loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay 14/10 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giá vàng hôm nay 17/10 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giá vàng trong nước lùi về mốc 56 triệu đồng/lượng
Sáng 14/10, giá vàng trong nước tiếp đà giảm theo giá vàng thế giới, lùi về mốc 56 triệu đồng/lượng.
Lúc 8 giờ 40 phút, tại thị trường Hà Nội, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,6 - 56,12 triệu đồng/lượng, giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá vàng SJC cũng được điều chỉnh giảm 400 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cùng thời điểm ngày hôm qua, niêm yết ở mức 55,6 - 56 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới giảm 1,9% trong phiên giao dịch ngày 13/10 và để mất ngưỡng 1.900 USD/ounce, giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên và hy vọng về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ xa dần.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 1,7%, xuống 1.890,1 USD/ounce. Giá vàng Mỹ kỳ hạn cũng hạ 1,8%, xuống 1.894,60 USD/ounce.
David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại quý tại High Ridge Futures, cho biết sự bế tắc trong đàm phán gói kích thích tiếp theo tại Mỹ tiếp tục gây áp lực lên các tài sản như vàng, vốn đang dựa vào sự suy yếu của đồng USD.
Trong khi đó, IMF và các cơ quan khác như Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lưu ý rằng sự phục hồi kinh tế đang diễn ra nhanh hơn một chút so với dự đoán ban đầu. Điều đó sẽ khiến giới quan sát cho rằng kinh tế thế giới có thể cần ít gói kích thích hơn.
Đồng USD tăng 0,5% so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ, khiến vàng đắt hơn, sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết gói kích thích mới nhất liên quan tới dịch COVID-19 của Tổng thống Donald Trump đã không đáp ứng được những gì mà nước Mỹ đang cần.
Tỷ giá trung tâm tăng 2 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 14/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.197 VND/USD, tăng 2 đồng so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.893 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.471 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay, giá USD giữ ổn định, đồng Nhân dân tệ (NDT) tiếp tục biến động mạnh.
Lúc 8 giờ 15 phút, giá USD tại Vietcombank giữ nguyên niêm yết so với cùng thời điểm ngày hôm qua, ở mức 23.070 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.401 - 3.508 (mua vào - bán ra), giảm 16 đồng ở chiều mua vào và tăng 85 đồng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
Tại BIDV, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 23.100 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
Giá đồng NDT tại BIDV được niêm yết ở mức 3.392 - 3.488 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 2 đồng ở chiều mua vào và giảm 16 đồng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau chuỗi tăng liên tục
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/10 cho biết kinh tế phục hồi chậm sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể đẩy lùi thời điểm nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi hoàn toàn đến năm 2025.
Trong báo cáo thường niên Triển vọng Năng lượng Thế giới, IEA đưa ra kịch bản chính là kinh tế toàn cầu có thể phục hồi vào năm 2021 khi thế giới có vaccine hay các phương pháp điều trị COVID-19, theo đó nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi vào năm 2023. Tuy nhiên, theo kịch bản "phục hồi trì trệ", kinh tế toàn cầu có thể phục hồi vào năm 2023 và nhu cầu năng lượng thế giới phục hồi vào năm 2025.
Trước đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng nhận định nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ giảm sâu hơn trong năm nay so với dự báo trước đó do tác động của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, thị trường "vàng đen" toàn cầu có thể phục hồi chậm hơn vào năm tới, khiến nỗ lực bình ổn giá của OPEC cùng liên minh sản xuất dầu trở nên khó khăn hơn.
Trong báo cáo hằng tháng vừa công bố, OPEC cho rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm 9,46 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhiều hơn so với mức giảm 9,06 triệu thùng/ngày đưa ra trong báo cáo tháng 8/2020.
Giá dầu thế giới ngày 13/10 phục hồi nhờ số liệu khả quan về kinh tế Trung Quốc, song đà tăng bị kiềm chế do dự báo nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi chậm.
Chốt phiên ngày 13/10, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 73 cent (1,8%) lên 42,45 USD/thùng; giá dầu ngọt nhẹ New York kỳ hạn tăng 77 cent (2%) lên 40,20 USD/thùng. Trong phiên trước, cả hai mặt hàng này đều giảm giá gần 3%.
Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới - đã nhập khẩu 11,8 triệu thùng/ngày, tăng 5,5% so với tháng 8 và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái, dù vẫn dưới mức cao kỷ lục 12,94 triệu thùng/ngày ghi nhận trong tháng 6.
Cùng ngày, các chỉ số chứng khoán Mỹ quay đầu giảm khi một số hãng dược phẩm của Mỹ thông báo tạm ngừng chương trình thử nghiệm vaccine và phương pháp điều trị COVID-19.
Chỉ số Dow Jones giảm 157,71 điểm, hay 0,55%, xuống 2.8679,81 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 22,29 điểm, hay 0,63%, xuống 3.511.93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 12,36 điểm, hay 0,1%, xuống 11.863,9 điểm. Cả ba chỉ số này đều chấm dứt chuỗi 4 phiên lên điểm.
Các nhà đầu tư trên phố Wall nhìn thấy những dấu hiệu ngành dược phẩm Mỹ đang đối mặt với những thách thức trong quá trình điều chế vaccine ngừa COVID-19, trong đó tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson và Eli Lilly thông báo dừng thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn cuối do lo ngại về an toàn. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang đánh giá kết quả kinh doanh của một số ngân hàng lớn của Mỹ. JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất của Mỹ, công bố báo cáo ngày 13/10 cho thấy lợi nhuận ròng quý III/2020 đạt 9,4 tỷ USD, so với mức 9 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm nhẹ từ 30 tỷ USD xuống 29,9 tỷ USD.
Nhóm P.V
loading...