Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.
Tổ chức Y tế Thế giới phát động hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh dại lần thứ 18 vào ngày 28/9/2024 với chủ đề “Chung tay phá vỡ rào cản - phòng chống bệnh dại”.
Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, những năm qua, bệnh cúm gia cầm và bệnh dại thường xuyên xảy ra ở nước ta, trong đó bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca tử vong cao nhất.
Năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Phước phát hiện 5 ổ bệnh dại trên đàn chó mèo tại các huyện, thị xã, thành phố. Điều đáng nói, số người tử vong do bệnh dại tăng cao so với năm trước.
Ngày 22/9, Trung tâm Y tế huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai thông tin về một trường hợp tử vong do bệnh dại là cháu Ksor K (8 tuổi, dân tộc Jrai, ngụ buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa).
Không chỉ gây thương tích ngoài da, khi bị chó thả rông không được tiêm phòng vaccine cắn, nguy cơ mắc các bệnh ở các nạn nhân cũng vô cùng lớn.
Ở nước ta, theo các chuyên gia dịch tễ, bệnh dại có số người tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không đi tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó (mèo) cắn.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã nhận được thông tin phản ánh về nguy cơ chưa cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý I/2018, đặc biệt vào các tháng mùa hè. Do đó, các đơn vị không đủ vắc xin dự trữ; giá dự thầu vắc xin này cũng cao hơn giá mời thầu. Ngoài ra, một số đơn vị chưa chủ động thay thế nguồn vắc xin trong trường hợp nguồn cung thiếu..
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất