A+ A A- Kiểu đọc sách

Bác sỹ Nguyễn Văn Phú: ‘Nguy cơ bị đột quỵ và tử vong với cầu thủ và trọng tài là như nhau’

05:32 08/04/2018
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Trao đổi cùng Thethaovanhoa.vn, bác sỹ Nguyễn Văn Phú (Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, thành viên Ban Y học AFC, phó Trưởng Ban Y học VFF) khẳng định rằng những môn thể thao đòi hỏi tố chất sức bền, sức mạnh bền, nghĩa là vận động thể lực ở mức độ cực đại hoặc cận cực đại, như bóng đá thì nguy cơ bị đột quỵ do tim và tử vong do ngừng tim lúc nào cũng thường trực với cầu thủ cũng như trọng tài.  

Theo bác sỹ Phú, vụ việc xảy ra với trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân thực sự là một bi kịch của bóng đá, dù VFF và các bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai đã làm hết sức để cứu chữa cho trọng tài Ngọc Tân.

Trả lời câu hỏi: “Trong tương lai có đề xuất hay kiến nghị như thế nào để những bi kịch như thế này không tiếp tục xảy ra”, bác sỹ Nguyễn Văn Phú cho biết: “Có 2 vấn đề như thế này, theo kinh nghiệm của tôi từ thế giới, FIFA cũng như Hội đồng y học của các Liên đoàn thể thao quốc tế thì những môn thể thao như bóng đá hoặc các môn đòi hỏi tố chất sức bền, sức mạnh bền, nghĩa là vận động thể lực ở mức độ cực đại hoặc cận cực đại thì nguy cơ bị đột quỵ do tim và tử vong do ngừng tim lúc nào cũng thường trực.  

Xúc động lễ tang trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân

Xúc động lễ tang trợ lý trọng tài Dương Ngọc Tân

Chiều ngày 7/4 lễ tang trợ lý trọng tài giải hạng Nhất Dương Ngọc Tân được tổ chức tại nhà riêng ở tổ 33, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái (Yên Bái).

Vào thời điểm hiện tại, ngay ở những nước phát triển như Anh hay Italia thì năm nào cũng có trường hợp cầu thủ bị ngừng tim khi thi đấu. Cứ khoảng 200.000 VĐV thì có khoảng 3 trường hợp đột tử mà không rõ nguyên nhân do bệnh tim mạch khi đang tập luyện hoặc thi đấu.

Như vậy mới đặt ra vấn đề là cần phải kiểm tra sức khoẻ trước mùa giải, nhưng như vậy cũng chỉ là một phần, vì các trường hợp tử vong nói trên đều được kiểm tra nhưng vẫn xảy ra tình trạng ngừng tim và đột quỵ. Vì thế điều quan trọng là công tác thường trực, cấp cứu và xử lý trên sân như thế nào, mà trường hợp của Fabrice Muamba, cựu cầu thủ Bolton bị đột quỵ ở trận Bolton-Tottenham và được cứu sống sau khi tim ngừng đập 78 phút cách đây mấy năm là một dẫn chứng rõ ràng nhất.

Sau sự việc này thì công tác kiểm tra y tế ở VFF càng phải được xiết chặt và việc thường trực cấp cứu trên sân ở tất cả các trận đấu cũng phải được chú ý đặc biệt”.

Davide Astori đột tử: Tiếc thương một nhân cách lớn

Davide Astori đột tử: Tiếc thương một nhân cách lớn

Ánh đèn trong phòng ngủ khách sạn của Davide Astori vụt tắt chỉ sau 23h30 ngày thứ Bảy. Giống như bao buổi tối bình thường khác, Astori lên giường đi ngủ để chuẩn bị cho trận gặp Udinese ngày hôm sau.

Khi được đề nghị so sánh với vụ việc của trọng tài Ngọc Tân với các trường hợp cầu thủ đột tử trên sân hoặc lúc không thi đấu, gần nhất là vụ việc của Davide Astori ở Fiorentina cách đây 1 tháng, bác sỹ Phú cho biết: “Về mặt tính chất thì như nhau, tức là đều là hiện tượng đột tử do ngừng tim hoặc đột quỵ do dẫn đến cấp cứu mà VĐV không thể qua khỏi do tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và nặng”.

Ông Phú phân tích: “Xét về khối lượng vận động trong một trận đấu thì trọng tài cũng không hề thua kém các cầu thủ trên sân, chỉ khác là trọng tài không phải tranh chấp và không phải lúc nào người ta cũng phải đứng gần vị trí tranh chấp của cầu thủ, khả năng di chuyển của trọng tài cũng có thể giảm hơn so với cầu thủ.

Tuy nhiên, nếu cộng thêm yếu tố trọng tài thường làm việc ở độ tuổi sau 30 hoặc sau 35 thì đấy cũng là một gánh nặng rất lớn về mặt thể lực, vì thế tính chất tổn thương tai biến về tim mạch của cầu thủ và trọng tài có tỷ lệ tương đối là cao.

 Bác sỹ Nguyễn Văn Phú, Phó GĐ Bệnh viện Thể thao Việt Nam: 'Nguy cơ đột tử luôn hiện hữu trong thể thao'

Bác sỹ Nguyễn Văn Phú, Phó GĐ Bệnh viện Thể thao Việt Nam: 'Nguy cơ đột tử luôn hiện hữu trong thể thao'

Trao đổi với Thể thao & Văn hóa cuối tuần, Bác sỹ Nguyễn Văn Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam khẳng định,từ các VĐV chuyên nghiệp đến người tập nghiệp dư luôn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ thậm chí là đột tử.

Ở khía cạnh này người ta không phân biệt đâu là trọng tài, đâu là VĐV mà chỉ phân tích với khối lượng vận động như thế thì cả 2 đều chịu tác động và đều chịu yếu tố nguy cơ, vì thế phải có sự chuẩn bị trước. Nếu chúng ta có sự chuẩn bị trước cho tình huống xảy ra thì phải có những biện pháp kịp thời như thế nào. Cho dù kiểm tra chặt chẽ đến đâu thì vẫn để ngỏ khả năng là 3/200.000 trường hợp là có thể tử vong trong tập luyện và thi đấu”.

Huy Anh    

VPF đã mua bảo hiểm cho cầu thủ, trọng tài, giám sát

Hồi tháng 3 năm nay, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã công bố hợp đồng bảo hiểm dành cho các thành viên VPF, bao gồm các cầu thủ, trọng tài, trợ lý trọng tài, giám sát tham gia vào 3 giải V-League, giải hạng Nhất và Cúp QG của 2 mùa bóng 2018 – 2019.

Cụ thể, sẽ có 800 người, trong đó có 720 cầu thủ, được Bảo hiểm Bưu điện bảo hiểm trong suốt quá trình diễn ra các giải đấu. Theo đó, Bảo hiểm Bưu điện sẽ bồi thường cho các chi phí y tế phát sinh do chữa trị tai nạn xảy ra trong thời gian tập luyện và thi đấu tại các giải đấu: V-League, giải hạng Nhất QG và Cúp QG.

Đối với các cầu thủ, chi phí y tế điều trị tai nạn trong thời hạn bảo hiểm là 300 triệu, còn đối với trọng tài, giám sát viên mức chi trả là 200 triệu. Chi phí y tế phát sinh để điều trị chấn thương theo chỉ định của bác sĩ bao gồm cả chi phí vận chuyển khẩn cấp. Trường hợp thương tật toàn bộ vĩnh viễn là 300 triệu.

                

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...