loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Trong khi sáng kiến cây ATM gạo của Việt Nam đồng loạt được báo chí quốc tế ca ngợi, nhiều đội bóng Việt cũng mong mỏi có những “cây ATM” như thế, để vượt qua những ngày khốn khó vì đại dịch Covid-19.
Sơn La đang đứng trước nguy cơ trở thành “vùng trắng” trên bản đồ bóng đá Việt Nam khi đội bóng đá nữ tỉnh này đứng trước nguy cơ bị giải tán vì thiếu kinh phí hoạt động vì tình hình dịch bệnh Covid-19. Kinh phí vốn là bài toán nan giải với không chỉ Sơn La mà hầu hết những CLB khác của bóng đá nữ Việt Nam hiện nay cũng đều chung cảnh ngộ.
1. Ông Lường Văn Chuyên và các học trò ở đội bóng đá nữ Sơn La có lẽ là những người thấu hiểu nhất điều đó. Đội bóng với phần lớn cầu thủ là người dân tộc này vốn nghèo nhất giải VĐQG, lại mới bị nhà tài trợ cắt hợp đồng, nên mức lương của họ vừa bị hạ từ 5-6 triệu đồng/tháng xuống còn... 1,6 triệu đồng/tháng. Phân nửa cầu thủ đã bỏ về, và đội bóng đứng trước nguy cơ giải tán vì không còn kinh phí để cầm hơi. Dù chủ trương của UBND tỉnh Sơn La là cố duy trì đội bóng, nhưng đến thời điểm này, họ vẫn chưa có giải pháp gì cc
Từ trước đến nay, bóng đá nữ vốn đã thiệt thòi hơn nhiều bóng đá nam, đặc biệt là về khía cạnh tài chính. Đối với một đội bóng chuyên đứng đội sổ ở giải vô địch quốc gia như Sơn La, tình thế càng khốn khó hơn bởi chuyện các nhà tài trợ ngoảnh mặt cũng là điều có thể hiểu được. Khi diễn biến của dịch Covid-19 còn phức tạp, trái bóng không lăn, các nhãn hàng lại càng có lý do để cắt giảm tiền tài trợ, thậm chí là chấm dứt hợp đồng. Đừng nói là các đội bóng đá nữ, ngay các đồng nghiệp nam của họ cũng đối mặt với áp lực về tài chính khi nguồn thu từ bán vé, quảng cáo và bản quyền truyền hình tạm ngừng.
Đó là sự thực. Dù tự giác hay miễn cưỡng, thì đã có không ít đội bóng V-League đã phải cắt giảm tiền lương của cầu thủ, HLV trong thời gian không thi đấu từ 25% đến 50%. TP.HCM, Thanh Hóa, và Nam Định là những đội bóng đi đầu trong xu thế này. Phần còn lại có thể cũng sẽ có những động thái tương tự, bởi đơn giản, việc cắt giảm chi tiêu là không tránh khỏi. Nên nhớ, mỗi đội V-League tiêu hết khoảng 40 tỷ đồng một mùa, trong đó phân nửa là lương, thưởng. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, có thể họ còn phải chấm dứt hợp đồng với ngoại binh để tiết kiệm chi phí. Nhưng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ đối mặt với nhiều rắc rối về pháp lý.
2. Năm ngoái, sau khi vô địch SEA Games, đội tuyển nữ Việt Nam được thưởng khoảng 20 tỷ đồng (tính cả hiện vật). Bóng đá nữ Việt Nam cũng nhận được gói tài trợ lên tới 100 tỷ đồng từ tập đoàn Hưng Thịnh Land trong thời hạn 5 năm. Như vậy, mỗi năm, nhà tài trợ sẽ giải ngân 20 tỷ đồng để hỗ trợ VFF trả lương, chế độ dinh dưỡng, đào tạo cầu thủ trẻ
Trong buổi lễ ký kết hôm 23/12/2019, HLV Mai Đức Chung từng đề xuất VFF nên trích một phần kinh phí của gói tài trợ này để hỗ trợ các CLB bóng đá nữ gặp khó khăn như Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nam,… Đến lúc này mới thấy, ý tưởng của nhà cầm quân lão làng này là đáng để xem xét. Là một người gắn bó với bóng đá nữ lâu năm, ông Chung có lẽ là người hiểu hơn ai hết những khó khăn mà cầu thủ nữ đang phải đối mặt, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại.
Bóng đá Việt đang rất cần sự hỗ trợ của VPF, VFF, để có được những “cây ATM gạo” như ở Hà Nội, TP.HCM hiện nay.
1,6
Mỗi cầu thủ nữ Sơn La hiện tại chỉ nhận mức lương 1,6 triệu đồng/tháng, bằng 1/4 so với trước đây.
|
Tuấn Cương
loading...