Bí kíp đọc tâm người khác, tránh bị đâm sau lưng: Nhìn cách ăn uống biết được tâm họ thiện hay ác
Việc ăn uống tưởng chừng như đơn giản, thực tế lại ẩn chứa một bí quyết tương tác xã hội vô cùng quan trọng mà bất kỳ người thành đạt nào cũng áp dụng.
Trước đây, tôi từng cho rằng các nhà lãnh đạo ăn tối cùng nhau chỉ là để "làm màu" thế thôi, nhưng sau này tôi mới nhận ra, thông qua một buổi ăn chúng ta có thể nhìn rõ được bộ mặt thật của người khác một cách rất dễ dàng. Do đó mà khi những doanh nhân quen biết thêm các mối quan hệ mới, họ thường mời đối phương đi ăn.
Có người lúc làm việc thì sắc mặt khác, nhưng khi ngồi vào bàn ăn họ sẽ lộ ra bộ mặt thật. Cho nên, một người có tử tế hay không sẽ rất dễ bị nhìn thấu khi họ đang ăn.
1. Có biết khiêm nhường hay không?
Nếu một người tử tế, thì họ sẽ biết nhường nhịn khi ăn uống, bởi vì người này biết nghĩ đến cảm xúc của người khác, biết chăm sóc cho người khác, thay vì ăn một cách mù quáng và ích kỷ.
Nếu bạn đi ăn với một người bạn hoặc một đồng nghiệp, mà họ chỉ biết ngồi ăn hết món này đến món khác mà không để dành lại cho ai chút nào, thì những người này không đáng để kết giao, vì họ rất ích kỷ. Có thể mọi người sẽ nghĩ, chắc là do họ có tính tham ăn mà thôi, cũng không có vấn đề gì quá lớn về nhân cách đâu.
Nhưng liệu bạn có nghĩ, khi mọi người cùng ngồi xuống ăn cùng nhau thì tất cả đều phải được no bụng hay không? Nếu là bạn thì bạn có chừa phần lại cho người khác hay không? Vấn đề ở đây chính là đức tính biết suy nghĩ cho người khác, nếu một người không biết suy nghĩ cho người khác thì chính là một kẻ tự tư tự lợi.
2. Nói chuyện có ôn hòa hay không?
Có một số người khi ăn và nói chuyện đều rất hòa nhã, những người như vậy thường là người tốt bụng. Chẳng hạn như họ sẽ không bao giờ làm người khác nuốt không trôi trên bàn ăn, họ sẽ luôn nể mặt người khác cho dù họ có bị đối phương nói gì đi chăng nữa thì họ cũng sẽ lựa chọn dĩ hòa vi quý.
Ngược lại, trên bàn ăn cũng có một số người nói chuyện rất kiêu ngạo. Khi cùng nhau ăn cơm cần phải có tâm trạng tốt, khi tâm trạng không tốt thì ăn cũng sẽ không còn ngon. Vì vậy, nếu một người không biết ăn nói tử tế trên bàn ăn thì thường là loại người không hiểu chuyện. Hơn nữa còn không biết quan tâm đến cảm xúc của người khác, cho nên cũng không phải là loại người tốt gì.
3. Có biết giúp đỡ người khác hay không?
Có một số người rất thích uống rượu khi ăn. Lúc uống rượu, có thể bạn sẽ phát hiện ra một số vấn đề, ví như một tình huống rất phổ biến đó là ép rượu người khác. Có những người rất năng nổ trong việc này, họ mặc kệ là trong ly người khác có còn rượu hay không, mặc kệ người khác có muốn uống tiếp không thì họ vẫn sẽ "vô tư" rót thêm rượu vào ly của đối phương. Đôi khi đối phương đã từ chối thẳng thừng nhưng họ vẫn nhất quyết rót rượu vào ly, ép người khác uống cho bằng được. Khiến mọi người không biết nên ứng xử làm sao.
Đối với những người thật sự tử tế, trong trường hợp này, họ thường sẽ đứng ra nói giúp cho người đang bị ép rượu. Có thể họ sẽ từ chối thay người bị ép rượu, hoặc tìm một vài đề tài nào đó để đánh lạc hướng hành vi ép rượu này, khiến cho bầu không khí bớt căng thẳng hơn. Người như vậy thường là người thiện lành.
Nhưng cũng có người khi thấy người khác ép rượu liền lập tức hùa theo, cuối cùng dẫn đến tình cảnh nhiều người ép rượu một người, mặc dù họ biết rõ rằng đối phương không thể uống thêm được nữa. Ví dụ như dịp Tết Nguyên đán năm nay, tôi đến ăn cơm nhà họ hàng, rõ ràng biết tôi trong người không khỏe, có vấn đề về dạ dày nhưng khi uống rượu, vẫn có người rót rượu vào ly của tôi. Ép tôi uống hết ly này đến ly khác, thường ngày đối phương có vẻ như rất thân thiện nhưng khi ép rượu dường như họ đã hoàn toàn biến thành một người khác, như lang như hổ. Uống hết vài ly, tôi thấy bụng đau dữ dội nên hôm sau đã lập tức nhập viện.
Cho nên có đôi khi, rủ rê người khác uống rượu cũng không phải là một việc tốt. Những người như vậy cũng có thể đang âm mưu làm chuyện bậy bạ nào đó với bạn, họ hoàn toàn không quan tâm đến bạn nên mới làm thế.
Một người có tử tế hay không, nhìn họ khi ăn thì sẽ biết ngay. Đó là lý do tại sao nhiều người thường mời nhau đi ăn tối hoặc dùng bữa cùng nhau khi mới quen biết. Nguyên nhân là trên bàn ăn, người ta thường có thể hiểu rõ bản chất của một người rất dễ dàng, đồng thời cũng có thể nâng cao sự kết nối tình cảm dành cho nhau.
Hà Nội: Ăn món ngon ở quán trung tâm, thiên nhiên ngập tràn, lại được khuyến mãi, ở đâu?