A+ A A- Kiểu đọc sách

Phong tục tảo mộ cuối năm ngày Tết của người Việt Nam

06:39 11/02/2021
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Tảo mộ ngày Tết là truyền thống tốt đẹp của người Việt theo quan điểm “uống nước nhớ nguồn”. Vậy nên tảo mộ vào những ngày nào và cần chuẩn bị những gì?

Tảo mộ ngày Xuân mang nén tâm nhang mời tổ tiên về ăn Tết

Tảo mộ ngày Xuân mang nén tâm nhang mời tổ tiên về ăn Tết

Lễ Tảo mộ cuối năm hay còn gọi là Lễ Chạp thường được tổ chức vào cuối tháng Chạp hằng năm, trước khi các gia đình sửa soạn làm mâm cơm Tất niên vào 30 Tết.

Tảo mộ là gì?

Tảo mộ ngày Tết là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đây còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét.

Đặc biệt, những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc, để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện.

Đây cũng là dịp để những người còn sống thể hiện tấm lòng với người đã khuất.

Tảo mộ vào những ngày nào?

Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện nghi thức tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.

Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống.

Văn khấn tảo mộ, bài cúng tảo mộ, Tảo mộ, Lễ tảo mộ, bài khấn tảo mộ, khấn tảo mộ, Tảo mộ cuối năm, tảo mộ trước tết, Tảo mộ ngày Tết, Tảo mộ ngày nào, tảo mộ tết, Tao mo
Tảo mộ ngày Tết từ cuối tháng chạp đến những ngày đầu năm mới

Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.

Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4 Tết, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.

Thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật. Họ trở về với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó.

Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, dùng xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, nhổ hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ.

Khi tảo mộ, cần kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không, nếu có cần giải quyết ngay vì đây thuộc trường hợp mộ kết, khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch.

Theo tục lệ, người đi tảo mộ sắm lễ vật khác so với các lần tảo mộ khác đó là: Các gia đình chuẩn bị một bộ tam sinh (gồm 1 miếng thịt lợn, 3 - 5 con tôm, hoặc cua, trứng vịt 1 - 3 - 5 quả).

Văn khấn tảo mộ, bài cúng tảo mộ, Tảo mộ, Lễ tảo mộ, bài khấn tảo mộ, khấn tảo mộ, Tảo mộ cuối năm, tảo mộ trước tết, Tảo mộ ngày Tết, Tảo mộ ngày nào, tảo mộ tết, Tao mo
Gia chủ thường chuẩn bị mâm lễ (tránh sát sinh) trước khi tảo mộ

Bộ tam sinh là 3 loài vật đại diện cho thổ - thủy – thiên, có nghĩa sống trên cạn, dưới nước, trên trời. Bộ tam sinh còn có nghĩa là đức. Dâng ngoài mộ cùng với các vật phẩm nhang, đèn, giấy ngũ sắc, quần áo giấy, vàng mã, hoa quả tươi.

Ngày nay, nhiều nhà đã giản lược sắm sanh lễ vật, thường người ta chủ yếu mua hoa, tiền vàng, trái cây thắp hương ngoài mộ.

Đây là lễ vật kêu khấn Thổ địa, Thần tài cai quản phần mộ chân linh gia tiên của mình yên nghỉ chứ không phải dâng cúng gia tiên. Đây là vị thần mà dân gian ta thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia chủ.

Chuẩn bị mâm cỗ cho lễ tảo mộ

Gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý, nhưng theo quan niệm hiện nay, người ta thường chọn lễ chay để tránh sát sinh, tránh gây thêm tội nghiệp cho người đã khuất, mong họ có thể sớm siêu thoát. Nhưng dù là lễ chay hay mặn thì có một số lễ vật là không thể thiếu: Đèn, chè, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, hương và quả.

Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò.

Khi vào lễ, gia chủ thắp hương, thắp đèn và khấn vái theo bài cúng khi đi tảo mộ.

Văn khấn tảo mộ, bài cúng tảo mộ, Tảo mộ, Lễ tảo mộ, bài khấn tảo mộ, khấn tảo mộ, Tảo mộ cuối năm, tảo mộ trước tết, Tảo mộ ngày Tết, Tảo mộ ngày nào, tảo mộ tết, Tao mo
Chú thích ảnh

Trong lúc đợi hương tàn, con cháu có thể bắt tay vào dọn dẹp, tu sửa cho mộ phần. Khi hương cháy đến hơn 2/3 tức là lễ tạ, gia chủ tiến hành hóa vàng và có thể xin lộc về để làm lễ cúng gia thần, gia tiên ở nhà.

Còn tại nhà, trước khi vào lễ, gia chủ nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bàn thờ gia tiên. Gia đình có thể tự chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên. Tùy theo hoàn cảnh gia đình của mỗi người mà mâm cơm có thể khác nhau, quan trọng là mọi người chuẩn bị với một tâm thành kính.

Mâm cơm có thể là đĩa xôi, con gà, hoa quả, trầu cau, vàng mã, và một số món khác tùy theo gia đình. Trong khi lễ, gia chủ cần phải trang nghiêm, bày tỏ sự hiếu kính với gia tiên.

Thảo Nhi

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...