loading...
Dù được đánh giá cao hơn hẳn Việt Nam, nhưng Nhật Bản không phải không có điểm yếu. Đây là điều thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ cần khai thác để đạt mục tiêu giành điểm số đầu tiên ở Vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á.
Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam vs Nhật Bản tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam. VTV6 VTV5 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Nhật Bản.
Vòng loại World Cup 2022 châu Á:
* 16h10, 11/11: Úc vs Ả rập Xê Út
* 18h00, 11/11: Hàn Quốc vs UAE
* 19h00, 11/11: Việt Nam vs Nhật Bản (VTV6)
Xem trực tiếp VTV6
* 19h00, 11/11: Liban vs Iran
* 22h00, 11/11: Trung Quốc vs Oman
00h00, 12/11: Iraq vs Syria
Việc HLV Hajime Moriyasu triệu tập tới 18 cầu thủ đang chơi ở châu Âu, trong đó toàn bộ các tiền vệ là “lính lê dương” chứng tỏ ông đã dành cho tuyển Việt Nam một sự tôn trọng lớn. Những thất bai trước Oman và Ả rập Xê út (cùng với tỷ số 0-1) đã phơi bày không ít vấn đề của “Samurai xanh”, và họ sẽ không được phép chủ quan ở Mỹ Đình giữa tuần này.
Vậy vấn đề của đội tuyển Nhật Bản là gì?
Không phải đội tuyển Việt Nam mà chính đối thủ Nhật Bản mới là những người đang chịu áp lực phải thắng trong cuộc đối đầu tới đây trên sân Mỹ Đình. Điều đó vô hình trung tạo ra những lợi thế nhất định cho thầy trò HLV Park Hang Seo.
Thứ nhất, đó là hàng công kém hiệu quả, dù sở hữu những tên tuổi có tiếng như Yuya Osako (Vissel Kobe), Takuma Asano (Bochum), Kyogo Furuhashi (Celtic), và Takumi Minamino (Liverpool). Với vỏn vẹn 3 bàn thắng sau 3 trận, họ đang là đội bóng có hàng công tệ nhất bảng B, kém cả hai đội xếp dưới là Việt Nam (4 bàn) và Trung Quốc (5 bàn).
Để ghi 3 bàn thắng ấy, Nhật Bản đã tung ra tới… 40 cú dứt điểm, trong đó có 18 trúng khung thành. Cụ thể là 10 cú dứt điểm trước Oman (0 bàn), 14 cú trước Trung Quốc (1 bàn), 6 cú trước Ả rập Xê út (0 bàn), và 10 cú trước Úc (2 bàn). Hiệu suất chuyển hóa cơ hội (sút trúng khung thành) thành bàn thắng của Nhật Bản chỉ là 16,7%. Để so sánh, Việt Nam ghi được 4 bàn sau 10 cú sút trúng khung thành, đạt hiệu suất 40%.
Rõ ràng các học trò của HLV Hajime Moriyasu đang gặp vấn đề trong việc tìm đường vào khung thành đối phương. Họ có khả năng kiểm soát tuyến giữa tốt, nhất là khi gặp những đội dưới cơ (Oman, Trung Quốc), nhưng lại thiếu sự trực diện ở một phần ba phần sân đối phương, với những đường chuyền mang tính quyết định. Trước những hàng thủ số đông và giàu thể lực như Oman, Nhật Bản bế tắc thực sự.
Vấn đề thứ hai của Nhật Bản nằm ở sự thiếu tập trung nơi hàng thủ khi trận đấu bước vào những phút cuối. Bằng chứng: cả ba bàn thua của họ đều đến sau phút 70. Ở trận đầu tiên gặp Oman, Nhật Bản thủng lưới ở phút 88 khi các hậu vệ chủ nhà tạo khoảng trống để Sabhi đá nối hiểm hóc sau đường tạt từ bên cánh phải. Ở trận gặp Ả rập Xê út, đường chuyền về tai hại của Gaku Shibasaki ở phút 71 đã trở thành pha kiến tạo cho Al-Birakal băng xuống ghi bàn duy nhất cho đội bóng vùng Vịnh. Ở trận đấu với Úc, họ bị gỡ hòa 1-1 ở phút 70 sau cú sút phạt trực tiếp đẹp như tranh vẽ của Hrustic, xuất phát từ một pha phạm lỗi của Morita ở đầu vạch 16m50.
Ngoài ra, Nhật Bản còn gặp một vấn đề khác: Do có quá nhiều cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu nên họ đều phải di chuyển một quãng đường xa, với múi giờ khác để về tập trung đội tuyển và thích nghi với điều kiện khí hậu khác với ở CLB mà họ thi đấu. Dường như đó là lý do ở 4 lượt trận vừa qua, phong độ của họ đi theo đồ thị hình sin: thua trận đầu của đợt tập trung (Oman – đầu tháng Chín, Ả rập Xê út – đầu tháng Mười) và thắng ở trận sau đó (Trung Quốc, Úc). Trận gặp Việt Nam này là trận đầu tiên của họ trong tháng Mười một.
Tại tứ kết Asian Cup 2019, Nhật Bản chỉ thắng được Việt Nam 1-0 nhờ pha đá phạt đền của Ritsu Doan. Đó là trận đấu mà hàng thủ Việt Nam đã chơi kiên cường, còn Công Phượng đã không ít lần làm hàng thủ Nhật Bản khốn khổ. Thứ Năm này, nếu đề ra được đấu sách thích hợp và áp dụng thành công, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc có điểm số lịch sử ở Mỹ Đình.
T.C
loading...