A+ A A- Kiểu đọc sách

Giá vàng hôm nay 26/8: Tiếp tục giảm sâu

19:30 26/08/2020
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay 26/8 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường trong nước và quốc tế.

Giá vàng tăng vọt vượt mốc 57 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng tăng vọt vượt mốc 57 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng SJC ở mức 56,45 – 57,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 450.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán hiện là 950.000 đồng/lượng.

Giá vàng châu Á đi xuống khi đồng USD mạnh lên trong phiên chiều 26/8

Giá vàng châu Á đi xuống trong phiên chiều 26/8, khi đồng USD mạnh lên và giới đầu tư chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell để tìm kiếm chỉ dấu về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương này.

Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.918,77 USD/ounce vào lúc 14 giờ 51 phút theo giờ Việt Nam. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ ngược lại nhích thêm 0,1% lên 1.925,30 USD/ounce.

Tại thị trường Việt Nam, vào lúc 15 giờ 45 phút chiều 26/8, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 54,90 - 55,95 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Chiến lược gia Margaret Yang của trang giao dịch DailyFx cho biết việc vàng rơi xuống ngưỡng hỗ trợ quan trọng là 1.910 USD/ounce một phần do đồng USD phục hồi trong cùng ngày, khi các nhà giao dịch chờ đợi bài phát biểu của ông Powell tại Jackson Hole vào thứ Năm (27/8 theo giờ địa phương). Thị trường kỳ vọng rằng bài phát biểu sẽ có thêm thông tin rõ ràng hơn về quan điểm của ngân hàng trung ương Mỹ xung quanh tình hình lạm phát và chính sách tiền tệ.

Chỉ số đồng USD – “thước đo” sức khỏe của đồng bạc xanh này so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác - đã tăng 0,2% và khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.

Bên cạnh đó, dòng vốn “trú ẩn an toàn” đổ vào vàng cũng bị hạn chế sau khi các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc tái khẳng định cam kết của họ đối với Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.

Nhà phân tích Daniel Hynes của công ty dịch vụ tài chính ANZ cho biết thông tin căng thẳng thương mại Mỹ-Trung dịu đi đôi chút đã làm giảm ham muốn “trú ẩn an toàn” của các nhà đầu tư. Dù vậy, giới phân tích cho biết quỹ đạo tổng thể của vàng vẫn khá tích cực khi kim loại này đã tăng giá tới 27% tính từ đầu năm đến nay.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Ông Hynes nói thêm vẫn còn nhiều lo ngại về nền kinh tế thế giới. Các dấu hiệu hiện vẫn chỉ về hướng lãi suất sẽ tiếp tục ở mức thấp và các biện pháp kích thích sẽ được duy trì. Những yếu tố này sẽ giúp thúc đẩy vàng lên giá.

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm 0,3% xuống 26,33 USD/ounce, trong khi giá bạch kim lùi 0,4% xuống 922.99 USD/ounce.

Doanh số mua vàng tại TP HCM tăng tới 51% 

Kể từ đầu tháng 7/2020, giá vàng trong nước có sự biến động mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, doanh số mua bán vàng miếng trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh gia tăng đáng kể, nhất là ở chiều mua vào.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, doanh số mua vào trong tháng 7/2020 đạt 132.458 lượng vàng, tương đương giá trị 6.899 tỷ đồng, tăng tới 51% so với tháng trước đó. Doanh số bán ra cũng tăng cao, nhưng ở mức thấp hơn với tỷ lệ tăng 10%, ở mức 80.019 lượng vàng, tương đương giá trị 3.893 tỷ đồng.

Trong tháng 7, trên địa bàn thành phố không phát sinh cấp mới chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; đồng thời cũng không phát sinh cấp mới giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho doanh nghiệp.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, giá vàng thế giới có sự biến động mạnh do dịch COVID-19 tái phát tại nhiều quốc gia nên tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu; GDP của Mỹ trong quý II/2020 sụt giảm gần 33%; GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 12,1%.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Ngoài ra, thông tin về vụ nổ ở thủ đô Beirut của Liban đầu tháng 8/2020; các gói kích thích kinh tế được các quốc gia triển khai làm tăng lo ngại về lạm phát; căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc… khiến giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Cụ thể, đà tăng của giá vàng được duy trì từ đầu năm đến nay, khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu và liên tục lập đỉnh từ tháng 7/2020. Đến ngày 5/8/2020, giá vàng thế giới đạt mốc lịch sử 2.000 USD/ounce. Ngày 18/8, giá vàng bán ra tăng gần 473 USD/ounce so với cuối năm 2019.

Ở trong nước, giá vàng cũng biến động theo xu hướng tăng mạnh, chủ yếu do chịu tác động từ đà tăng của giá vàng thế giới và dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo đó, ngày 6/8, giá vàng SJC trong nước đạt mốc 60 triệu đồng/lượng, có thời điểm giao dịch trên mức 62 triệu đồng/lượng. Đến ngày 18/8, giá vàng trong nước bán ra tăng 15,7 triệu đồng/lượng so với mức giá cuối năm 2019.

Về mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước, tính tới thời điểm giữa tháng 8/2020, giá vàng thế giới quy đổi (theo tỷ giá trên thị trường tự do) thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 2,6 triệu đồng/lượng (so với giá vàng niêm yết tại SJC), thu hẹp hơn so với cuối tháng trước là 3,7 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, mức chênh lệch này vẫn cao hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2019 gần 138.000 đồng/lượng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, giá vàng trong nước diễn biến tăng phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế. Mặc dù giá vàng trong nước và thế giới có nhiều biến động, song thị trường vàng trong nước vẫn được đảm bảo, không xuất hiện tình trạng đầu cơ.

Tính đến cuối giờ chiều 26/8, giá vàng thế giới dao động ở mức 1.917,2 - 1.917,7 USD/ounce (mua vào – bán ra). Giá vàng SJC theo đó cũng lùi về mốc 54,95 - 56 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa mua vào và bán ra chỉ còn hơn 1 triệu đồng/lượng, giảm mạnh so với thời điểm giữa tháng 8/2020.

Giá vàng SJC tại các hệ thống lúc 12h30 ngày 26/8/2020

Tính tới thời điểm khảo sát, giá vàng SJC biến động khó đoán tại các hệ thống kinh doanh trên toàn quốc ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

So với phiên giao dịch sáng hôm thứ Ba (25/8), vàng SJC được cửa hàng Vàng bạc đá quí Sài Gòn điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng ở hướng mua vào và bán ra giảm 150.000 đồng/lượng tại hệ thống Doji.

Giá trần mua - bán đạt ngưỡng lần lượt là 55,50 triệu đồng/lượng (Mi Hồng) và 56,12 triệu đồng/lượng (vàng bạc đá quí Sài Gòn - SJC).

Ngân hàng Eximbank thay đổi giá mua SJC tăng 150.000 đồng/lượng hướng mua vào vàng tăng 50.000 đồng/lượng hướng bán ra.

Giá vàng 24K hôm nay tại các hệ thống lúc 12h30 ngày 26/8/2020

Doanh nghiệp Phú Quí điều chỉnh giá vàng 24k ở hướng mua vào tăng 200.000 đồng/lượng so với mức giảm 320.000 đồng/lượng tại Doji, giảm 200.000 đồng/lượng ở hướng bán ra.

Giá trần mua vào - bán ra đạt ngưỡng lần lượt là 53,00 triệu đồng/lượng (Phú Quý) và 54,30 triệu đồng/lượng (Tập đoàn Phú Quí).

Giá vàng 18K hôm nay tại các hệ thống lúc 12h30 ngày 26/8/2020

Giá vàng 18k ở hai chiều mua vào - bán ra tăng giảm trái chiều không quá 190.000 đồng/lượng ở các hệ thống trên toàn quốc.

Theo đó, vàng nhẫn 18k đạt ngưỡng giá trần mua - bán lần lượt là 39,31 triệu đồng/lượng và 41,31 triệu đồng/lượng.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống vào chiều ngày 26/8

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 26/8, khi giới đầu tư tiếp tục quan ngại về những tác động kinh tế từ đại dịch COVID-19. Sự gia tăng số ca mắc COVID-19 tại một số quốc gia đã làm lu mờ những dấu hiệu cho thấy dịch bệnh này đã dịu xuống và những kỳ vọng về việc phát triển vắc-xin ngừa COVID-19.

Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 5,91 điểm (0,03%), xuống 23.290,86 điểm. Sau vài phiên tăng điểm gần đây, các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo cổ phiếu chốt lời, dẫn tới đà giảm trong phiên này, dẫn đầu là các lĩnh vực may mặc, bất động sản và thực phẩm.

Còn tại Việt Nam, kết thúc ngày giao dịch 26/8, chỉ số VN-Index hạ 0,65 điểm (0,07%), xuống 873,47 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng 0,52 điểm (0,42%) lên 123,89 điểm.

Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 cũng hạ 51,50 điểm (0,84%), xuống 6.109,90 điểm, với nhóm cổ phiếu tài chính dẫn đầu đà giảm, theo sau là nhóm cổ phiếu truyền thông và tài nguyên.

Sắc đỏ cũng thống lĩnh các thị trường chứng khoán Mumbai của Ấn Độ, Manila của Philippines, Jakarta của Indonesia và Singapore.

Tuy nhiên, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc, chỉ số KOSPI lại tăng 2,59 điểm (0,11%), lên 2.369,32 điểm. Các thị trường Đài Bắc của Đài Loan (Trung Quốc), Wellington của New Zealand và Bangkok cũng Thái Lan cũng đồng loạt lên điểm.

Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong biến động ngược chiều. Chỉ số Hang Seng tăng nhẹ 5,57 điểm, lên 25.491,79 điểm, nhờ tín hiệu tích cực mới đây trong quan hệ Mỹ-Trung. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 25/8 cho biết, Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí tiếp tục thúc đẩy Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 mà hai bên đạt được hồi đầu năm nay sau cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính nước này Steven Mnuchin. Hai bên đã tiến hành một cuộc đối thoại mang tính xây dựng tập trung vào các vấn đề như tăng cường hợp tác về chính sách kinh tế vĩ mô và việc thực thi Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1; nhất trí tạo điều kiện và không khí thuận lợi để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện thỏa thuận thương mại này.

Tuy nhiên, lo ngại về số ca mắc COVID-19 gia tăng và tâm lý thận trọng chờ đơi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell vào cuối tuần này đã kiềm chế đà tăng của chứng khoán Trung Quốc. Chốt phiên, chỉ số Shanghai Composite giảm 43,84 điểm (1,3%), xuống 3.329,74 điểm.

Giá vàng trong nước biến động nhẹ giao dịch quanh mốc 56 triệu đồng/lượng

Lúc 11 giờ 45 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,05 triệu đồng/lượng mua vào -56,12 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với cuối ngày hôm qua.

Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 55,25 triệu đồng/lượng mua vào - 56 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 50 nghìn đồng ở chiều mua vào và giữ nguyên giá bán ra so với cuôia ngày hôm qua.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 30 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giữ nguyên giá bán ra so với chốt phiên hôm qua, niêm yết ở mức 55,28 triệu đồng/lượng mua vào -55,98 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng thế giới đi xuống trong phiên giao dịch đêm 25/8, giữa bối cảnh tâm lý lạc quan ngày càng tăng về mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng, trong khi giới đầu tư đang ngóng chờ bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED Jerome Powell trong tuần này.

Khép phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.920,91 USD/ounce, còn giá vàng Mỹ giao kỳ hạn để mất 0,8% xuống 1.923,1 USD/ounce.

Giám đốc mảng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, ông David Meger, cho rằng thị trường hiện rất lạc quan về mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung và phương pháp điều trị COVID-19, do đó nhu cầu đối với tài sản an toàn như vàng đã giảm bớt.

Các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc ngày 25/3 tái khẳng định cam kết đối với thỏa thuận thương mại Giai đoạn I, bên cạnh thông tin lạc quan về tiến bộ trong phát triển phương pháp điều trị COVID-19.

Cập nhật giá vàng trong nước sáng 26/8 giảm nhẹ

Giá vàng trong nước sáng nay 26/8 giảm nhẹ theo giá vàng thế giới. Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55 - 56,07 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên hôm qua, mức giá này giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra.

Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC vẫn được giữ nguyên so với giá đóng cửa hôm qua, niêm yết ở mức 55, 2 - 56 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng thế giới đi xuống trong phiên giao dịch đêm 25/8, giữa bối cảnh tâm lý lạc quan ngày càng tăng về mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng, trong khi giới đầu tư đang ngóng chờ bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed Jerome Powell trong tuần này.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Khép phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.920,91 USD/ounce, còn giá vàng Mỹ giao kỳ hạn để mất 0,8% xuống 1.923,1 USD/ounce.

Giám đốc mảng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, ông David Meger, cho rằng thị trường hiện rất lạc quan về mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung và phương pháp điều trị COVID-19, do đó nhu cầu đối với tài sản an toàn như vàng đã giảm bớt. 

Các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc ngày 25/3 tái khẳng định cam kết đối với thỏa thuận thương mại Giai đoạn I, bên cạnh thông tin lạc quan về tiến bộ trong phát triển phương pháp điều trị COVID-19.

Tỷ giá trung tâm tăng 2 đồng

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 26/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.213 VND/USD, tăng 2 đồng so với hôm qua.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.909 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.517 VND/USD.

Tại các ngân hàng thương mại sáng nay, giá USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Lúc 8 giờ 20 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.060 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.

Tại BIDV, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 23.085 - 23.265 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua.

Giá đồng NDT tại BIDV được niêm yết ở mức 3.306 - 3.400 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 3 đồng ở chiều mua vào và 2 đồng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm sáng qua.

Tại Techcombank, giá USD được niêm yết ở mức 23.068 - 23.268 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.

Giá đồng NDT tại ngân hàng này cũng được niêm yết ở mức 3.292 - 3.423 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 1 đồng ở chiều mua vào và giữ nguyên giá bán ra so với cùng thời điểm sáng qua.

Chỉ số chứng khoán S&P 500 và Nasdaq tiếp tục ghi nhận mức kỷ lục mới

Trong phiên giao dịch ngày 25/8, thị trường Phố Wall tiếp tục tăng điểm, với chỉ số công nghệ Nasdaq và S&P 500 ghi nhận các mức cao kỷ lục trong ba phiên liên tiếp, còn chỉ số công nghiệp Dow Jones mất điểm trong một phiên giao dịch đầy biến động.

Kết thúc phiên này, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,8% lên mức kỷ lục mới 11.466,47 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq đã có gần 40 phiên tăng lên các mức kỷ lục trong năm nay. Còn chỉ số S&P 500 cũng tiến 0,4%, chốt phiên ở mức 3.443,62 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,2%, xuống 28.248,44 điểm.

Mặc dù kinh tế Mỹ giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19 và sự bế tắc về gói kích thích kinh tế mới giữa Nhà Trắng với Quốc hội Mỹ, các chỉ số chính vẫn tăng điểm trong những tuần gần đây nhờ hy vọng về phương pháp điều trị COVID-19 và những dấu hiệu cho thấy nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã phục hồi.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, giá vàng 26/8, bảng giá vàng, Gia vang, gia vang 9999, gia vang 26/8, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, giá vàng mới nhất

Số liệu mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, doanh số bán nhà mới ở nước này trong tháng 7/2020 tăng 13,9% so với tháng trước đó và tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ còn nhận được "lực đẩy" từ tuyên bố chung giữa Mỹ và Trung Quốc về việc hai bên sẽ tiếp tục thực thi thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.

Tuy nhiên, tình trạng bế tắc ở Washington về gói kích thích mới đã tác động xấu tới tâm lý người tiêu dùng Mỹ. Theo tổ chức The Conference Board, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ 91,7 (điểm) trong tháng Bảy xuống còn 84,8 (điểm) trong tháng Tám, do lo ngại về tình hình hiện nay cũng như triển vọng ngắn hạn ngày càng xấu đi.

Còn tại Việt Nam, kết thúc ngày giao dịch 25/8, chỉ số VN-Index tăng 5,44 điểm (0,63%) lên 874,12 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,21 điểm (0,17%) lên 123,37 điểm.

Giá dầu Brent tăng trên thị trường châu Á phiên chiều 26/8

Giá dầu Brent đã tăng trong phiên chiều 26/8 trên thị trường châu Á, khi các nhà sản xuất Mỹ đóng cửa hầu hết các khu khai thác ngoài khơi ở Vịnh Mexico nhằm tránh cơn bão Laura.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn đã tăng 10 xu Mỹ (tương đương 0,2%) lên 45,96 USD/thùng vào lúc 13 giờ 42 phút (theo giờ Việt Nam). Ngược lại, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 5 xu Mỹ (0,1%) xuống 43,30 USD/thùng. Cả hai loại dầu  này trước đó đều đạt mức cao nhất của năm tháng trong phiên 25/8.

Ngành công nghiệp năng lượng Mỹ đang chuẩn bị đối phó trận bão lớn Laura. Các nhà sản xuất đã tạm ngừng hoạt động của 310 cơ sở khai thác dầu ngoài khơi và cắt giảm sản lượng khoảng 1,56 triệu thùng/ngày. Con số trên tương đương 84% sản lượng khai thác ngoài khơi của Vịnh Mexico và rất gần mức 90% đã từng ghi nhận 15 năm trước do cơn bão Katrina gây ra.

Ông Stephen Innes, chiến lược gia thị trường toàn cầu của công ty tư vấn đầu tư AxiCorp, cho biết nhà đầu tư đang đặt cược vào khả năng xảy ra tình trạng khan hiếm xăng trong thời gian sắp tới.

Tương tự, nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của công ty môi giới đầu tư OANDA, cho biết tác động của cơn bão Laura sẽ khiến dầu tăng giá trong ngắn hạn. Nhưng đà tăng có thể sẽ không kéo dài nếu cơn bão gây thiệt hại lớn đối với bờ biển Texas và Louisiana, qua đó làm tê liệt nhu cầu trong một thời gian dài.

Ngoài lo ngại về nguồn cung dầu tại Mỹ, những lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc cũng giúp nâng đỡ giá “vàng đen” trong phiên này.

Các quan chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết của họ đối với thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1. Trước đó, giới quan sát đã lo lắng vì Trung Quốc đã không thể đáp ứng các yêu cầu về mua hàng hóa từ Mỹ. Nhưng với diễn biến mới nêu trên, dòng chảy thương mại giữa hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này có thể sẽ cải thiện hơn.

Song mức tăng của giá dầu đã bị giới hạn trong bối cảnh thị trường vẫn lo ngại về đại dịch COVID-19 – yếu tố vốn đã làm giảm nhu cầu nhiên liệu toàn cầu. Một số quốc gia châu Âu và châu Á đã thông báo ghi nhận xuất hiện các bệnh nhân tái nhiễm COVID-19, làm dấy lên lo ngại về khả năng miễn dịch của dân số thế giới trước bệnh dịch này trong tương lai.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng chịu áp lực giảm từ khả năng nhu cầu xuống thấp, sau khi các số liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn sáu năm vì những lo ngại về việc mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch.

Nhóm P.V

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...