Bảo tàng Louvre – người đẹp chờ 'đánh thức' trong mùa dịch Covid-19

Các nhà quản lý Louvre dự kiến thực hiện việc tân trang bảo tàng – dự án mà họ không thể xúc tiến được khi mỗi năm có gần 10 triệu du khách đổ về đây.
23/02/2021 11:11

(Thethaovanhoa.vn) - Bảo tàng nổi tiếng Louvre ở Paris (Pháp) đã buộc phải đóng cửa từ ngày 30/10/2020 để áp dụng các biện pháp ngăn chặn đại dịch Covid-19 của Chính phủ Pháp. Tuy thiệt hại về mặt kinh tế, các nhà quản lý Louvre lại xem đây là cơ hội “vàng” để thực hiện việc tân trang bảo tàng – dự án mà họ không thể xúc tiến được khi mỗi năm có gần 10 triệu du khách đổ về đây.

Dịch COVID-19: Pháp tạm đóng cửa Bảo tàng Louvre

Dịch COVID-19: Pháp tạm đóng cửa Bảo tàng Louvre

Sáng 1/3, những người yêu nghệ thuật đã phải đứng ngoài khi Bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris của Pháp đóng cửa do bảo tàng này tổ chức cuộc họp với các nhân viên về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Từ trên bức tường của bảo tàng, nàng Mona Lisa, kiệt tác 518 tuổi của danh họa Phục hưng Leonardo Da Vinci, đã được chứng kiến nhiều điều trong cuộc đời mình. Nhưng hiếm khi, Mona Lisa gặp cảnh bảo tàng phải đóng cửa 4 tháng và không có khách.

Trước đại dịch, các nhân viên trong bảo tàng phàn nàn rằng họ không thể giải quyết tình trạng quá tải tại đây, với 30.000 - 40.000 lượt khách/ngày.

Một “người đẹp ngủ trong rừng”

Không giống như lần đầu tiên phải đóng cửa do đại dịch, lần đóng cửa thứ 2 này vẫn có khoảng 250 nhân viên làm việc bình thường tại đây. Họ là những người quản lý, nhà phục chế và công nhân có nhiệm vụ làm sạch các tác phẩm điêu khắc, sắp xếp lại đồ tạo tác, kiểm tra hàng tồn kho và tiến hành trùng tu nhiều hạng mục, trong đó có cải việc cải tạo phòng Ai Cập và Grande Galerie, hành lang lớn nhất của bảo tàng.

Chú thích ảnh
Khung cảnh bên ngoài bảo tàng Louvre

Laurent le Guedart, một chuyên gia về di sản kiến trúc tại đây, nói: “Chúng tôi đang tận dụng thời gian này để đẩy nhanh hoạt động bảo trì và bắt đầu sửa chữa những tác phẩm - điều vốn rất khó xúc tiến khi bảo tàng đang hoạt động bình thường”.

Theo Laurent le Guedart, hiện các nhà phục chế đang đứng trên các giàn giáo để thăm dò các bức tường và chuẩn bị cho kế hoạch tu bổ. Như vậy, họ có thể “du hành” trở lại thế kỷ 18 qua từng lớp sơn.

Ở một góc trong bảo tàng, người ta có thể nghe thấy tiếng những người thợ mộc đang cạy ván sàn lên để lắp đặt dây cáp cho một hệ thống an ninh mới. Trước đây, những công việc này chỉ có thể được thực hiện vào thứ Ba, ngày đóng cửa duy nhất trong tuần của Louvre. Giờ đây tiếng búa gõ, máy khoan và bàn chải cọ rửa vang lên suốt cả tuần và ít khi bị gián đoạn.

Chú thích ảnh
Khách tham quan đến ngắm “nàng” Mona Lisa thời trước đại dịch

Tổng cộng, 10 dự án quy mô lớn bị đình chỉ từ tháng 3/2020 đang được tiến hành lại ở bảo tàng. Tiến độ các dự án diễn ra rất nhanh chóng, trong đó có việc phục chế các tác phẩm trong Khu La Mã và Etruscan cổ đại. Cuộc đại trùng tu nhà nguyện lăng mộ Ai Cập cổ đại của Akhethotep từ năm 2400 trước Công nguyên cũng đang được tiến hành.

“Khi bảo tàng mở cửa trở lại, mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo cho du khách - “Sleeping Beauty” (người đẹp ngủ trong rừng) này sẽ có thời gian để chỉnh trang sắc đẹp” - Elisabeth Antoine-Konig, Giám đốc bộ phận tạo tác tại đây, cho biết. “Du khách sẽ rất vui khi nhìn thấy lại những căn phòng ngập ánh sáng với sàn đã được đánh bóng và tủ trưng bày được tu sửa lại. Và những ai không thể có mặt trong thời điểm mở cửa bảo tàng tới đây vẫn có thể xem kho tàng nghệ thuật của Louvre trong các chuyến tham quan trực tuyến”.

Niềm tự hào của nước Pháp

Bảo tàng Louvre hiện có khoảng 38.000 hiện vật từ thời tiền sử đến thế kỷ 21 được trưng bày trên diện tích 72.735m2. Năm 2019, Louvre đón 9,6 triệu lượt khách, trở thành bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng du khách đã giảm 72% xuống còn 2,7 triệu du khách vào năm 2020, do đại dịch Covid-19.

Chú thích ảnh
Tượng “Thần Vệ nữ” được bổ sung vào bộ sưu tập của bảo tàng từ thời Louis XVIII

Bảo tàng nằm trong Cung điện Louvre, ban đầu được xây dựng thành lâu đài Louvre vào cuối thế kỷ 12 đến thế kỷ 13 dưới thời Philip II. Dấu tích của pháo đài có thể nhìn thấy trong tầng hầm của bảo tàng. Do sự mở rộng đô thị, pháo đài không còn giữ công năng phòng thủ, và vào năm 1546, Francis I đã chuyển nó thành nơi ở chính của các vị Vua Pháp.

Tòa nhà được mở rộng nhiều lần để tạo thành Cung điện Louvre hiện nay. Năm 1682, Louis XIV chọn Cung điện Versailles làm nơi ở của mình, chủ yếu để bảo tàng Louvre làm nơi trưng bày bộ sưu tập hoàng gia, bao gồm bộ sưu tập điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại từ năm 1692.

Năm 1692 và 1699, tòa nhà được sử dụng cho các hoạt động của Viện Hàn lâm Minh văn và Văn học (Académie des Inscription et Belles-Lettres) và Viện Hàn lâm Mỹ thuật & Điêu khắc Hoàng gia (Académie Royale de Peinture et de Sculpture). Trong cuộc Cách mạng Pháp, Quốc hội đã ra quyết định rằng Louvre nên được sử dụng như một viện bảo tàng để trưng bày các kiệt tác của quốc gia.

Chú thích ảnh
Mona Lisa hiếm khi chứng kiến Bảo tàng Louvre vắng khách tham quan

Bảo tàng mở cửa vào ngày 10/8/1793 với cuộc triển lãm 537 bức tranh, phần lớn các tác phẩm là của hoàng gia và tài sản nhà thờ bị tịch thu. Tiếp đó, bảo tàng đã bị đóng cửa vào năm 1796 cho đến năm 1801 - khi bộ sưu tập được tăng lên dưới thời Napoleon và bảo tàng được đổi tên thành Musée Napoleon. Nhưng sau khi Napoleon thoái vị, nhiều tác phẩm do quân đội của ông thu giữ đã được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu của chúng.

Bộ sưu tập đã được tăng thêm trong các triều đại của Louis XVIII và Charles X, và trong thời Đế chế Pháp thứ 2. Bộ sưu tập được chia cho 8 bộ phận giám tuyển: Cổ vật Ai Cập; Cổ vật Cận Đông; Cổ vật Hy Lạp, Etruscan và La Mã; Nghệ thuật Hồi giáo; Điêu khắc; Nghệ thuật trang trí; Tranh; Bản in và bản vẽ. Đặc biệt, tượng Thần Vệ nữ (Venus de Milo) đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Louvre dưới thời trị vì của Louis XVIII. Trong thời kỳ từ năm 1814 đến năm 1830, Louis XVIII và Charles X đã bổ sung thêm 135 tác phẩm với chi phí 720.000 franc và tạo ra bộ phận cổ vật Ai Cập do Champollion quản lý.

Chú thích ảnh
Bảo tàng Louvre thời đại dịch

Sau khi nền Cộng hòa thứ 2 của Pháp được thành lập vào năm 1848, Chính phủ mới đã phân bổ 2 triệu franc cho công việc sửa chữa và ra lệnh hoàn thành Galerie d'Apollon, Salon Carre và Grande. Năm 1861, Napoleon III đã mua 11.835 tác phẩm nghệ thuật bao gồm 641 bức tranh, vàng Hy Lạp và các cổ vật khác thuộc bộ sưu tập Campana.

Từ năm 1852 đến năm 1870, bảo tàng đã bổ sung 20.000 tác phẩm mới vào bộ sưu tập của mình, Khu Pavillon de Flore và Grande Galerie được tu sửa lại dưới sự chỉ đạo của các kiến ​​trúc sư Louis Visconti và Hector Lefuel.

Chú thích ảnh
Các nhân viên làm việc trong quá trình tu bổ bảo tàng Louvre

Năm 1983, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đề xuất kế hoạch cải tạo Bảo tàng. Kiến trúc sư I. M. Pei đã được trao thiết kế dự án và đề xuất xây dựng một kim tự tháp bằng kính đứng trên một lối vào mới tại đây. Kim tự tháp và tiền sảnh ngầm của nó được khánh thành vào ngày 15/10/1988 và hoàn thiện giai đoạn thứ 2 với một hình kim tự tháp ngược phía vào năm 1993. Tính đến năm 2002, số lượng người tham quan bảo tàng đã tăng gấp đôi kể từ khi có công trình này.

Việt Lâm (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.