Bom tấn 'Vệ sĩ sát thủ': Doanh thu top đầu, chất lượng top cuối!?
(Thethaovanhoa.vn) - 87% người dùng Google yêu thích những cảnh hành động hài hước của The Hitman’s Bodyguard (Vệ sĩ sát thủ), điểm IMDb của khán giả ở mức 7,3/10. Dù vậy,điểm Rotten Tomatoes của giới phê bình chỉ là 39%.
Thậm chí, có nhà phê bình không ngần ngại chấm cho phim 1/5 sao.
Doanh thu ngoài rạp...
Con số doanh thu tuần đầu ra mắt có lẽ là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự yêu mến mà khán giả đang dành cho Vệ sĩ sát thủ, phim vừa lấy mất hào quang cuối tuần ra mắt của Logan Lucky (Vụ trộm may rủi). Bất chấp cuộc “thảm sát” phòng vé mùa hè năm nay, khi doanh thu nhìn chung tụt thảm hại so với dự kiến, phim của đạo diễn Patrick Hughes vẫn chễm chệ ngồi chiếu trên với tiền vé bán ra cuối tuầnở Mỹ và Canada đáng tự hào: 21,6 triệu USD.
Trong khi đó, đối thủ phòng vé làVụ trộm may rủi, với sự tham gia của Channing Tatum, Adam Driver và Daniel Craig chỉ gặt hái được 7,6 triệu USD.Dù hai phim đều sở hữu dàn sao lừng lẫy, cùng đi theo hướng hành động và châm biếm nhưng có rất nhiều lý do dẫn tớisự chênh lệch này.
Đầu tiên, cặp đôi Ryan Reynolds và Samuel L. Jackson của Vệ sĩ sát thủ vốn đã có tiếng trong việc gây cười cho khán giả, còn trong Vụ trộm may rủi, thật kỳ quái khi bắt người xem phải tin Tatum, Driver và Riley Keough là anhem.
Khâu phân phối cũng rất quan trọng. Cả hai phim đều tốn khoảng 29 triệu USD để sản xuất nhưng hãng phân phối Lionsgate đã mạnh tay chi tới 30 triệu USD để quảng bá Vệ sĩ sát thủ còn đạo diễn Soderbergh khiêm tốn hơn với con số 20 triệu USD. Không những thế, vị đạo diễn này còn chọn nhầm thời điểm, khiến thông tin về bộ phim đổ dồn ra vào lúc thị trường đang tràn ngập phim.
Ngoài ra,Vệ sĩ sát thủ đã rất biết nhắm vào khán giả mục tiêu. Biết không thể “ăn” được điểm của giới phê bình, phim đã “mượn tay” hàng loạt các nhân vật có ảnh hưởng như thành viên các đội bóng bầu dục Cleveland Browns, Los Angeles Rams, Miami Heat và UCLA Bruins bằng cách tổ chức chiếu sớm cho họ.
Kết quả, Vệ sĩ sát thủsở hữu phân khúc khán giả rất đa dạng: 49% người da trắng, 21% người Mỹ gốc Tây Ban Nha và 16% người Mỹ gốc Phi. Trong khi đó, bằng cách quảng bá thông qua giải đua NASCAR, 70% khán giả Vụ trộm may rủi là người da trắng.
Dù lượng người theo dõi Tatum trên mạng nhiều hơn Reynolds, Jackson và Hayek gộp lại nhưng đáng tiếc là đến sát ngày phát hành, khán giả vẫn không biết Vụ trộm may rủi là phim hành động hay phim hài, điều mà Vệ sĩ sát thủ đã thể hiện rất rõ ràng.
Và... bom xịt trong mắt giới phê bình
Mùa hè này từng được coi là giai đoạn khởi sắc của điện ảnh khi xuất hiện sốlượng lớn phim chất lượng. Rất tiếc, nhiều phim giới phê bình đánh giá cao lại không được khán giả ưu ái.Ví dụtrước đó làAtomic Blonde, và giờ là Vụ trộm may rủi.
Mùa hè này cũng đánh dấu hiện tượng khán giả đi ngược lại với những dự đoán và kỳ vọng. Dù hai phim đều nhắm vào đối tượng người xemtrưởng thành, những người có đọc các bài bình luận phim, nhưng lần này “khẩu vị” của họ dường như đi ngược lạivới các nhà phê bình.
Trong Vệ sĩ sát thủ, Ryan Reynolds vào vai một vệ sĩ được ủy thác hộ tống tên sát thủ (do Jaskson thủ vai) từ Coventry tới Hague để làm chứng chống lại một ông trùm thế lực. Cùng mô típ vệ sĩ bảo vệ thân chủ như The Bodyguard, cùng trên nền nhạc I will always love you của Whitney Houston, nhưng phim lại chẳng có chút lãng mạn nào mà chỉ toàn đàn ông, súng đạn và những tình huống dở khóc dở cười. Tuyý tưởng một vệ sĩ được thuê để bảo vệ sát thủ chuyên nghiệp khá hấp dẫn nhưng có nhiều nguyên nhân khiến giới phê bình quay lưng với bộ phim.
Nhà phê bình Jonathan Romney của tờ The Guardian chấm phim 1/5 sao và dường như chán ngán phim tới mức chỉ viết một bài bình luận ngắn ngủi hiếm có. Ông chê đạo diễn Patrick Hughes bê nguyên tạo hình quen thuộc của các diễn viên vào phim. Vệ sĩ sát thủ còn bị coi là “tội đồ” khi làm mất thể diện khái niệm “phim bạo lực hài hước” vìdành tới 20 phút đầu cho những trò cười hố há nhạt nhẽo.
Mặc dù cốt truyện ban đầu có vẻ hấp dẫn nhưng nó nhanh chóng bị dập tắt bởi những cảnh hồi tưởng và tình tiết lòng vòng vô nghĩa. Ngoài ra, với một bộ phim hành động, tốc độ của nó quá lê thê.
Kevin Maher của tờ The Time cũng đồng quan điểm trên và chấm phim 1/5 sao. Sara Stewart của New York Post lại ngạc nhiên: “Ai đã đồng ý cho làm bộ phim điếc dở này vậy? Ai nghĩ rằng mang nấm mồ khổng lồ này vào cốt truyện phim hài hành động là phù hợp vậy?”. Bên cạnh đó là rất nhiều bình luận tệ hại khác từ các tờ Toronto Star, Daily Telegraph, Wall Street Journal, Mark Reviews Movies, Daily Express…
Nhưng tất nhiên, sau tất cả, các hãng phim không quyết định làm phim dựa trên… cảm nghĩ của các nhà phê bình.
Duy An (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa