Bầu cử Tổng thống Pháp 2022: Cuộc đấu giữa hai hướng đi

Khi đến các điểm bỏ phiếu vào ngày 24/4, người dân Pháp đứng trước sự lựa chọn giữa Tổng thống sắp mãn nhiệm Emmanuel Macron theo tư tưởng trung dung và thủ lĩnh đảng cực hữu Marine Le Pen.
24/04/2022 07:27

Khi đến các điểm bỏ phiếu vào ngày 24/4, người dân Pháp đứng trước sự lựa chọn giữa Tổng thống sắp mãn nhiệm Emmanuel Macron theo tư tưởng trung dung và thủ lĩnh đảng cực hữu Marine Le Pen.   

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022: Hai ứng cử viên khác biệt trong nhiều vấn đề nổi cộm

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022: Hai ứng cử viên khác biệt trong nhiều vấn đề nổi cộm

Ngày 20/4, hai ứng cử viên Tổng thống Pháp là đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và đại diện đảng Tập hợp quốc gia Marine Le Pen đã có cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.

Vẫn hình ảnh quen thuộc gần giống với 5 năm trước trong các phòng phiếu tại Pháp ngày Chủ nhật: chân dung Tổng thống Macron bên cạnh thủ lĩnh đảng cực hữu Marine Le Pen. Cuộc bầu cử tổng thống lần này được coi là “lượt về” giữa hai ứng cử viên trong cuộc đọ sức quyết liệt giữa hai tầm nhìn đối lập về tương lai của nước Pháp.   

Tổng thống Macron bước vào vòng hai với tâm thế của người dẫn đầu cuộc đua. Dẫn trước đối thủ đến 4 điểm, lần đầu tiên sau 10 năm, một tổng thống mãn nhiệm giành số phiếu cao nhất trong vòng một, ông Macron đã tạo ra động lực quan trọng tiếp sức cho chiến dịch tranh cử được đánh giá là tương đối mờ nhạt trong giai đoạn đầu. Hai tuần nay, trước sự trỗi dậy mãnh mẽ của đảng cực hữu mà chỉ số ủng hộ có lúc bám sát mình, ông Macron không còn lựa chọn nào khác là phải tập trung toàn lực nhằm giành lại thế chủ động.   

Chú thích ảnh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris ngày 10/4/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN

Năm năm dưới sự chèo lái của Tổng thống Macron, nước Pháp đã trải qua rất nhiều bước thăng trầm. Có lẽ chưa có nhiệm kỳ tổng thống nào, Pháp gặp nhiều cuộc khủng hoảng lớn đến vậy, từ phong trào “Áo vàng”, dịch bệnh COVID-19 và hiện nay là một cuộc chiến tranh ngay tại lục địa châu Âu. Nền chính trị Pháp đã thay đổi cơ bản, các đảng chính trị lớn từng thay nhau cầm quyền từ hàng thập niên rơi vào tình thế bị dồn đến chân tường và có nguy cơ tan vỡ. Ranh giới chính trị giữa cánh tả và cánh hữu đã chính thức bị xóa nhòa, nhường chỗ cho cục diện “chân vạc” mới với ba thế lực chi phối: phe thiên tả, cực hữu và khối trung dung.   

Trên nền tảng chính trị mới ấy, Tổng thống Macron được coi là đại diện không chính thức của một bộ phận các đảng phái truyền thống. Bên cạnh đảng cầm quyền Nền cộng hòa tiến bước và các đảng liên minh khác, ứng cử viên các đảng Cộng hòa, đảng Xã hội, đảng Xanh, đảng Cộng sản đã kêu gọi bỏ phiếu cho ông Macron để chống lại bà Le Pen. Tuy nhiên, đối thủ của ông lần này không chỉ là lực lượng cực hữu. Không ít cử tri từng bỏ phiếu cho ông 5 năm trước nay quay sang ủng hộ lực lượng cữc hữu. Ứng cử viên Jean-Luc Mélenchon, người về thứ ba trong vòng một, chỉ kêu gọi người ủng hộ không bỏ phiếu cho bà Le Pen chứ không đề cập đến Tổng thống Macron.   

Chú thích ảnh
Ứng cử viên Tổng thống Pháp Marine Le Pen phát biểu tại cuộc họp báo ở Paris ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Mặc dù từng có thời gian là bộ trưởng kinh tế, ở tuổi 44, ông Macron chưa nắm giữ chức vụ qua bầu cử nào dù là nghị sỹ hay thị trưởng. Vị tổng thống có quá ít kinh nghiệm chính trường đã khiến không ít người bất mãn vì phong cách lãnh đạo bị chỉ trích là “độc đoán” và “kiêu ngạo”. Cố gắng đến đâu, ông Macron vẫn bị coi là “tổng thống của người giàu”. Trao đổi với phóng viên TTXVN, Marc-Oliver Padis, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Terra Nova có trụ sở tại Paris, đánh giá: “Khi mới lên nắm quyền, ý định của Tổng thống Macron là tập hợp một bộ phận cánh tả và một bộ phận cánh hữu xung quanh dự án chính trị mới mà ông đại diện, nhưng trong quá trình lãnh đạo, chính sách của ông có xu hướng ngả sang cánh hữu, bỏ qua một số lời hứa với cánh tả…

Tổng thống Macron khó thuyết phục thêm một lần nữa cử tri cánh tả, vì họ bắt đầu có cảm tưởng bị gạt ra ngoài rìa trong một thời gian dài của nhiệm kỳ”. Nếu như làn sóng biểu tình “Áo vàng” là hậu quả của những biện pháp kỹ trị dựa trên tính toán kinh tế đơn thuần, không quan tâm đến hậu quả đối với những thành phần yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, thì nhiều chính sách kinh tế sau này của tổng thống, mặc dù có tác dụng làm tăng sức mua trung bình của người dân, nhưng gây phân hóa thêm trong xã hội, vì tầng lớp nghèo không được hưởng lợi nhiều.   

Chú thích ảnh
Hai ứng viên tranh cử Tổng thống Pháp vòng 2: đương kim Tổng thống Emmanuel Macron (trái) và đại diện đảng Tập hợp quốc gia, bà Marine Le Pen trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình ngày 20/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Vì lý do đó, Tổng thống Macron đã phải điều chỉnh lại cách tiếp cận trong chiến dịch vận động. Đối chọi lại với trọng tâm cải thiện sức mua cho người Pháp trong chương trình tranh cử của bà Le Pen, ông Macron cố gắng bảo vệ một số kết quả tích cực nhất trong bảng thành tích cầm quyền, đặc biệt là giảm thất nghiệp và đưa sức mua trung bình tăng lên. “Chúng ta đã tạo ra thêm 1,2 triệu bảng lương mới trong suốt nhiệm kỳ”- Tổng thống Macron nhấn mạnh trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tối 20/4. “Cách tốt nhất để tăng sức mua, đó là giảm thất nghiệp”.

Ông cũng đề cao chính sách áp giá trần nhằm hạn chế tăng giá điện không quá 4%, không tăng giá khí đốt, khẳng định sẽ điều chỉnh lương hưu theo tỷ lệ lạm phát từ mùa Hè năm nay, tăng một số loại trợ cấp xã hội. Theo Tổng thống Macron, những chính sách kinh tế của Pháp chỉ phát huy tác dụng đầy đủ nếu như được triển khai với sự phối hợp với Liên minh châu Âu (EU). Tăng cường hội nhập châu Âu, củng cố quan hệ với Đức để tạo ra đầu tàu thúc đẩy EU tiến lên, đối phó với các thách thức lớn chung là chủ đề chiếm vị trí quan trọng trong chương trình hành động của ông.   

Chú thích ảnh

Tuy vậy, nhìn tổng thể thì Tổng thống Macron không đưa ra đề xuất gì thực sự mới mẻ cho nước Pháp trong nhiệm kỳ hai. Các chương trình cải tổ mà ông giới thiệu không thực sự có tính chất đột phá, ngoại trừ ý định tăng tuổi nghi hưu lên 65 tuổi nhằm đối phó với thâm hụt ngân sách.   

Đối với bà Marine Le Pen, đây là lần thứ ba tham gia tranh cử tổng thống và lần thứ hai liên tiếp bước vào vòng hai. Nếu tính cả các lần góp mặt của cha bà, chính trị gia cực hữu Jean-Marie Le Pen, thì nhà Le Pen đã quen mặt với các kỳ bầu cử tổng thống từ năm 1976 đến nay. “Người Pháp đã chứng kiến họ trình diễn suốt nửa thế kỷ nên rất khó chứng tỏ có điều gì thực sự mới mẻ. Vẫn những diễn văn cũ đổ lỗi cho người nước ngoài sống tại Pháp, đòi đóng cửa biên giới, từ bỏ quy định của EU. Đó là những điều đã nghe quá nhàm, nhưng chưa thấy được thực hiện”, ông Marc-Olivier Padis nhận xét.   

Thế nhưng, đó chỉ là bề ngoài. Thủ lĩnh đảng cực hữu đã cố gắng tập hợp sự bất mãn của người dân đối với chính sách của Tổng thống Macron nói riêng và giới tinh hoa chính trị nói chung xung quanh dự án vẽ ra viễn cảnh đưa nước Pháp trở lại những năm tháng rực rỡ như trong thập kỷ 1970, thời kỳ mức sống cao, an sinh xã hội tốt và tình trạng nhập cư còn thấp, thời kỳ mà châu Âu chưa có sự hội nhập sâu sắc như hiện nay.

Chú thích ảnh
Đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và thủ lĩnh đảng cực hữu Marine Le Pen (trái). Ảnh: AFP/TTXVN

Trong suốt chiến dịch tranh cử, bà Le Pen đã nỗ lực thể hiện là chính khách thấu hiểu với hoàn cảnh của tầng lớp có điều kiện sống bấp bênh, người lao động nghèo và dân cư nông thôn. Chính sách mà bà giới thiệu đáp ứng sự mong đợi của những người này: giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 0% đối với 100 loại hàng hóa thiết yếu, bao gồm năng lượng, lương thực thực phẩm, vệ sinh trong trường hợp lạm phát cao hơn 1% tốc độ tăng trưởng – chính xác là điều kiện hiện nay - giảm tuổi về hưu về 60-65 tuổi nếu người lao động bắt đầu làm việc từ khi còn rất trẻ…. Không có gì ngạc nhiên khi bà Marine Le Pen nhận được sự ủng hộ cao từ lớp cử tri lao động đơn thuần, nặng nhọc, trong những điều kiện khó khăn.   

Giới nghiên cứu Pháp nhận định Tổng thống Macron đã chuẩn bị tốt hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, đối phó với lạm phát, dịch bệnh COVID-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách và nợ công, còn bà Marine Le Pen được đánh giá cao hơn trong các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng xã hội, tăng sức mua của người dân, cải tổ hệ thống hưu trí, chống tội phạm, chủ nghĩa khủng bố và tình trạng nhập cư trái phép.

Trong giai đoạn tranh cử nước rút, nhất là cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Macron đã tấn công vào những điểm yếu của bà Le Pen, xoáy vào sự thiếu nhất quán và bất cập trong chính sách kinh tế, chỉ trích mối quan hệ trước đây giữa đảng Tập hợp quốc gia và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đặc biệt, quan điểm của bà Le Pen về việc điều chỉnh quan hệ giữa Pháp với EU cũng bị khai thác triệt để nhằm làm giảm niềm tin của cử tri vào vào cương lĩnh tranh cử của bà.   

Từ sau vòng một, đã có hơn 30 cuộc thăm dò dư luận được thực hiện với kết quả cho thấy ông Macron đã đảo ngược xu hướng đi lên của ứng cử viên cực hữu cách đây một tháng, thậm chí nới rộng khoảng cách so với đối thủ. Theo thăm dò của hãng Ipsos-Sopra, ông Macron có khả năng đạt 57% số phiếu so với 43% dành cho bà Le Pen. Các cuộc thăm dò khác đều cho đánh giá tương tự, trong đó thấp nhất là 10 điểm theo hãng Ifop-Fiducial. Qua những diễn văn quyết liệt đánh vào tâm lý lo ngại chủ nghĩa cực hữu lên nắm quyền, Tổng thống Macron kéo được một lượng lớn cử tri từng bỏ phiếu cho các ứng cử viên lớn bị loại, trong khi bà Marine Le Pen chỉ có thêm sự ủng hộ của lực lượng từng bầu cho hai chính trị gia cực hữu khác là Eric Zemmour, Nicolas Dupont-Aignan và một bộ phận kiên quyết phản đối ông Macron.   

Như vậy, cơ hội thắng cử của Tổng thống Macron trong vòng hai là rất cao vì thăm dò dư luận tại Pháp từ trước đến nay thường phản ánh khá chính xác xu hướng bỏ phiếu của cử tri, chỉ dao động trong phạm vi cho phép từ 3-4%. Tuy vậy, việc ứng cử viên cực hữu vươn lên đến mức độ có thể thách thức thực sự khả năng giành chiến thắng của Tổng thống Macron buộc giới chính trị và phân tích phải tiếp tục theo dõi đến tận phút chót cuộc bầu cử ngày 24/4 với một sự quan ngại sâu sắc vì ở đó không chỉ là tương lai của nước Pháp, mà của cả EU.

TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.