Bí mật giàu có của gia tộc “Vua dầu mỏ Mỹ”: Lấy tiền từ người giàu rồi “chia” cho người nghèo, con cháu trong nhà sau 30 tuổi mới được hưởng tài sản
Rockefeller từng bị giới thượng lưu ở Mỹ ghen ghét vì “đè bẹp” họ trên thương trường. Tuy nhiên, tỷ phú giàu nhất nước Mỹ vẫn được tôn vinh là con người vĩ đại bởi ông mang đến cho những người dưới đáy xã hội cơ hội được ăn no và học hành.
Trong hơn 140 năm, sự thịnh vượng của gia tộc Rockefeller đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên thế giới. Bí quyết làm nên sự giàu có của gia tộc này là gì?
1. Làm giàu theo nguyên tắc: Kiếm tiền từ người giàu rồi “chia” cho người nghèo
Rockefeller là doanh nhân giàu có sớm nhất và thành công nhất nước Mỹ, đồng thời cũng là người sáng lập ra tổ chức độc quyền kinh tế đầu tiên, Standard Oil Company. Năm 1911, để "thưởng" cho thành tích xuất sắc của Rockefeller trong ngành dầu mỏ, chính phủ Hoa Kỳ đã chia công ty của ông thành hơn 30 công ty nhỏ hơn theo "Đạo luật chống độc quyền Sherman".
Vào thời điểm đó, nhiều doanh nhân Mỹ rất ghét Rockefeller và công ty của ông vì hầu hết của cải, cơ hội làm ăn và sức ảnh hưởng ở Mỹ đều nằm trong tay tỷ phú này. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận rằng Rockefeller chính là công dân Mỹ vĩ đại. Bởi vì ông đã tạo ra tri thức cùng của cải và thay đổi cả thế giới. Rockefeller đã quyên góp hơn 550 triệu USD cho các tổ chức giáo dục trong suốt cuộc đời của mình. Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh danh tiếng ở Trung Quốc cũng được thành lập vào năm 1921 bởi Quỹ Rockefeller.
Rockefeller chưa từng che giấu lòng tham tiền bạc của mình, ông tin rằng chính “lòng tham” tiền bạc đã cho ông động lực để tiến lên phía trước. Con trai của ông, John Jr. từng đề nghị cha thay đổi "lòng tham" thành "tham vọng", nhưng ông đã phản đối. Theo Rockefeller, không có gì đáng xấu hổ khi thích tiền, ông thích dùng từ "tham lam" hơn "tham vọng" và nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm. Bởi vì nó có thể huy động cảm xúc của một người và thực sự khiến anh ta cảm thấy hạnh phúc.
Đúng vậy, việc kiếm được tiền khiến Rockefeller cảm thấy hạnh phúc. Nhưng đồng thời, ông cũng tìm được lối thoát cho “lòng tham” của mình. Ông chia sẻ số tiền kiếm được cho người nghèo và ủng hộ các tổ chức từ thiện xã hội như giáo dục. Do đó, tuy Rockefeller đè bẹp đối thủ của mình trên thương trường và khiến họ “đói khát”, nhưng ông cũng mang đến cho những người dưới đáy xã hội cơ hội được ăn no và học hành. Bằng cách này, ác quỷ và thiên thần xuất hiện trên người ông cùng một lúc.
Bắt đầu từ đời của Rockefeller, sáu thế hệ tiếp theo của gia đình này đều ra sức kiếm tiền và hào hóng làm từ thiện. Thứ họ thu hoạch được là sự giàu có và cả danh vọng, Rockefeller cũng vì thế đã trở thành "anh hùng kiếm tiền" trong lòng Bill Gates.
2. “Keo kiệt” với cuộc sống của mình
Rockefeller luôn giữ bí mật giàu có của gia tộc và yêu cầu con cháu của ông không bao giờ được xuất bản cuốn tự truyện của mình, cũng như tiết lộ cho người khác biết gia đình ông có bao nhiêu tài sản. Ban đầu, mọi người đều cho rằng Rockefeller sợ nếu người khác biết được bí mật sẽ dẫn đến sự suy tàn của gia đình ông. Tuy nhiên, bí mật này đã bị David, con út trong thế hệ thứ ba của gia đình, tiết lộ và hiện được lưu hành rộng rãi trên thế giới.
Hóa ra Rockefeller đã viết 38 bức thư cho ông để giáo dục đứa con trai duy nhất của mình, John Jr. Rockefeller. Bí quyết thành công của Rockefeller đều nằm trong 38 bức thư này.
Rockefeller sinh ra trong một gia đình bình thường ở New York, Mỹ, cha ông là một nhà đầu cơ nhỏ còn mẹ là một tín đồ sùng đạo. Từ khi Rockefeller bắt đầu có ký ức, cha ông đã làm ăn ở nước ngoài một thời gian dài. Để giáo dục con trai mình, người cha đã cho ông một cuốn sổ cái khi ông còn rất nhỏ. Kể từ đó, tất cả tiền tiêu vặt của Rockefeller đều đến từ việc làm việc cho cha. Sau này, thói quen ghi chép sổ sách từ thuở nhỏ đã được truyền lại trong gia đình ông.
Con trai của ông, John Jr. Rockefeller đã lập sổ kế toán cho từng người trong số sáu người con của mình, kiểm soát nghiêm ngặt chi tiêu tài chính của chúng. Về thừa kế, gia tộc Rockefeller đã thành lập một quỹ ủy thác đặc biệt. Trước 30 tuổi, các thành viên trong gia đình không thể chi tiêu tài sản thừa kế.
Rockefeller khuyên các thế hệ tương lai nên sống bằng chính nỗ lực của mình. Để nuôi dạy con cái, gia tộc Rockefeller luôn cực kỳ “keo kiệt” với cuộc sống của họ. Nhưng đồng thời, họ chi rất nhiều tiền cho hoạt động từ thiện.
Rockefeller cả đời cần cù, tiết kiệm, không màng đến hưởng thụ cá nhân, ông tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự trong quá trình hỗ trợ giáo dục. Hậu duệ của Rockefeller cũng đều là những người thành công, trong đó có "Cha đẻ của Đầu tư mạo hiểm", cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ, hai chủ ngân hàng nổi tiếng thế giới và nhiều chính trị gia rất có uy tín.
Những gì họ được thừa hưởng từ gia đình không phải là tài sản kếch xù mà là sự "điên rồ" tột độ vì tiền và thành công. Nhưng đồng thời, các quy tắc thừa kế của gia đình buộc họ phải dựa vào nỗ lực của bản thân và sống một cuộc đời có kế hoạch cẩn thận trước tuổi 30.
Tuy khối tài sản thuộc về bản thân gia đình Rockefeller dường như không đạt đến sự cực thịnh như trong quá khứ nhưng họ vẫn giữ vững sự giàu có trong 140 năm. Miễn là kinh nghiệm còn đó, gia tộc Rockefeller có thể thịnh vượng cho đến "trăm năm" tiếp theo.
Nghe người ăn mày chia sẻ “thuật đọc vị” khách hàng để kiếm tiền khủng: Đơn giản nhưng hiệu quả đến 90%, đến cả dân kinh doanh cũng phải ngả mũ nể phục