA, nơi anh ghi được 24 bàn/36 trận trong hai mùa giải. Đáng ngạc nhiên thay, anh không có tên trong đội hình chính thức của U23 Malaysia tham dự SEA Games 2005. Hai năn sau, Safee Sali trở thành tiền đạo chính của những chú hổ ở SEA Games 2007 diễn ra tại Nakhon Ratchasima (Thái Lan). Anh ghi hai bàn nhưng không đủ để Malaysia tiến sâu.
Đó là lần đầu tiên và cũng là duy nhất SEA Games chứng kiến sự có mặt của Safee Sali. Tuy nhiên, anh giành được chức vô địch AFF Suzuki Cup cùng danh hiệu vua phá lưới với 5 bàn thắng vào năm 2010.
“Tử thần bên cánh trái” là biệt danh của cầu thủ tấn công người Thái Lan với chiếc chân trái có thể gây tổn thương cho bất cứ hàng thủ nào. Sutee thu hút sự chú ý ở FIFA U17 World Championship năm 1997. Thái Lan cùng bảng với Đức, Chile và chủ nhà Ai Cập, Sutee Suksomkit vẫn ghi hai bàn ở vòng bảng.
Anh từng chuyển đến Melbourne Victory ở A-Leagụe trước khi trở lại Thái Lan thi đấu và giải nghệ năm 37 tuổi. Trong sự nghiệp thi đấu quốc tế, Sutee giành hai chức vô địch AFF Cup cùng Thái Lan nhưng SEA Games thì vẫn chỉ là giấc mơ. Sutee chưa từng chơi tại SEA Games và khiến tủ đồ của anh thiếu thốn chiếc huy chương vàng.
Lê Công Vinh thuộc “thế hệ vàng” của bóng đá Việt Nam. Cú đánh đầu của anh trong trận chung kết lượt về với Thái Lan tại AFF Suzuki Cup 2008 đưa Việt Nam đến chức vô địch khu vực đầu tiên. Anh là cầu thủ đầu tiên của khu vực được chơi ở Bồ Đào Nha trong màu áo CLB Leixoes.
Tuy nhiên, Công Vinh chưa từng giành huy chương vàng SEA Games. Anh tham dự SEA Games đầu tiên vào năm 2003, giải đấu tổ chức ở Việt Nam. Anh ghi 1 bàn và cùng Việt Nam vào trận chung kết với Thái Lan. Thế nhưng, bàn thắng vàng của Nuttaporn Phanrit trong hiệp phụ đã phá hỏng bữa tiệc của người Việt Nam.
Hai năm sau, Công Vinh ghi bàn ấn định chiến thắng ở bán kết, đưa Việt Nam tái đấu với Thái Lan ở chung kết lần thứ hai liên tiếp nhưng kịch bản thất bại vẫn lặp lại. Năm 2007, Công Vinh tham dự SEA Games lần thứ 3 nhưng lần này, U23 Việt Nam còn không vào được trận chung kết. Sau 14 năm thi đấu đỉnh cao, Công Vinh giã từ sự nghiệp sau AFF Suzuki Cup 2016.
Bóng đá ở ta đã mang danh chuyên nghiệp từ năm 2000. Vậy sau gần 20 năm khái niệm chuyên nghiệp ấy như thế nào, thể hiện ở đâu và ai là người thực hiện nó? Một chủ đề quá rộng mà phải nhiều bài báo mới có thể phân tích hết.
Fandi Ahmad là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Singapore đã không còn là chuyện cần tranh cãi, dù ông chưa từng giành huy chương vàng tại SEA Games. Ông có hơn 100 trận thi đấu cho đội tuyển quốc gia, ghi rất nhiều bàn thắng và là một trong những tiền đạo tuyệt vời nhất của Đông Nam Á.
Ở tuổi 21, cầu thủ trẻ Fandi giúp “The Lions” đến trận chung kết SEA Games 1983 nhưng bị quật ngã bởi người Thái. Hai năm sau, sự thất vọng lặp lại, Singapore lại thua Thái Lan ở chung kết. Sau khi bỏ lỡ SEA Games 1987, Fandi trở về từ châu Âu và quyết tâm đem về danh hiệu cho Singapore. Anh ghi 1 bàn trong trận chung kết với Malaysia nhưng vẫn phải chứng kiến đối phương đứng trên bục cao nhất.
Đối với một cầu thủ từng ghi bàn vào lưới Inter Milan ở UEFA Cup, việc không có huy chương vàng SEA Games vẫn là sự hối tiếc lớn nhất trong sự nghiệp của ông.
Cầu thủ 40 tuổi người Thái Lan là một trong những trung vệ xuất sắc nhất ở xứ chùa vàng. Ở tuổi 21, Niweat đã trở thành một trong những ngôi sao hứa hẹn nhất. Anh thi đấu rất tốt trong màu áo Sinthana FC nhưng không thành công ở SEA Games 1997, tổ chức tại Indonesia.Vào thời điểm đó chưa có giới hạn độ tuổi, Thái Lan có trong tay tất cả cầu thủ đẳng cấp nhất của mình.
Hai năm sau, Niweat đang ở đỉnh cao nhưng ông được gọi vào đội Olympics thi đấu cùng thời gian với SEA Games. Ông bỏ lỡ cơ hội quý giá đó và đến năm 2001, SEA Games áp dụng điều lệ giới hạn độ tuổi ở môn bóng đá nam và Niweat không bao giờ có thể giành huy chương vàng.
Ông được biết đến rộng rãi với kỹ năng và tài năng trong giai đoạn những năm 1980. Sundrammoorthy là đối tác tuyệt với với Fandi. Ông có 4 lần xuất hiện ở SEA Games (1983, 1985, 1987 và 1989). “The Lions” kết thúc giải đấu 3 lần trên bục nhận huy chương bạc. Ông tiếp tục có thêm 3 huy chương đồng từ năm 1991 – 1995.
“The Kurus” là biệt danh người hâm mộ gọi tiền đạo xuất sắc của bóng đá Indonesia. Tốc độ và khả năng dứt điểm của ông luôn khiến các hậu vệ đau đầu trong việc ngăn cản. Tiền đạo này có cơ may chơi cho Sampdoria và FC Luzern nhưng sau đó trở lại Indonesia vào năm 1995, gia nhập Pelita Bakrie.
Hai năm sau, Kurniawan là thành viên của Indonesia tham dự SEA Games 1997 trên sân nhà và lọt vào chung kết. Trước 100.000 cổ động viên nhà, Kurniawan và các đồng đội đã thất bại trên chấm phạt đền trước Thái Lan.
Thật không may, Kurniawan đã bị cáo buộc tham dự một bữa tiệc và sử dụng ma túy. Anh ghi được 31 bàn/60 trận đấu cho Indonesia nhưng nhiều người tin rằng ông có thể làm được nhiều hơn nếu sống và làm việc kỷ luật hơn.
Hiếu Lương
loading...