Bảo tồn văn hóa chợ Hà Nội (kỳ 1): Một 'thành phố chợ'

Xô bồ, nhếch nhác, thiếu vệ sinh - đó là những suy nghĩ dễ được gọi tên khi nhìn vào hàng trăm ngôi chợ truyền thống đang tồn tại giữa một Hà Nội của thế kỷ 21. Nhưng gạt bỏ những định kiến ấy, không thể phủ nhận: chợ chính là một phần diện mạo và bản sắc của thành phố.
12/08/2019 19:13

(Thethaovanhoa.vn) - Xô bồ, nhếch nhác, thiếu vệ sinh - đó là những suy nghĩ dễ được gọi tên khi nhìn vào hàng trăm ngôi chợ truyền thống đang tồn tại giữa một Hà Nội của thế kỷ 21. Nhưng gạt bỏ những định kiến ấy, không thể phủ nhận: chợ chính là một phần diện mạo và bản sắc của thành phố.

Chuyện Hà Nội: Văn hóa chợ

Chuyện Hà Nội: Văn hóa chợ

Chợ xưa nay là nơi tụ họp bán mua, trao đổi hàng hóa phục vụ đời sống cộng đồng ở mỗi vùng đất. Ngày nay, chợ truyền thống còn gọi là chợ dân sinh.

Và, cũng như nhiều nơi trên thế giới, một câu hỏi vẫn thường xuyên được đặt ra tại Hà Nội: các ngôi chợ truyền thống nên được ứng xử thế nào trước nguy cơ biến mất trong quá trình đô thị hóa?

Trăm “kẻ quê” đổ về Kẻ Chợ

Đáng nói, trong những cuộc tranh luận về chợ truyền thống, hầu như mọi ý kiến đều nhắc tới khái niệm “kẻ chợ” - danh xưng chưa bao giờ là chính thức, nhưng lại rất quen thuộc của Hà Nội.

Thực tế, mô hình chợ xuất hiện khá sớm, ngay từ khi kinh thành Thăng Long hình thành. Theo sử liệu cũ, từ năm 1035, vua Lý Thái Tông đã cho mở chợ Tây Nhai và chợ Đông (tại các khu vực chợ Ngọc Hà và phố Hàng Buồm hiện nay). Tuy nhiên, phải sang thời Lê sơ, khi nền kinh tế trong giai đoạn này bắt đầu đạt tới giai đoạn cực thịnh, tên gọi Kẻ Chợ được cho là mới bắt đầu xuất hiện.

Như cách hiểu phổ biến nhất, “kẻ" là từ chỉ nơi chốn của một cộng đồng người, có nét đặc thù riêng. Và từ việc gắn với những khu vực buôn bán của Thăng Long Hà Nội cũ, Kẻ Chợ (những người ở trong chợ) dần trở thành cái tên chung của toàn thành Thăng Long cũ. Để rồi, vào thế kỷ 16, trong những ghi chép về đời sống và sinh hoạt tại kinh thành Thăng Long, nhiều tài liệu của các khách buôn và giáo sĩ phương Tây đều nhắc tới cái tên này, với những biến âm như Cacho, Catchou, Cachao, Checio, Kacho, Kichou…

Chú thích ảnh
Cảnh buôn bán ở chợ Đồng Xuân xưa, khi khu chợ chưa xây xong (Ảnh TL)

Thậm chí, trong một nghiên cứu, cố GS Trần Quốc Vượng khẳng định: Đến giai đoạn trước thế kỷ 16, chỉ có duy nhất Thăng Long gắn với cái tên Kẻ Chợ, trong khi những vùng đất khác đều là “kẻ quê”. Đơn giản, là đầu mối của hệ thống giao thông thủy phát triển cộng cùng hấp lực từ vùng đất kinh đô, Thăng Long là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa lớn nhất và cũng là nơi duy nhất có chợ buôn bán với thương lái nước ngoài, trong khi chợ tại các nơi khác rất nhỏ và chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Và, cho dù xã hội nông nghiệp cũ có phần không thiện cảm với chuyện buôn bán (cũng như với các “con buôn”), các học giả nghiên cứu về Hà Nội đều khẳng định: Đặc trưng về giao thương đã biến vùng đất Hà Nội xưa thành nơi thu hút người dân tứ xứ đổ về sinh sống, làm ăn, lập phường sản xuất. Hội tụ tinh hoa về lối sống và văn hóa của mọi miền, lại có dịp giao lưu thương mại, nắm bắt thông tin với thương khách nước ngoài, Hà Nội dần là nơi chắt lọc hình thành những lớp dân cư có nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, mẫn cảm về chính trị và văn hóa…

Bốn lần thay đổi

Tất nhiên, trong hơn 10 thế kỷ tồn tại, chợ truyền thống cũng đã có những thay đổi gắn với mô hình xã hội của Hà Nội. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, loại hình này đã qua 4 giai đoạn chính.

Trước thời Pháp thuộc, chợ Hà Nội có thời kỳ phát triển mạnh nhất và tạo dựng được những bản sắc đặc trưng của mình. Ngoài vai trò trung tâm kinh tế của thành phố, chợ truyền thống cũng chính là không gian sinh hoạt quan trọng nhất dành cho cộng đồng, với những cái tên đã được ghi lại trong sử liệu như chợ Cửa Đông, chợ Bưởi, chợ Cửa Nam, chợ Đình Ngang. Dù vậy, chợ Hà Nội vẫn họp theo phiên, với hình thức tổ chức ít nhiều tự phát.

Thời Pháp thuộc, sự chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại đã dẫn tới nhiều thay đổi trong phương thức mua bán cũng như các loại hàng hóa tại chợ. Các chợ truyền thống chuyển từ hình thức họp theo phiên sang họp theo ngày, từ các lán lợp lá sang gian nhà có khung sắt, mái tôn với những gian hàng xếp ngăn nắp, bài bản.

Ngoài ra, các chợ Hà Nội cũng được tổ chức với quy mô lớn hơn - điển hình là Đồng Xuân, ngôi chợ được xây vào cuối thế kỷ 19. Do sự phát triển của hệ thống xe điện và đường nhựa, việc đổ hàng từ các tỉnh phụ cận có thể đổ hàng vào chợ cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Đến thời bao cấp, khi việc mua bán tự do trên thị trường bị hạn chế các chợ truyền thống tại Hà Nội ít phát triển và hoạt động khá nghèo nàn. Tuy nhiên, sang giai đoạn gần đây nhất, kể từ thời Đổi mới (1986), chợ truyền thống lại phát triển khá mạnh – khi hoạt động kinh doanh, buôn bán phát triển.

Dù vậy,với sự xuất hiện của hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại, cũng như với cách sống của một thành phố đã hội nhập quốc tế, chợ truyền thống Hà Nội đang được đặt trước một lần thay đổi nữa.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì: “Thông thường, từ “kẻ chợ" là cách gọi nôm na, dân dã. Nhưng khi được nâng lên thành cái tên “Kẻ Chợ” (viết hoa), đó không chỉ là một cái tên về nơi buôn bán sầm uất mà còn chứa đựng những hàm lượng văn hóa đã tạo nên bản sắc của vùng đất này”.

(Còn tiếp)

Cúc Đường

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc xanh mát của Hà Nội

Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc xanh mát của Hà Nội

Trong khuôn khổ Lễ trao giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 15 – 2022, báo Thể thao và Văn hóa đã tổ chức tổng kết, triển lãm và trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

Một Hà Nội trong mắt chúng ta

Một Hà Nội trong mắt chúng ta

Tròn 40 năm sau khi danh họa Bùi Xuân Phái xuất hiện ở phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai", giải thưởng mang tên ông vẫn gắn với hành trình đi tìm những giá trị của Hà Nội.

Những suy tư về hồn cốt của Hà Nội

Những suy tư về hồn cốt của Hà Nội

Việc đạo diễn Trần Văn Thủy được trao Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội đúng dịp tròn 40 năm "Hà Nội trong mắt ai" ra đời đã thôi thúc chúng ta phải xem lại bộ phim này, và cả "Chuyện tử tế" (được xem là phần 2 của nó).

Giải Bùi Xuân Phái 2022: Tiếp tục tôn vinh những con người đã tận tụy cống hiến cho Thủ đô

Giải Bùi Xuân Phái 2022: Tiếp tục tôn vinh những con người đã tận tụy cống hiến cho Thủ đô

Chiều 6/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 15 năm 2022.

Thiết lập 'mốc son' cho biệt thự cũ Hà Nội

Thiết lập 'mốc son' cho biệt thự cũ Hà Nội

Sau cảnh hoang phế kéo dài nhiều năm, ngôi biệt thự Pháp cổ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Hàng Bài đang “lột xác” để trở thành một điểm đến văn hóa đặc thù của Hà Nội theo một dự án do UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện.

Vinh danh những nghệ sĩ nhiếp ảnh vì 'Hà Nội mát xanh'

Vinh danh những nghệ sĩ nhiếp ảnh vì 'Hà Nội mát xanh'

Trong khuôn khổ của Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 15 – 2022, đánh dấu một thập kỷ rưỡi đồng hành với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, báo Thể thao và Văn hóa tổ chức tổng kết, triển lãm và trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

Kết quả Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15-2022. Đạo diễn Trần Văn Thủy được vinh danh 'Giải thưởng Lớn'

Kết quả Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15-2022. Đạo diễn Trần Văn Thủy được vinh danh 'Giải thưởng Lớn'

Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 15 - năm 2022 và Triển lãm, trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

'Giải Bùi Xuân Phái đã góp phần tạo ra nguồn lực văn hóa to lớn cho Thủ đô'

'Giải Bùi Xuân Phái đã góp phần tạo ra nguồn lực văn hóa to lớn cho Thủ đô'

Từ năm 2008 đến nay, Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội đã tôn vinh những nhân vật cống hiến suốt đời cho Hà Nội, gắn bó máu thịt với Hà Nội trong cả cuộc đời và sự nghiệp của mình bằng giải thưởng Lớn; đã kịp thời ghi nhận nhiều tác phẩm, ý tưởng, việc làm bảo vệ các giá trị của Hà Nội, làm đẹp cho Thủ đô.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.