loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Chanathip Songkrasin, ngôi sao của bóng đá Thái Lan đã có trận đấu ra mắt J-League 1 trong màu áo Consadole Sapporo. Nhìn ngược trở lại, Công Phượng có thể lấy tiền vệ người Thái làm động lực để cố gắng.
Sau hai màn trình diễn ấn tượng ở Cúp quốc gia Nhật Bản và J-League 1 cho Consadole, Chanathip đang nhận được rất nhiều lời khen từ chính các thành viên trong CLB, truyền thông địa phương và quốc tế. Chanathip rõ ràng không chỉ sở hữu tiềm năng mà thực sự có thể trở thành một cầu thủ giỏi ở giải đấu hàng đầu châu Á.
Chanathip Songkrasin đánh đổ những quan điểm cho rằng rào cản dẫn đến thành công là ngôn ngữ hay văn hóa, nhưng cho đến lúc này anh đang khẳng định chẳng một điều gì có thể cản trở bước tiến của anh trong màu áo đội bóng ở tỉnh Hokkaido (Nhật Bản).
Màn trình diễn của Chanathip Songkrasin trong trận đấu giữa Consadole Sapporo và Urawa Reds (J-League 1). Nguồn: Italy Jakkarin.
Với sự thành công bước đầu của Chanathip, “radar” của truyền thông quốc tế lại bắt đầu đổ ngược trở về Đông Nam Á. Nhà báo Scott McIntyre cũng đã xem xét phản ứng từ báo chí, truyền thông Nhật Bản trong vài năm qua để nhận biết được những tài năng nằm trong tầm ngắm của các đội bóng Nhật Bản.
Công Phượng vẫn xuất hiện trong danh sách kể trên.
Dù chuyên gia Vũ Mạnh Hải đánh giá cao màn trình diễn của Công Phượng nhưng cựu danh thủ Thể Công hy vọng, sau trận đấu với U22 Hàn Quốc, Công Phượng không được sớm thỏa mãn mà cần tiếp tục rèn luyện nhiều hơn nữa.
Scott McIntyre viết trên Fox Sport Asia: “Công Phượng chứng minh mình là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất tại vòng loại U23 châu Á 2018. Phượng thể hiện sự cân bằng đáng kinh ngạc trong kiểm soát bóng, di chuyển, thực hiện thành công các pha đi bóng. Trong đó, bàn thắng ghi được vào lưới U22 Hàn Quốc được xử lý trong phạm vi hẹp đã nói lên nhiều điều”.
“Công Phượng tốt nghiệp học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG, lò đào tạo của một trong những CLB nổi tiếng nhất ở phía Nam Việt Nam. Anh chàng 22 tuổi này từng trải qua một thời gian ngắn gắn bó với bóng đá Nhật Bản với bản hợp đồng cho mượn 1 năm từ HAGL sang Mito Hollyhock, một CLB ở J-League 2. Thế nhưng, Phượng rất ít khi được sử dụng và khi anh hồi hương, anh vẫn chứng minh mình quan trọng với CLB và bóng đá Việt Nam”.
“Công Phượng là một trong những cầu thủ có kỹ thuật xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu Công Phượng bỏ qua được sự chán nản bởi thời gian ngắn ngủi được thử sức ở Nhật Bản và trở lại với thái độ cầu tiến, anh ấy vẫn có khả năng chơi tốt tại xứ sở mặt trời mọc”.
Tiền đạo sinh năm 1995 đang có phong độ rất tốt trong 4 trận đấu gần đây cho U22 Việt Nam. Anh có 4 bàn thắng, 2 kiến tạo và nhiều pha xử lý kỹ thuật. Xét về mặt thể hình, Công Phượng cao hơn Chanathip 8 cm (Chanathip chỉ cao 160 cm – PV) và có thể thay đổi nếu tiếp tục đặt mục tiêu thi đấu ở nước ngoài.
Ngoài Công Phượng, nhà báo Scott McIntyre cũng chỉ ra thêm 4 cái tên nằm trong danh sách để ý của các CLB tại Nhật Bản.
1. Tristan Do (Muangthong United/Thái Lan)
Cầu thủ nhiều tuổi nhất trong danh sách, nhưng anh sinh năm 1993. Cầu thủ chạy cánh mang 3 dòng máu Pháp, Việt Nam và Thái Lan là một trong những cầu thủ đa năng nhất ở Đông Nam A. Tristan Do làm được nhiều việc ở nhiều vị trí hơn bất cứ cầu thủ nào ở Đông Nam Á và có thể là Nhật Bản.
Một cỗ máy âm thầm bên cánh phải của CLB và đội tuyển quốc gia. Tristan Do sở hữu thể lực tuyệt vời giúp anh có thể tấn công và phòng ngự liên tục. Tristan Do sẽ là nguồn năng lượng dồi dào cho bất cứ CLB nào muốn cạnh tranh ngôi vị số 1.
Những pha bóng đẹp được Tristan Do thực hiện trong năm 2016. Nguồn: Arus Laikram.
2. Chrerng Polroth (NDM/Campuchia)
Một trong những tài năng trẻ vượt trội so với những người đồng lứa ở Campuchia. Chàng trai 20 tuổi đã có hơn 2 tá danh hiệu cao quý và luôn gây ấn tượng.
Cầu thủ sở hữu mái tóc vàng này chơi tốt và có thái độ cầu thị. Anh sở hữu một tầm nhìn tốt ở tuyến giữa. Trước anh, đồng hương Chan Vathanaka đang gặp khó khăn khi thích ứng với cuộc sống ở Nhật Bản, nhưng có lẽ không vì thế mà Polroth cảm thất nhụt chí.
3. Muhammad Akhyar (Kedah/Malaysia)
Một trong những cầu thủ trẻ nhất tham dự vòng loại U23 châu Á 2018. Anh vào sân trong chiến thắng 3-0 trước Indonesia, có một hiệp đấu trước Thái Lan và 90 phút tuyệt vời trước Mông Cổ. Tất cả đến khi anh mới 18 tuổi.
Akhyar có thể chơi ở vị trí tiền vệ trái hoặc thi đấu như một số 10 cổ điển. Anh ngay lập tức nổi bật với kỹ năng xử lý bóng, liên tục di chuyển và tỷ lệ bị phạm lỗi rất cao. Tiền vệ đang thuộc biên chế Kedah thật sự là báu vật của bóng đá Malaysia thời điểm hiện tại.
4. Rufino (AS Academica/Timor Leste)
Trong tất cả các nước Đông Nam Á, Timor Leste có lẽ là quốc gia còn nhiều tiềm năng chưa khai phá hết nhất. Bóng đá Timor Leste nhiều năm liền bị chiếm lĩnh bởi tham nhũng, không tồn tại một giải đấu chuyên nghiệp, thế nhưng họ vẫn sở hữu các đội tuyển trẻ, tràn nhập những cái tên có kỹ thuật tốt.
Rufino 19 tuổi và trở thành siêu sao của bóng đá nước nhà ở mọi lứa tuổi. Kiểm soát bóng rất chắc cùng những cú sút uy lực là điểm mạnh của Rufino.
Anh cũng là chuẩn mực của một cầu thủ Timor Leste. Không có những điều kiện hoàn hảo để phát triển và có khoảng cách nhất định trong nhận thức chiến thuật, nhưng nếu một CLB ở Nhật Bản cho Rufino một thời gian được tập luyện và kiên nhẫn hơn, họ có thể nhận lại được một tiền đạo đẳng cấp.
Tiền vệ Lương Xuân Trường cảm thấy rất phấn khích khi được lưu trữ một chiếc áo có tên đàn anh Oh Beom –seok (CLB Gangwon) trong tủ quần áo. Trung vệ của Gangwon FC cũng ngay lập tức dành lời khen cho đàn em.
Hiếu Lương
Theo Fox Sport Asia
loading...