Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa lớp 1 mới

Theo báo cáo vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký gửi đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020 – 2021, đây là năm đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1, theo lộ trình quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội.
25/10/2020 08:01

(Thethaovanhoa.vn) - Theo báo cáo vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký gửi đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020 – 2021, đây là năm đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bắt đầu đối với lớp 1, theo lộ trình quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh lớp 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh lớp 1

Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học.

Sau hơn 1 tháng triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra, theo dõi và tiếp nhận được các thông tin phản hồi về chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới từ các nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh và cử tri cả nước, trong đó có những vấn đề tồn tại được dư luận quan tâm, phản ánh cần tiếp tục hoàn thiện trong quá trình triển khai thực hiện. 

* Giá sách giáo khoa lớp 1 mới cao hơn 2 lần so với sách cũ

Giải trình của Bộ trưởng cho thấy, thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhiều nhà xuất bản triển khai biên soạn sách giáo khoa. Các sách giáo khoa khác nhau có cách thức thể hiện khác nhau về kênh chữ, kênh hình, nhưng đều bảo đảm yêu cầu cần đạt của chương trình. Để triển khai chương trình mới đối với lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt, cho phép sử dụng 46 cuốn sách giáo khoa thuộc 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 của 3 nhà xuất bản. Việc có nhiều bộ sách giáo khoa đã tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh lựa chọn và khắc phục tình trạng "độc quyền" sách giáo khoa như trước đây (chỉ có 1 bộ sách giáo khoa của 1 nhà xuất bản).

Vấn đề đặt ra hiện nay là giá của bộ sách giáo khoa lớp 1 mới cao hơn khoảng 2 lần so với sách cũ (các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới có giá từ 179.000 -194.000 đồng/bộ, khoảng 19.000/cuốn; bộ sách giáo khoa lớp 1 cũ có giá 54.000 đồng, khoảng 9.000 đồng/cuốn). Nguyên nhân là do nội dung sách giáo khoa lớp 1 mới cụ thể hóa yêu cầu cần đạt về phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo chương trình mới, đòi hỏi có ngữ liệu, nhất là các hình ảnh được sử dụng bảo đảm yêu cầu thể hiện rõ ràng, chi tiết các nội dung cần biểu đạt để giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tích cực trong dạy học. Điều đó khiến sách giáo khoa lớp 1 mới có số trang nhiều hơn, khổ sách rộng hơn sách giáo khoa lớp 1 cũ. 

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp chiều 24/10. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Để thể hiện tốt hơn nội dung sách giáo khoa, giúp học sinh tiếp nhận thông tin, kiến thức (nhất là đối với các hình ảnh cần màu sắc) đáp ứng yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực, sách giáo khoa lớp 1 mới được in 4 màu (trong khi sách giáo khoa lớp 1 cũ chỉ in 2 màu) nên đòi hỏi giấy in sách giáo khoa phải tốt hơn; mực in phải bảo đảm chất lượng.

Các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, không được trợ cấp một phần chi phí như sách giáo khoa lớp 1 cũ. Bộ Tài chính đã thẩm định giá nhưng các cấu thành giá sách giáo khoa (nguyên vật liệu, nhân công) vẫn phải bảo đảm các chi phí theo quy định và không có sự hỗ trợ nào từ ngân sách Nhà nước đối với các chi phí này. Điều này khiến giá thành sách giáo khoa lớp 1 mới cao hơn so với giá thành sách giáo khoa lớp 1 cũ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo quy định của Luật giá, sách giáo khoa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá. Tuy nhiên, xác định sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, có ảnh hưởng đến nhiều gia đình, nhất là những hộ nghèo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, nhằm tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với sách giáo khoa. Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu trình Quốc hội quyết định việc đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa bình ổn giá (hoặc do Nhà nước định giá). 

Trước khi trình Quốc hội cho ý kiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các nhà xuất bản biên soạn sách giáo khoa thực hiện tinh giản nội dung không cần thiết để giảm số trang sách giáo khoa, tiết kiệm chi phí trong các khâu xuất bản, phân phối (lớp 2, lớp 6 và các lớp tiếp theo) để giảm giá thành. Đồng thời, quán triệt nghiêm việc biên soạn sách giáo khoa sử dụng được nhiều lần; khuyến khích học sinh giữ gìn sách giáo khoa, đóng góp vào các thư viện trường học để các em có hoàn cảnh khó khăn được mượn, sử dụng miễn phí; tiếp tục có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng dân tộc thiểu số.

* Để xảy ra bức xúc trong dư luận về sách giáo khoa có trách nhiệm của Bộ

Về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều có những điểm chưa phù hợp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, bộ sách Cánh diều chiếm 32% trong tổng số sách giáo khoa lớp 1 được các nhà trường trong cả nước lựa chọn. 

Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp I của bộ sách Cánh diều (sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hố Chí Minh, do Giaos sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, kiểm tra, kết luận cụ thể các nội dung theo phản ánh. Dựa trên kết quả báo cáo của Hội đồng thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Hội đồng thẩm định, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và tác giả sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều. Tất cả các bên liên quan thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa sách giáo khoa cho phù hợp hơn. 

Cụ thể, chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với học sinh lớp 1 như bài “Cua, cò và đàn cá” trang 115; bài “Hai con ngựa” trang 157; bài “Lừa, thỏ và cọp” trang 163...; thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng như từ “nhá”, “nom”, “quà... quà”, “chén”... Hội đồng thẩm định cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/bài “đa nghĩa”, nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng Văn học Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhà Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và tác giả khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính để kịp thời, thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học. Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các ngữ liệu được thay thế, bổ sung để thực hiện hoạt động dạy học các bài nằm trong chương trình học kì 1; đồng thời khẩn trương hoàn thiện việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong sách giáo khoa theo đúng quy định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét phê duyệt trước ngày 15/11/2020.

“Mặc dù việc chỉnh sửa/hiệu đính sách giáo khoa vẫn thường xuyên được thực hiện đối với các sách giáo khoa trước đây. Tuy nhiên, việc để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội về một số điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định và tác giả. Trong đó, công tác truyền thông về việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới chưa tốt, việc phản hồi các phản ánh về những điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều còn chưa kịp thời”, báo cáo nêu rõ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định và tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều trân trọng tiếp thu và cảm ơn các nhà khoa học, giáo viên và cử tri cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều; mong muốn thời gian tới tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để sách giáo khoa ngày càng hoàn thiện, góp phần triển khai thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Để tiếp tục ghi nhận các thông tin phản ánh về triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở rộng các kênh đóng góp ý kiến để nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân. Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu để kịp thời đề ra các giải pháp bổ sung trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ đã chỉ đạo rà soát tất cả các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới; chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; đẩy mạnh thông tin, truyền thông nhằm tạo đồng thuận xã hội cao trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Tới đây, Bộ sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn sách giáo khoa phổ thông.

* Không được "ép" học sinh mua sách tham khảo

Cũng tại báo cáo này, người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải trình về ý kiến phản ánh "môn Tiếng Việt lớp 1 nặng". Theo Bộ trưởng, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do chương trình mới, với quan điểm học sinh đọc thông, viết thạo sẽ học tốt hơn các môn học khác nên đã cơ cấu thời gian đầu của cấp Tiểu học học sinh học Tiếng Việt nhiều hơn so với Chương trình năm 2006. Bên cạnh đó, năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện chương trình mới, với nhiều điểm mới, lại được triển khai thực hiện trong bối cảnh có những khó khăn do trước đó phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, nên học sinh chưa có điều kiện được làm quen và giáo viên phải tập huấn trực tuyến là chính, ít có thời gian tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới.

Tuy vậy, qua thực tế khảo sát tại một số địa phương, bên cạnh một số giáo viên còn gặp khó khăn, nhiều giáo viên dạy lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho biết, tổng lượng âm, vần dạy cho học sinh vẫn như cũ, số tiết lại nhiều hơn (tăng 2 tiết/tuần so với chương trình cũ), học giãn ra, nên về bản chất là giảm tải, thuận lợi hơn cho giáo viên tổ chức dạy, nhất là đối với những học sinh tiếp thu khó khăn.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh. Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1…

Liên quan đến việc có tình trạng "ép" học sinh mua sách tham khảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, để quản lý, sử dụng sách tham khảo đúng mục tiêu giáo dục, bảo đảm hiệu quả, không gây áp lực, quá tải đối với học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định giáo viên không được sử dụng sách tham khảo để dạy học và kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu của chương trình; không được "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kì hình thức nào.

Nhằm tăng cường hơn nữa các quy định về việc sử dụng sách tham khảo trong dạy học ở các nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát, chỉnh sửa Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm, để quản lý chặt chẽ hơn, trong đó nghiêm cấm việc "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kì hình thức nào và có chế tài mạnh hơn đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời, Bộ từng bước khách quan hóa việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh (tách biệt với dạy học và kiểm tra, đánh giá thường xuyên). Điều này sẽ hạn chế việc giáo viên đưa các nội dung nâng cao trong sách tham khảo vào dạy học và kiểm tra, đánh giá, khiến học sinh phải mua sách tham khảo; đồng thời, cũng góp phần khắc phục việc dạy thêm, học thêm sai quy định.

Chu Thanh Vân - TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.