Chiều tối 16/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã họp bàn để nối lại hoạt động tìm kiếm 12 công nhân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3, sau khi cơn bão số 13 đi qua.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/11, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, có nơi mưa rất to.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 15/11, bão số 13 đã làm 18 người bị thương khi chằng chống nhà (Quảng Trị có 7 người, Quảng Nam - 3, Quảng Bình - 8); 5 nhà tạm bị sập (Thừa Thiên - Huế có 3 nhà, Đà Nẵng - 2); 1.505 nhà bị tốc mái (Thừa Thiên - Huế có1.248 nhà, Quảng Trị - 252, Đà Nẵng - 4, Quảng Nam - 1); 13 tàu, thuyền bị chìm tại khu neo đậu (Thừa Thiên - Huế có 11 tàu, thuyền), Đà Nẵng - 1, Quảng Bình -1).
Chiều 15/11, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình cho biết, sau khi đổ bộ vào đất liền, cơn bão số 13 mặc dù suy giảm cấp nhưng vẫn gây mưa to kèm gió lớn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/11, bão số 13 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo thống kê đến chiều 15/11, tỉnh Quảng Trị có 6 người bị thương trong quá trình chằng chống nhà cửa tránh bão số 13, trong đó huyện Gio Linh có 3 người, Hải Lăng 2 người và Triệu Phong 1 người.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 13 giật cấp 12 ngay trên bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong chiều 15/11, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/11, do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; trên đất liền ven biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế khoảng 170 km, cách Quảng Trị khoảng 300 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 180 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 70 km tính từ tâm bão.
4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế khoảng 390 km về phía Đông, cách Quảng Trị khoảng 510 km về phía Đông Đông Nam.
Ngày 13/11, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai với các địa phương về ứng phó với bão số 13, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương, đơn vị khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) khi cơn bão được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ từ đêm 14/11 đến rạng sáng 15/11.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, 7 giờ ngày 12/11, bão VAMCO đã đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật 15, trở thành cơn bão số 13 của năm 2020.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất